Ngành bông sợi Việt Nam: Gian nan tìm lại vị thế

Ngành bông sợi Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Vấn đề này đã gây ra hàng loạt bất lợi về giá mua, chi phí vận chuyển, thời gian giao nhận, đàm phán với người bán, tỷ giá ngoại tệ... ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp kéo sợi.

CôngThương - Mới đáp ứng 1% nhu cầu

Theo thống kê của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (Vcosa), đầu những năm 2000 được coi là thời hoàng kim của cây bông, diện tích trồng cây bông vải trên cả nước lên đến hơn 32.000 ha, có thời điểm lên tới gần 36.000 ha thì đến năm 2006 - 2007 diện tích giảm còn 17.300 ha và năm 2008, cây bông vải đã sụt giảm nghiêm trọng chỉ còn chưa đầy 3.000 ha.

Năm 2010, tổng diện tích gieo trồng đã dần được phục hồi lên 10.400 ha, trong đó, sản lượng bông hạt: 1 tấn/ha; bông xơ: 0,35 tấn/ha; vùng gieo trồng trọng điểm: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đăk Nông, Sơn La. Tính đến tháng 9/2011, diện tích bông gieo trồng đạt 11.500 ha; sản lượng bông hạt: 1,1 tấn/ha; bông xơ: 0,35 tấn/ha… Mặc dù diện tích trồng bông đang được các tỉnh Tây Nguyên tích cực phục hồi, nhưng sản lượng mới chỉ đáp ứng 1% nhu cầu trong nước, còn lại buộc phải nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Ông Mai Hoàng Ân - Tổng giám đốc Tổng công ty Dệt May Việt Nam - cho biết, giá trị kim ngạch dệt may luôn đứng trong tốp đầu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng giá trị gia tăng của ngành lại không lớn. Nguyên nhân chính vì nguồn nguyên liệu chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Đặc biệt, nguyên liệu bông xơ chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá thành xuất khẩu của sản phẩm dệt may thì phải nhập tới 99%. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 11,21 tỷ USD; nhưng phải nhập 6,538 tỷ USD vải và xơ sợi các loại. Trong tổng số 370.000 tấn nhu cầu bông cho sản xuất trong nước, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 4.000 tấn, còn lại phải nhập từ châu Phi khoảng 72.000 tấn, từ Ấn Độ 120.000 tấn, từ Mỹ 130.000 tấn và một số quốc gia khác. Riêng 9 tháng đầu năm 2011, nhập khẩu 237.268 tấn, giảm 14,5% so với cùng kỳ, nhưng tăng 67,26% về kim ngạch, đạt 817,12 triệu USD, chiếm 1,06% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước.

Từ ngày 26/9 đến hết năm 2011, Bộ Công Thương đã thành lập chương trình “Khảo sát ngành bông 2011” để làm rõ một số vấn đề liên quan đến cây bông Việt Nam, như: hiện trạng, năng lực ngành bông, chất lượng, giá thành cũng như những khuyết điểm tồn tại hiện nay để từ đó xác định được những điều kiện tiền đề về chính sách vĩ mô và chiến lược phát triển ngành bông bền vững, hiệu quả.

 

Lý giải vì sao cây bông không còn chỗ đứng trong trong cơ cấu cây trồng của người nông dân, đặc biệt là vùng Tây Nguyên - nơi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi để xây dựng vùng chuyên canh cây bông vải rộng lớn… Ông Trần Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) - cho rằng, cây bông phụ thuộc quá lớn vào thời tiết, năng suất thấp, không ổn định, vì cây bông ở nước ta chủ yếu nhờ vào nước tự nhiên. Năng suất bông dao động khoảng 10 – 11 tạ/ha, bằng 60% năng suất trung bình của các nước sản xuất bông lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, chất lượng bông của Việt Nam lại không cao khiến giá trị không cạnh tranh nổi với một số loại cây công nghiệp khác như: Ngô, cà phê, tiêu… Đối với cây bông có tưới, năng suất, giá trị cao nhưng những hộ tư nhân ít có điều kiện để xây dựng hệ thống tưới tiêu nên diện tích này chiếm tỷ lệ rất ít.

Nguyên nhân chính làm cho diện tích cây bông sụt giảm mạnh do thời gian qua, người nông dân phải loay hoay trong bài toán tìm đầu ra cho cây bông vải. Cơ chế quản lý của ngành bông còn lỏng lẻo không tạo sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp. Trong khi giá bông cứ dậm chân tại chỗ thì tư thương liên tục ép giá khiến người dân không còn mặn mà.

Cần mô hình “mồi”

Theo ông Trần Hùng, cái khó nhất của phát triển vùng nguyên liệu bông hiện nay là không có đất nông nghiệp để phát triển bông công nghiệp. Để phát triển cây bông năng suất, hiệu quả cao phải có hệ thống tưới tiêu, nhập giống, quản lý tốt… Muốn làm được điều này cần có diện tích đất liền thổ. Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu đất nông nghiệp của Việt Nam như “rổ đỗ” nên rất khó phát triển cây bông công nghiệp. “Người nông dân có quyền trồng hay không trồng cây gì. Chính vì vậy, để người nông dân phát triển diện tích trồng bông bền vững cần có những mô hình “mồi” của doanh nghiệp, địa phương cho họ học tập và phát triển theo đúng mô hình đó, nhằm nâng cao năng suất và giá trị của cây bông, tạo được sức cạnh tranh với các cây công nghiệp. Từ đó, họ mới có hứng thú đầu tư vào phát triển loại cây này” - ông Trần Hùng khẳng định.

Năm 2011, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015. Theo đó, đến năm 2015 sẽ đạt diện tích khoảng 30.000 ha, năng suất bình quân đạt 1,5- 2 tấn/ha và dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 76.000 ha, năng suất cũng tăng lên từ 2-2,5 tấn/ha. Chương trình khuyến khích các doanh nghiệp bông tích cực hỗ trợ nông dân trồng bông về: Vốn, giống, vật tư phân bón, đầu tư cơ giới hóa các khâu từ làm đất đến thu hoạch, chủ động tưới nước. Đồng thời, định giá thu mua bông hạt hợp lý, thành lập quỹ bình ổn để ổn định giá mua bông hạt, nhằm tạo sự ổn định, đảm bảo lợi ích cho người trồng bông, từ đó tạo bước đột phá trong việc phát triển cây bông theo đúng kế hoạch đề ra.

Trước nguy cơ không còn chỗ đứng cho cây bông trên đất Tây Nguyên, Tổng công ty Bông Việt Nam đã rốt ráo triển khai nhiều biện pháp “cứu” cánh, như: Hỗ trợ 100% hạt giống, ứng trước một phần chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thu mua cùng một giá cho cả bông loại 1 và loại 2. Ngoài ra, tổng công ty còn tập huấn, hướng dẫn nông dân chăm sóc cây bông đúng quy trình kỹ thuật. Công ty Cổ phần Bông Việt Nam cũng đã nâng mức giá trần thu mua bông hạt cho người nông dân từ 14.000 đồng/kg vụ trước lên 17.000 đồng/kg.

Thúy Hà

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Dự kiến, ngày 23/5, tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang sẽ diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm Tân Yên.
Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc dự kiến được tổ chức từ ngày 05 đến 11/9/2024 tại Seoul và Gyeonggi, Hàn Quốc với nhiều chương trình hấp dẫn.
Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Sáng 13/5, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng 2024.
Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Xuất khẩu cà phê tháng 4 giảm tới 19,5% so với cùng kỳ năm trước nằm ở mức 1152.073 tần. Giá cà phê tuần này tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các chính sách tiền tệ.
Tăng cường kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ

Tăng cường kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ

Sáng 13/5, tại TP Đồng Hới đã diễn ra Hội nghị kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ - Quảng Bình 2024 với sự tham dự của 150 đại biểu.

Tin cùng chuyên mục

Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

"Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023" sẽ được Bộ Công Thương công bố vào ngày 16/5 tại Hà Nội. Đây là lần thứ 8, Báo cáo này được công bố.
Xuất khẩu tuần 6/5-12/5: Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ đưa sang Australia bằng máy bay

Xuất khẩu tuần 6/5-12/5: Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ đưa sang Australia bằng máy bay

Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ được đưa sang Australia bằng máy bay... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần từ 6/5-12/5
Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà bứt phá

Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà bứt phá

Thị trường xuất khẩu có nhiều tín hiệu tích cực, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tăng lên giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tự tin bứt phá.
4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sầu riêng đạt khoảng trên 500 triệu USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Vùng trung du miền núi phía Bắc đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức trong phát triển kinh tế, giải pháp cho các vấn đề này là gì?
Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Tỉnh Kon Tum phát triển thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025, định hướng đến 2050
"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

4 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh, dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng khi tiêu dùng tại nhiều thị trường có tín hiệu tốt lên.
Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước

Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước

Hoa Kỳ công nhận quy chế kinh tế thị trường sẽ tăng vị thế của Việt Nam, đồng thời mang lại lợi ích song phương cho cả hai nước.
Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

Giá cà phê xuất khẩu biến động. Sau 3 phiên tăng liên tiếp, Arabica quay đầu giảm nhẹ, trong khi Robusta tăng ở kỳ hạn tháng 7, giảm ở kỳ hạn tháng 9
Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Trước tình trạng các lô sầu riêng xuất khẩu bị gia tăng cảnh báo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã điểm tên 4 nguyên nhân chính.
Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Tháng 4/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với 1.033 tấn, chiếm 69,8% tỷ trọng và tăng đến 60% so với tháng trước.
Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng, do những thông tin về thời tiết tại Brazil vẫn chưa được cải thiện trong thời gian chuẩn bị thu hoạch cà phê Arabica.
Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Sản xuất phục hồi là lực kéo quan trọng giúp kim ngạch nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu hàng hóa từ nhiều thị trường chủ lực tăng mạnh.
Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Ngày 9/5, Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu Hà Nội đã chính thức khai mạc tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Đạt chuẩn chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu, lô yến sào đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp.
Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Chiều 9/5, diễn ra Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản tỉnh Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.
Mỹ xem xét Việt Nam là nền kinh tế thị trường, cổ phiếu thủy sản, dệt may

Mỹ xem xét Việt Nam là nền kinh tế thị trường, cổ phiếu thủy sản, dệt may ''bật tăng''

Trước thông tin Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nhiều mã cổ phiếu tôm, cá tra, may mặc có dấu hiệu "bật tăng".
Gần 900 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Gần 900 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Hàng nghìn sản phẩm mới, thiết bị máy móc tiên tiến, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất được giới thiệu tại Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024.
Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

Mặc dù giá giảm nhưng lại được bù đắp bởi khối lượng tăng mạnh đã giúp xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil thu về gần 28 triệu USD trong quý I/2024.
4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 22.352 tấn quế, trị giá 65,2 triệu USD, giảm 9,4% về lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động