Văn hóa

Nét rêu phong của di tích quốc gia Nhà làm việc của bác sĩ A. Yersin trên đỉnh Hòn Bà

Trên đỉnh núi Hòn Bà (Khánh Hòa) cao hơn 1.500m so với mực nước biển, di tích Nhà làm việc của bác sĩ A. Yersin phủ lớp rêu phong, cỏ dại mọc đầy xung quanh.
Khánh Hòa: Kỷ niệm 160 năm ngày sinh bác sĩ A. Yersin Khai thác có hiệu quả các giá trị Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Nằm trên đỉnh núi Hòn Bà (thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) cao hơn 1.500m so với mực nước biển là nơi làm việc của bác sĩ Alexandre Yersin (1863-1943), nơi này cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng hơn 50km về phía Tây Nam. Đường từ chân núi lên đỉnh Hòn Bà có nhiều cung đường uốn lượn, gấp khúc, nhiều cua tay áo xếp chồng lên nhau, trở thành điểm du lịch đầy hấp dẫn, quyến rũ đối với du khách.

Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà

Ông A. Yersin là bác sĩ, nhà vi khuẩn học và nhà thám hiểm người Pháp gốc Thuỵ Sĩ. Năm 1891, ông đến sống tại Nha Trang và làm việc ở đây cho đến khi mất (1943). Khoảng đầu thế kỷ XX, bác sĩ A. Yersin khám phá ra Hòn Bà, ông cũng là người khám phá ra cao nguyên Lang Biang (tỉnh Lâm Đồng).

Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà

Đến năm 1914, ông xây dựng một ngôi nhà bằng gỗ 2 tầng trên đỉnh núi này để ở và nghiên cứu khoa học. Sau khi không còn được bác sĩ sử dụng, công trình xuống cấp, hư hỏng, chỉ còn sót lại dấu tích nền móng cũ. Đến năm 2005, UBND tỉnh Khánh Hòa cho dựng lại căn nhà mới trên nền móng cũ với kiến trúc, thiết kế, vật liệu tương tự như căn nhà trước đây.

Năm 2021, Hội Những người ái mộ bác sĩ A. Yersin tỉnh Khánh Hòa đã đề xuất chính quyền tỉnh này xem xét đề nghị xếp hạng di tích đối với nhà làm việc của bác sĩ A. Yersin tại khu vực Hòn Bà để bảo tồn, phát huy giá trị di sản cùng với quần thể di tích lịch sử lưu niệm nhà bác học A. Yersin. Ngày 7/2/2023, UBND tỉnh Khánh Hòa có tờ trình gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị xếp hạng bổ sung địa điểm nhà làm việc của nhà bác học A. Yersin trên đỉnh Hòn Bà vào Di tích cấp quốc gia, cuối tháng 3/2023, di tích này được công nhận.

Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà

Nhà làm việc của bác sĩ A. Yersin có tổng diện tích sàn khoảng 200m2, kết cấu 2 tầng, lắp ghép bằng gỗ sơn màu đen, mái lợp tôn nâu đỏ, dùng để trưng bày các hình ảnh, hiện vật liên quan đến cuộc đời sự nghiệp của ông.

Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà

Phía trước khuôn viên nhà làm việc là bức tượng bán thân của ông, do Hội Những người ái mộ bác sĩ A. Yersin tỉnh Khánh Hòa xây dựng.

Bác sĩ A. Yersin là người tìm ra vi trùng dịch hạch và đồng nghiên cứu, sản xuất thành công huyết thanh chữa trị. Ông không chỉ có công sáng lập Viện Pasteur Nha Trang mà còn có đóng góp quan trọng trong việc thành lập các Viện Pasteur ở Hà Nội, Đà Lạt cũng như quản lý hệ thống Viện Pasteur ở Đông Dương. Bác sĩ cũng là người sáng lập Trường Y khoa Đông Dương (tiền thân của Trường Đại học Y Hà Nội) và là hiệu trưởng đầu tiên của trường. Năm 2013, ông được Chính phủ Việt Nam truy tặng danh hiệu Công dân danh dự Việt Nam.

Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà

Lối vào căn nhà cũng là nơi làm việc của bác sĩ A. Yersin.

Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà

Tầng 1 là không gian trưng bày một số vật dụng thường ngày của bác sĩ A. Yersin và giới thiệu một số thông tin liên quan đến cuộc đời của ông.

Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà

Hành lang phía ngoài tầng 1 công trình bằng gỗ, xuống cấp do chịu tác động trực tiếp theo thời gian và sự khắc nghiệt của thời tiết.

Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà

Ở tầng 2, chia thành ba buồng và khu bàn thờ tưởng niệm. Nhiều du khách khi đến đây tham quan đều thắp nhang tưởng nhớ nhà khoa học tận tâm.

Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà

Từ ban công tầng 2 nhìn xuống toàn cảnh núi rừng với mây mù che phủ. Do ở độ cao hơn 1.500m, đỉnh Hòn Bà thường chìm trong lớp sương mù rất dày, thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Vì thế, nơi đây thường được ví như lá phổi xanh của tỉnh Khánh Hòa, hay thậm chí được nhiều du khách gọi với cái tên "Đà Lạt của Khánh Hòa", "Đà Lạt thứ hai",...

Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà

Bể chứa nước được bác sĩ A. Yersin xây để hứng nước mưa dùng cho sinh hoạt, giờ đây bị rêu, cỏ bao phủ.

Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà

Chuồng ngựa, được cho là nơi chăn nuôi và thí nghiệm điều chế huyết thanh của bác sĩ cách ngôi nhà gỗ không xa, hiện chỉ còn nền móng cũ và bồn đá đầy cỏ dại.

Rêu phong Di tích lịch sử quốc gia trên đỉnh núi Hòn Bà

Toàn cảnh nhà làm việc của bác sĩ A. Yersin nhìn từ trên cao.

Vừa qua, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản về việc triển khai thí điểm tham quan đỉnh Hòn Bà, nhằm tạo điều kiện cho người dân tham quan đỉnh núi và di tích Nhà làm việc của bác sĩ A. Yersin. Một doanh nghiệp du lịch đã được chính quyền tỉnh Khánh Hòa cho phép thực hiện dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích nhà làm việc của nhà bác học A.Yersin để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.

Theo ông Lê Kim Hoàn Vũ, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hòn Bà, hiện nay du khách muốn ghé tham quan di tích phải đăng ký với lực lượng Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, khi đăng ký sẽ có người dẫn đường, hướng dẫn cụ thể.

Đức Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Khánh Hòa

Có thể bạn quan tâm

Mobile VerionPhiên bản di động