Thứ tư 16/04/2025 16:54

Nét duyên trang phục phụ nữ Chăm

Không rực rỡ như các dân tộc ở vùng cao Tây Bắc, trang phục phụ nữ Chăm thể hiện nét duyên độc đáo, vừa kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Uyển chuyển trong điệu múa dân tộc Chăm

Người Chăm theo chế độ mẫu hệ nên người phụ nữ Chăm là trung tâm lưu giữ nét văn hóa đặc sắc. Phụ nữ Chăm chú trọng đến trang phục phù hợp hoàn cảnh. Những ngày thường hoặc ở nhà, họ mặc váy với chiếc áo cộc (áo “tah”). Đây là loại áo có thân rộng, ống tay hẹp, có hai túi lớn phía trước, gần giống áo bà ba hoặc áo túi của người Việt. Họ sử dụng nhiều màu sắc và nhiều loại chất liệu hơn trước, vải may váy và áo có in hoa văn. Xà-rông của nữ được cách điệu về kỹ thuật may, may giống chiếc váy dài bít tà của người Việt. Khi ở nhà với người thân, làm công việc bình thường, phụ nữ Chăm có thể mặc áo tay ngắn, cổ tròn cùng với váy, không phải đội khăn. Khi nhà có người lạ đến hoặc đi ra đường, họ phải khoác thêm áo dài tay, đội khăn phủ kín tóc theo đúng giáo luật Islam biểu hiện tư cách đứng đắn, chuẩn mực.

Những cô gái Chăm duyên dáng trong trang phục truyền thống
Khăn choàng đầu tôn lên vẻ đẹp kín đáo cho phụ nữ Chăm

Vào những ngày lễ hội, cưới các cô gái Chăm mặc những chiếc áo dài cổ truyền qua gối cùng chiếc váy cùng màu tươi tắn. Chiếc áo dài cổ truyền có thân áo dài gần chấm gót chân, không có cổ áo và phía dưới may liền nhau không xẻ tà, khi mặc phải chui đầu không cài nút như áo dài người Việt. Áo dài may nhiều màu sắc sặc sỡ, trang trí bằng những hình vẽ hoa văn kết hạt cườm lấp lánh. Trang phục phụ nữ Chăm là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố, từ những tua sợi vải màu đỏ làm đẹp cho đôi tai, những hạt cườm óng ánh được xâu thành chuỗi tô điểm cho nét duyên vùng cổ đến những dây thắt lưng rực rỡ hoa văn giúp những đường cong thiếu nữ thêm duyên dáng, gợi cảm. Chiếc khăn choàng đầu cũng được điểm tô bằng những hạt cườm kết viền mép khăn. Văn hóa Chăm cuốn hút du khách gần xa cũng bởi những nét độc đáo của chiếc áo dài Chăm gắn với thiếu nữ Chăm hiền hòa, xinh xắn.

Khánh Ngọc

Tin cùng chuyên mục

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Khát vọng khởi nghiệp từ cà phê của phụ nữ Mường Ảng

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Quảng Ninh nhiều khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên