Thứ bảy 17/05/2025 03:22

Ngân hàng phải cung cấp thông tin người thân của lãnh đạo cho cơ quan thuế

Ngân hàng Nhà nước phải cung cấp thông tin cha, mẹ, con, cháu, anh, em,... của lãnh đạo ngân hàng theo yêu cầu cơ quan thuế.

Đây là quy định mới được bổ sung tại Nghị định số 20/2025/NĐ-CP (Nghị định 20) ngày 10/2/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định có hiệu lực từ ngày 27/3/2025, áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024.

Theo đó, Nghị định 20 bổ sung quy định về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước: Ngoài trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin, số liệu về các khoản vay, trả nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp cụ thể có giao dịch liên kết theo quy định cũ, Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp cung cấp thông tin được báo cáo về người có liên quan của thành viên HĐQT hoặc Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) và chức danh tương đương.

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước (Ảnh minh hoạ)

Danh sách này bao gồm cả người có liên quan của cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng; công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo hệ thống thông tin dữ liệu quản lý của Ngân hàng Nhà nước khi cơ quan thuế đề nghị.

Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, danh sách người có liên quan với người nội bộ của tổ chức tín dụng đã được mở rộng gồm cả cha mẹ cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con nuôi, con rể; anh, chị, em cùng cha khác mẹ; anh, chị, em cùng mẹ khác cha; anh vợ, chị vợ, em vợ, anh chồng, chị chồng, em chồng, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.

Ngoài ra, ông bà nội, ngoại; cháu nội, ngoại; bác ruột, cô ruột, dì ruột, chú ruột, cậu ruột và cháu ruột, cũng thuộc diện “người có liên quan” theo Luật mới.

Về các điều chỉnh liên quan đến các trường hợp có mối quan hệ liên kết, theo quy định cũ, khi một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào, nếu khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn, thì hai bên được cho là có quan hệ liên kết với nhau.

Còn theo quy định mới, các bên sẽ được xác định là có giao dịch liên kết khi một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào, trong đó tổng dư nợ các khoản vay của doanh nghiệp đi vay với doanh nghiệp cho vay hoặc bảo lãnh ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng dư nợ tất cả các khoản nợ trung và dài hạn.

Thuỳ Linh
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

VietinBank quý I/2025: Bước tiến vững chắc trong hiệu quả kinh doanh và chuyển đổi số

Nhiều quy định mới về phòng chống rửa tiền

Ngân hàng chuyển đổi số sẵn sàng cho kỷ nguyên AI

Việt Nam - Hoa Kỳ trao đổi về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước

Ngân hàng ồ ạt tăng vốn điều lệ để đón chuẩn Basel III

Việt Nam ‘điểm sáng’ trong chiến lược đầu tư của Ấn Độ

Thông tin mới nhất về 34 bảo hiểm xã hội khu vực

Tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ coi trọng thị trường Việt Nam

WFIS 2025 vinh danh hai lãnh đạo công nghệ của Techcombank dẫn dắt hành trình chuyển đổi số của ngân hàng

Khai trương phòng chờ Techcombank Private Lounge

Thủ tướng chỉ đạo công khai kết luận thanh tra vàng

Làm gì để doanh nghiệp miền Trung tiếp cận tín dụng xanh?

Nghị quyết 68: Thêm động lực cho thị trường chứng khoán

Prudential ra mắt sản phẩm bảo hiểm mới, tối ưu quyền lợi tài chính

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp Ấn Độ

Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

Mirae Asset 'đãi cát tìm vàng' sau mùa báo cáo quý I/2025

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán