Thứ năm 15/05/2025 01:58

Ngân Lượng kết nối thanh toán xuyên biên giới cho du khách đến Việt Nam qua QR Pay

Cổng thanh toán trực tuyến Ngân lượng chính thức triển khai phương thức thanh toán QR Pay - cho phép khách du lịch đến Việt Nam có thể thực hiện thanh toán nhanh bằng cách quét mã QR-Code tại các cửa hàng, điểm chấp nhận thanh toán kết nối với Ngân lượng thông qua ứng dụng Wechat Pay.
Phương thức thanh toán QR Pay tại cổng thanh toán trực tuyến Ngân lượng

Theo đó, bất kỳ cửa hàng nào tại Việt Nam đều có thể kết nối thanh toán quan Cổng thanh toán trực tuyến Ngân lượng tại địa chỉ http://qrpay.nganluong.vn. Khi du khách thanh toán mua hàng, người bán sẽ lựa chọn thanh toán qua Ngân lượng, chọn hình thức “QR Code Wechat Pay”. Sau đó, nhập thông tin liên lạc (tên, email, số điện thoại) và xác nhận thông tin đơn hàng. Ngân lượng sẽ tạo đơn hàng và hiển thị mã QR Code cần thanh toán. Sau đó, khách hàng sử dụng Ví điện tử Wechat Pay cài trên điện thoại của mình quét mã của người bán để hoàn tất giao dịch thanh toán không tiền mặt chỉ trong vài giây. Nếu giao dịch thành công, ứng dụng Wechat Pay sẽ thông báo kết quả cho khách hàng. Đồng thời hệ thống Ngân lượng sẽ tự ghi nhận giao dịch thành công, và thông báo trên màn hình.

Với việc kết nối thanh toán này, khi khách hàng thực hiện quét mã và thanh toán, giao dịch được báo có ngay tức thì giữa ví điện tử của người mua (ở nước ngoài) với trung gian thanh toán Ngân lượng của người bán tại Việt Nam bằng tiền VND, trước khi rút về tài khoản ngân hàng tại Việt Nam. Hàng ngày Công ty Ví điện tử nước ngoài phải quyết toán về ngân hàng thanh toán của Ngân lượng tại Việt Nam, mang lại dòng tiền và nguồn thu ngoại tệ cho nước ta.

Bằng việc triển khai ứng dụng công nghệ này, Ngân lượng giúp tăng 30-50% doanh thu bán hàng cho nhiều cửa hàng nhờ hình thức thanh toán điện tử tiện lợi, kích thích được nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch, mang lại nguồn thu ngoại tệ hợp pháp cho đất nước, giúp nhà nước quản lý được dòng doanh thu về Việt Nam qua hệ thống ngân hàng.

Tin cùng chuyên mục

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử