Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban 2024 Thanh Hóa: Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Sết Boóc Mạy |
Lễ hội được tổ chức tại Đình Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Đình Bát Tràng là nơi thờ 6 vị thần có công trong việc giúp dân giữ nước, gồm: Bạch Mã Đại Vương, Phan Đại Tướng, Tràng Thuận Nghi Dung, Cai Minh Đại Vương, Lưu Thiên Tử Đại Vương, Hồ Quốc Thần Đại Vương.
Lễ hội làng nghề Bát Tràng thu hút đông đảo du khách tham gia. Ảnh minh họa |
Bát Tràng là một làng cổ nằm ở bờ bắc sông Hồng, Lễ hội truyền thống làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam kết tinh trong từng sản phẩm gốm nói riêng và mỹ nghệ nói chung.
Đây cũng là dịp để thế hệ sau này thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tâm hồn người Việt.
Trải qua bao thời kỳ thăng trầm, làng gốm Bát Tràng ngày nay được xem là một địa điểm du lịch nổi tiếng, có sức hút đối với du khách và dân trong nghề gốm.
Mâm lễ chính bao gồm Tam Sinh đó là: 1 con trâu tơ thui béo, 1 con dê thui béo, 1 con heo sữa quay. Mâm cỗ bao gồm 6 mâm cỗ mặn và 4 mâm xôi. Ảnh baotintuc |
Theo phong tục truyền thống lễ hội gồm có phần lễ và phần hội:
Phần lễ
Lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị được diễn ra từ Miếu Bát Tràng và rước về Đình Bát Tràng, buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm với cờ phướn và kiệu đỏ rực rỡ giữ một vùng.
Mâm lễ dâng lên rất hoành tráng được gọi là Tam chính gồm 1 Con trâu tơ thui béo, 1 con dê thui béo, 1 con heo sữa quay. Mâm cỗ bao gồm 6 mâm cỗ mặn và 4 mâm xôi.
Sau khi tế lễ xong, các quan viên chức sắc đại diện các dòng họ trong làng sẽ chia nhau mâm hưởng lộc thánh như là phần thưởng mà Thánh ban cho người dân.
Lễ nhập thủy - Lễ tế thần. Ảnh kinhtedothi |
Lễ rước nước là nghi thức quan trọng nhất của lễ hội, phần nghi lễ được thực hiện nghiêm trang. Chủ tế lễ sau khi dâng lễ lên thần sông sẽ đại diện dân làng xin nước thiêng từ sông Hồng và lọc qua tấm vải đỏ để rước nước về Đình cổ Bát Tràng
Phần hội
Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi đặc sắc khác nhau và tạo nên nét đặc trưng riêng những nổi bật và ấn tượng nhất có lẽ là trò chơi cờ người và hát thờ. Để tổ chức cho trò cờ người thì hai đội chơi sẽ chọn ra 2 bà tướng cờ được cho là người người có phẩm hạnh, đạo đức tốt và giàu có nhất trong làng để làm tướng. Mỗi tướng bà sẽ nhận nuôi 16 thiếu nữ độ tuổi từ 10 đến 15 vừa xinh đẹp vừa nết na để nuôi ăn uống và cho mang áo quần đẹp. Các cô gái sẽ được cho rèn luyện tập làm cờ người trong một tháng mới được thi đấu trình diễn ở sân đình.
Những chuẩn bị công phu cả tháng trời đủ để thấy trò chơi này quan trọng và hấp dẫn đến thế nào. Sau 3 chầu thi và 4 chầu cầm cờ đội nào vượt qua sẽ được hát thờ trong lễ hội của năm.
Các hoạt động ở lễ hội làng nghề Bát Tràng
Đến với du lịch lễ hội làng nghề Bát Tràng ngoài được vui chơi giải trí, thì còn có những hoạt động thưởng thức nghệ thuật có chút trầm lắng bên những sản phẩm gốm hay tận hưởng những khoảnh khắc tự tay mình nặn những sản phẩm gốm. Đây còn là cơ hội để tìm thấy những món gốm tinh xảo, được chế tác tỉ mỉ dưới bàn tay của những nghệ nhân.
Bên cạnh đó, những năm gần đây lễ hội làng nghề Bát Tràng còn tổ chức các trận thi đấu thể thao, giao lưu quan họ trên hồ Long Nhỡn để thu hút thêm sự chú ý của du khách, làm lễ hội mới mẻ hơn qua từng năm cũng như giúp gắn kết tình cảm hiếu hảo của người dân các làng.
Làng Bát Tràng hiện có tổng số 4 di tích lịch sử văn hoá đã được UBND TP. Hà Nội ban hành quyết định xếp hạng gồm: Đình làng Bát Tràng, chùa Bát Tràng, văn chỉ Bát Tràng, đền mẫu Bát Tràng và 2 địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến là nhà cụ Vương Văn Táo - nơi in báo Độc Lập và địa điểm Bác Hồ về thăm làng Bát Tràng tháng 2/1959. |