Nét khác biệt trong trang phục của phụ nữ Dao Tiền
Dân tộc thiểu số & Miền núi Thứ bảy, 09/07/2022 - 16:27 Theo dõi Congthuong.vn trên
Phụ nữ Dao Tiền tỉnh Sơn La đẹp và duyên dáng hơn khi khoác trên mình bộ trang phục truyền thống. Trang phục truyền thống của người phụ nữ Dao Tiền không quá rực rỡ, cũng không nhạt nhòa, chủ yếu là gam màu chàm, pha lẫn sắc đỏ và hoa văn tinh tế đã tạo nên một bộ trang phục độc đáo của dân tộc Dao Tiền.
![]() |
Phụ nữ Dao Tiền đẹp và duyên dáng trong bộ trang phục truyền thống |
![]() |
Để hoàn thiện chiếc váy phải qua 5 bước cơ bản |
Để có một bộ trang phục phụ nữ Dao Tiền ưng ý, cần phải trải qua nhiều công đoạn như trồng bông, se sợi, dệt vải, nhuộm lá đến cắt may, thêu thùa… Mỗi bộ trang phục của phụ nữ Dao Tiền không thể thiếu áo, váy, khăn đội đầu và dây lưng. Trong đó chiếc váy là sự khác biệt của phụ nữ Dao Tiền với phụ nữ trong nhóm người Dao khác (phụ nữ các nhóm Dao khác đều mặc quần).

![]() |
Vẽ hoa văn bằng sáp ong với dụng cụ bằng bút tre |
Chiếc váy của phụ nữ người Dao Tiền tỉnh Sơn La được làm rất cầu kỳ và tốn nhiều thời gian. Họa tiết trên váy của phụ nữ Dao Tiền ở Sơn La cũng rất độc đáo. Nếu như nhiều dân tộc khác dùng chỉ màu để tạo nên nét ấn tượng riêng của bộ trang phục, thì phụ nữ Dao Tiền lại dùng vải nhuộm chàm và sáp ong để tạo nên hoa văn trên chiếc váy của mình.
Váy của phụ nữ Dao Tiền trông vẻ ngoài đơn giản, nền nã, không có màu sắc sặc sỡ nổi bật, nhưng đằng sau đó lại là cả một câu chuyện dài về quy trình làm váy. Thường phụ nữ Dao Tiền phải mất ít nhất vài tháng để tạo nên một chiếc váy hoàn thiện và qua 5 bước cơ bản: Mài bóng vải, tạo hình hoa văn bằng sáp ong, nhuộm chàm, đánh tan sáp ong và phơi khô. Để làm nên một chiếc váy đẹp, đầu tiên, phải chọn được loại vải bông thô trắng có sợi nhỏ, rồi cắt thành 5 mảnh với khổ vải rộng khoảng 40 cm, dài 45 cm. Sau đó, đặt miếng vải trên bàn đá, dùng nanh lợn rừng mài nhiều lần cho thật nhẵn và bóng mịn, mục đích là để khi chấm sáp ong có độ bám dính tốt, không bị thấm ngược ra mặt sau.
![]() |
Một chiếc váy được đánh giá là đẹp có màu chàm đều, hoa văn rõ nét |
Sau khi vải đã được mài bóng sẽ đến công đoạn quan trọng nhất là tạo hình hoa văn, bằng cách dùng một số dụng cụ đặc biệt để chấm sáp ong đun chảy và vẽ hoa văn trên vải. Công đoạn này rất kỳ công và mất thời gian, đòi hỏi người phụ nữ phải thật khéo léo, kiên nhẫn. Người ta dùng bút vẽ thủ công bằng tre nhúng vào sáp ong nóng chảy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn màu trắng do phủ lớp sáp ong nên không bị thấm màu chàm. Công đoạn này đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm trong chuẩn bị nước ngâm chàm, nhuộm vải để sau khi sáp ong bong ra, phần vải đã nhuộm chàm không bị phai màu, còn hoa văn chấm bằng sáp ong có màu trắng đều, đẹp, không bị loang màu chàm. Các miếng vải sau đó sẽ được khâu ghép lại với nhau để tạo thành chiếc váy hoàn chỉnh. Một chiếc váy được đánh giá là đẹp phải có màu chàm đều, hoa văn màu trắng tinh rõ nét, các đường ghép nối đường chỉ khéo léo.
![]() |
Áo người Dao Tiền không có cúc mà chỉ có xẻ tà và quấn dây lưng |
![]() |
Kỹ thuật thêu khéo léo |
Bên cạnh chiếc váy độc đáo, trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền còn được trang bị thêm chiếc áo được thêu khá cầu kỳ. Áo phụ nữ Dao Tiền không có cúc mà chỉ có xẻ tà và quấn dây lưng. Cổ áo đằng sau được xâu một số đồng bạc trắng từ 6 đến 9 đồng và đây cũng được coi là đặc trưng riêng của dân tộc Dao Tiền. Áo phụ nữ Dao Tiền được thêu hoa văn ở tà áo, lưng áo, gấu áo, cổ áo.
Hoa văn trên áo chỉ dùng kỹ thuật thêu, ghép vải với các loại hình hoa văn: Sao tám cánh cách điệu, hình ngọn cây dương xỉ, hình chữ vạn đơn hoặc kép, hình cây thông…Phụ nữ Dao Tiền thêm phần duyên dáng khi trên đầu luôn đội một chiếc khăn màu chàm đen có thêu hoa văn đậm đặc ở 2 đầu khăn, khăn còn được đính chỉ bông và hạt cườm màu sắc rực rỡ, thường là màu đỏ - tượng trưng cho Thần mặt trời và cho sự may mắn.
![]() |
Khăn đội đồi tạo nên sự duyên dáng cho phụ nữ Dao Tiền |
Với đồng bào Dao, trang phục của phụ nữ Dao Tiền tỉnh Sơn La trở nên đặc sắc một phần nhờ vẽ hoa văn bằng sáp ong, nghệ thuật trang trí và kỹ thuật nhuộm chàm. Đây là những yếu tố cơ bản để làm nên một bộ trang phục đẹp, ngoài ra, sự kết hợp hai màu sắc chủ đạo là màu chàm và màu trắng cũng góp phần tạo nên cá tính riêng mà không phải tộc người nào cũng có được.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Quảng Ninh: Đưa thương mại điện tử về vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều bản vùng cao ở Nghệ An vẫn ngóng điện lưới quốc gia

Hát “Sắc bùa” - Nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường xứ Thanh

Bà con vùng cao cần cẩn trọng trước "cơn bão" lừa đảo trên không gian mạng

Cồng chiêng -nét văn hóa và hồn cốt của đồng bào dân tộc Mường xứ Thanh
Tin cùng chuyên mục

Độc đáo nét đẹp nhà sàn người Mường ở xứ Thanh

Báo động tình trạng lừa đồng bào dân tộc thiểu số bán đất tại tỉnh Bình Phước

Khánh thành bàn giao 4 nhà đại đoàn kết, 10 công trình vệ sinh cho đồng bào vùng cao

Phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi gắn với xây dựng nông thôn mới

Quảng Ninh: Hiệu quả trong phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống các dân tộc

Độc đáo tri thức dân gian Lịch tre của dân tộc Mường

Nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số

Huyện miền núi A Lưới được hỗ trợ thoát nghèo

Hỗ trợ khởi nghiệp và đầu tư vào khu vực miền núi

Tỉnh Hà Giang: Tín dụng chính sách giúp người nghèo thay đổi tư duy

Hà Nội: Cần có chính sách đặc thù, phù hợp để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đẩy nhanh các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Khu tái định cư Thủy điện Sông Bung 4: Cuộc sống yên bình nơi vùng đất mới

Lễ dâng y tắm mưa, cầu một mùa an cư bình an

Mang ánh sáng tri thức đến vùng cao Lũng Lâu, tỉnh Cao Bằng

Gần 1 triệu thí sinh dự thi môn đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Làng Văn hóa: Nơi bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa

Hà Nội: Phấn đấu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố

Thổ cẩm luôn đồng hành cùng đồng bào Tày
