Ngành chế biến gỗ - Cần các chính sách hỗ trợ cụ thể để bứt phá

Cơ hội tăng trưởng cho ngành gỗ trong thời gian tới sẽ là rất lớn nếu các thách thức về nguyên liệu và chi phí logistics được các cơ quan chức năng tháo gỡ.  

nganh che bien go can cac chinh sach ho tro cu the de but pha

Nhiều cơ hội gia tăng giá trị cho DN chế biến gỗ

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh -thông tin, năng lực sản xuất toàn ngành chế biến gỗ của Việt Nam tuy có gia tăng liên tục nhưng so với tiêu dùng đồ nội thất toàn cầu năm 2017 là 428 tỷ USD, tổng sản xuất của Việt Nam chỉ ở mức 2,06%. Và so sánh tổng thương mại đồ gỗ năm 2017 của 100 quốc gia xuất khẩu là 141 tỷ USD, Việt Nam chiếm khoảng 6%. Từ 2 con số so sánh này cho thấy xuất phát điểm của chúng ta còn rất thấp trong khi cơ hội thị trường phía trước còn rất nhiều. Nếu có chính sách đột phá, ngành gỗ sẽ bứt phá hơn.

Cũng theo ông Hạnh, ngoài xuất khẩu, thị trường Việt Nam với dân số trên 90 triệu người, theo ước lượng, mức sản xuất cho tiêu dùng nội địa năm 2017 là 1,65 tỷ USD, tăng trưởng bình quân trong 7 năm qua khoảng 8%. Nếu tính thêm chi phí lưu thông phân phối đến bán lẻ thì con số này sẽ tăng lên gấp đôi, trong đó các công trình mới xây dựng đang trên đà tăng trưởng sẽ thu hút khoảng 40%. Từ các cơ hội do thị trường bất động sản trong nước mang lại và tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong 7 năm qua, dự báo giá trị sản xuất cho thị trường nội địa sẽ đạt ở mức tối thiểu từ 2018 đến 2020, lần lượt sẽ là 1,78 – 1,92 và 2,08 tỷ USD/năm. Nhằm củng cố thành trì bảo vệ thị trường nội địa, các DN đang bắt đầu chú ý khai thác thị trường này.

Thách thức từ các thị trường nhập khẩu

Dù có tín hiệu tích cực của thị trường song theo đánh giá của Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây, xu hướng thị trường đòi hỏi nguồn gốc gỗ hợp pháp cũng là cơ hội để Việt Nam phát triển rừng trồng, tạo nguồn cung nguyên liệu chủ động, xây dựng kinh tế nông thôn, xây dựng mô hình liên kết sản xuất và chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ bền vững.

Để tăng giá trị xuất khẩu và giữ vững thị trường, các doanh nghiệp chế biến gỗ đã và đang đầu tư mạnh cho việc trồng rừng. Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam có đến 732 doanh nghiệp có chứng nhận chuỗi hành trình (CoC/FSC), đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Trong đó 49 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ quản trị rừng bền vững với tổng diện tích 226.500 ha.

Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, nhu cầu nguyên liệu của ngành chế biến gỗ đã kích thích trồng rừng để đáp ứng nguồn gỗ hợp pháp cho sản xuất. Từ chương trình trồng rừng, tỷ lệ che phủ rừng từ 39,7% năm 2011 đã tăng lên 41,45% năm 2017. Tỷ lệ sử dụng gỗ trồng trong nước, tính theo khối lượng, từ 36% năm 2005 tăng lên 52% năm 2017 và kỳ vọng 55% vào năm 2020. Tỷ lệ nhập khẩu gỗ nguyên liệu vì thế đã giảm đi tương ứng.

Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng gỗ trồng rừng hợp pháp, ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch HĐQT công ty Scansia Pacific -cho biết, Scansia Pacific là một trong các doanh nghiệp cung cấp cho IKEA, một công ty Thụy Điển là nhà phân phối nội thất hàng đầu thế giới. Từ năm 2016, IKEA yêu cầu toàn bộ các sản phẩm gỗ phải được làm từ nguồn gỗ có chứng chỉ quản trị bền vững và bảo vệ sinh thái FSC. Vào thời điểm đó Việt Nam có rất ít rừng có chứng chỉ FSC nên công ty đã chọn tỉnh Thừa Thiên Huế để xây dựng mô hình liên kết giữa các hộ dân có rừng trồng nhỏ lẻ, thành diện tích đủ lớn để chứng nhận FSC. Và kết quả đáng khích lệ là từ năm 2016 đến nay đã có 3.000 ha rừng keo của 609 hộ dân đã dược cấp chứng chỉ FSC.

“Sau gần 4 năm kiên trì con đường liên kết với lâm dân, cho đến thời điểm này, tôi tự tin khẳng định, chỉ có con đường liên kết tiến đến phát triển rừng trồng hợp pháp và đúng quy chuẩn FSC là con đường phát triển bền vững đúng đắn nhất của ngành. Liên kết bền vững ấy mang lại lợi ích cho người dân, mang đến cho họ cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, mang lại nguồn nguyên liệu chủ động và hiệu quả cho doanh nghiệp”, ông Thắng khẳng định.

Cần các chính sách hỗ trợ cụ thể để ngành gỗ bứt phá

Mặc dù việc liên kết đã có những kết quả khả quan nhất định nhưng nhiều doanh nghiệp gỗ cho rằng ngành này vẫn chưa nhận được nhiều ưu đãi như các ngành nghề chế biến nông, thủy sản. Bà Đỗ Thị Bạch Tuyết, Tổng giám đốc Công ty cổ phần WOODLAND -cho hay, chế biến lâm sản phải chịu nhiều loại thuế phí bất hợp lý như phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng... Chỉ tính riêng với quy định đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu thì container 20feet là 250.000 đồng/cont và container 40feet là 500.000 đồng/cont. Với mức thu trên thì năm 2017, Woodsland trung bình xuất/ nhập 60cont/ tháng loại 40feet, ước tính chi phí phát sinh gần 400 triệu đồng.

Cũng theo bà Tuyết, đông đảo DN sản xuất khác trong ngành này gặp đang phải khó khăn rất lớn trong việc thu mua nguyên liệu mà nguyên nhân chính là do thương lái trên thị trường thu mua mạnh mẽ để xuất đi nước ngoài dưới dạng nguyên liệu thô. Dẫn đến tình trạng thiếu hụt gỗ nguyên liệu trong khu vực một cách rõ rệt, làm gia tăng áp lực cạnh tranh gỗ nguyên liệu đầu vào tại các nước có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển.

Để tháo gỡ khó khăn, các doanh nghiệp gỗ kiến nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm Nghiệp cần có các chính sách phù hợp để giảm tải các chi phí bất hợp lý còn tồn đọng trong các khâu thuộc chuỗi cung ứng. Giảm thiểu xuất siêu nguyên liệu gỗ thô, bảo đảm nguồn nguyên liệu trong nước thông qua các chính sách thuế và kiểm soát việc thực hiện. Xây dựng nhiều vùng nguyên liệu gỗ lớn, đạt chất lượng phục vụ chế biến gỗ, có chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Đồng thời kiến nghị Chính phủ về việc áp dụng các ưu đãi về mức thuế TNDN đối với ngành lâm nghiệp tương tự như với ngành nông nghiệp và thủy sản.

Minh Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng số tại Trung Quốc sẽ giúp các nhà cung ứng Việt có thể bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng tại thị trường này.
Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Ukraine đứng đầu về thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam, chiếm 27,4% trong tổng lượng và chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Thời gian vừa qua, hàng Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu thông qua nhiều hệ thống phân phối như Saigon Coop, AEON, Central Retail… và mang lại hiệu quả tốt.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Lũy kế trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 11.152 tấn hoa hồi với kim ngạch ước đạt 52,6 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến thời điểm giữa tháng 11/2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1674 tỷ USD. Toàn ngành xuất siêu 1,0218 tỷ USD.
Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Không chỉ nhiều ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm, thời điểm này, có những doanh nghiệp nhận được khoảng 60% đơn hàng của năm sau.
Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sau những thành công từ lô vaccine AVAC ASF LIVE nhập khẩu hồi tháng 8/2024, dự kiến, tháng 12 này, Philippines sẽ tiếp tục nhập khẩu 1 lô hàng nữa từ AVAC.
Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

cuối năm 2025 cửa khẩu A Pa Chải (Điện Biên – Việt Nam) và Long Phú (Vân Nam – Trung Quốc) sẽ đi vào hoạt động
Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Xuất nhập khẩu đã đi qua gần hết năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu mới của năm 2025.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Hoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm.
Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

10 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, đặc biệt FED mới đây giảm lãi suất kỳ vọng mang lại tác động tích cực hơn cho ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về việc triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Theo thông từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng/2024 đạt 647,91 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,61 tỷ USD...
Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang thị trường Hàn Quốc đạt 164.334 tấn, với gần 66,85 triệu USD, tăng 174,5% về lượng và tăng 192,7% về kim ngạch so cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2,09 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo sang thị trường Trung Quốc nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

4 yếu tố để phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Hạ tầng logistics, khung pháp lý, chính sách ưu đãi; tiêu chuẩn môi trường và chuyển đổi số.
Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD. Hiện, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đang dồn lực trong chặng đường về đích.
Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 594,8 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Với kim ngạch 335,59 tỷ USD, xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á.
Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mong muốn được các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ thông tin để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động