Nét đẹp Tết cổ truyền của đồng bào Mông ở tỉnh Hòa Bình

Khác với Tết Nguyên đán của người Kinh, Tết của người Mông diễn ra một tháng trước Tết của người Kinh và các dân tộc khác và kéo dài trong vòng một tháng.

Cứ mỗi độ Xuân về, khi những cánh hoa đào, hoa mận nở khắp núi rừng Tây Bắc, khắp các bản làng rộn rã tiếng khèn thì cũng là lúc đồng bào Mông tưng bừng đón Tết cổ truyền.

net dep tet co truyen cua dong bao mong o tinh hoa binh
Trẻ em tung tăng đi chơi Tết trong trang phục truyền thống sặc sỡ. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)

Từ thành phố Hòa Bình, đi dọc Quốc lộ 6 về hướng Sơn La, rồi rẽ phải đi Hang Kia-Pà Cò sẽ thấy những mái nhà của đồng bào Mông thấp thoáng trên những triền đồi, sườn núi, thung lũng đẹp như tranh.

Đến xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đúng vào dịp Tết cổ truyền, tiếng giã gạo làm bánh dày vang khắp xóm, chị em người Mông náo nức mặc những bộ váy mới đi chúc Tết.

Khác với Tết Nguyên đán của người Kinh, Tết của người Mông diễn ra một tháng trước Tết của người Kinh và các dân tộc khác và kéo dài trong vòng một tháng.

"Tết truyền thống của người Mông bắt đầu từ mùng 1 tháng 12 âm lịch và kéo dài đến hết tháng.

Người Mông chuẩn bị Tết từ ngày 30, dọn dẹp nhà cửa, giã bánh dày, thịt gà, thịt lợn cúng tổ tiên.

Đặc biệt trong ba ngày Tết chính là mùng 1, mùng 2, mùng 3, người H'Mông chỉ ăn các món bánh và thịt, tuyệt đối không ăn rau. Vì theo quan niệm của người Mông, không ăn rau để tránh trong năm mới đi làm nương, làm rẫy cỏ mọc nhiều, mùa màng thất thu, chăn nuôi trâu bò không được thuận."

Ẩm thực trong ngày Tết của người Mông chủ yếu là bánh dày, thịt gà, thịt lợn. Trong ba ngày Tết chính, gia đình nào cũng đốt củi, giữ bếp đỏ lửa liên tục, vừa giữ ấm, vừa xua đuổi tà ma và cầu mong bình an, may mắn. Các đồ vật trong nhà cũng được “mặc áo mới” để đón Tết.

"Áo mới" cúa các đồ vật là giấy bạc của người Mông được làm từ cây giang. Bình thường, loại giấy này được sử dụng trong đám cúng, đám ma hoặc sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên vào Năm mới, giấy được cắt hình con chim, con phượng dán lên các đồ vật và các vị trí trong nhà để xua đuổi tà ma và cầu mong sự may mắn, tốt lành.

Bàn thờ chính của người Mông được đặt ở gian chính giữa của nhà, ngoài ra còn hai bàn thờ phụ đặt ở hai bên cửa chính. Bên cạnh bàn thờ chính được bày biện các công vụ lao động như cuốc, thuống, dao, rựa... đã được mặc áo mới.

Mâm cỗ cúng của người Mông thường bày một chiếc bánh dày to. Bánh dày được làm bằng gạo nếp nương. Sau khi đồ chín, xôi vẫn còn nóng được đưa vào máng gỗ rồi dùng chày giã nhuyễn, sau đó lấy lòng đỏ trứng gà quết lên bề mặt.

Theo quan niệm của người H'Mông, bánh dày tròn tượng trưng cho Mặt Trăng, Mặt Trời, đây cũng là món ăn chính trong suốt tháng Tết của người Mông.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, kinh tế-xã hội của xã Pà Cò đã có bước khởi sắc. Bà con tập trung trồng ngô, trồng chè, nuôi lợn, gà phát triển sản xuất, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, sung túc.

Trong những ngày Tết, bên cạnh nghi lễ tín ngưỡng, các chàng trai, cô gái Mông còn náo nức tham gia nhiều trò chơi dân gian quen thuộc như chơi Tulu, ném pao, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, múa khèn... Tiếng cười nói rộn ràng khắp cả bản.

Không khí lễ hội náo nức khắp núi rừng, bà con người Mông xúng xính quần áo đẹp đi dự hội Xuân. Các cô gái e lệ trong bộ váy rực rỡ sắc màu, vòng bạc, lúng liếng xuống hội. Các chàng trai mang theo kèn, trổ tài để chinh phục "người trong mộng" của mình.

Tới Hang Kia-Pà Cò vào dịp Tết của người Mông, bạn sẽ thấy một cuộc sống no ấm, đủ đầy của bà con, cảm nhận được sự nồng hậu, chân chất của con người nơi đây để thêm hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Mông vẫn đang từng ngày được bảo tồn và phát huy./.

Theo TTXVN/Vietnam+
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Tin mới nhất

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor luôn thể hiện nét duyên, kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.
Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai dự kiến sắp xếp, bố trí ổn định cho 613 hộ dân cư với kinh phí hơn 103 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar lan tỏa bản sắc đặc trưng của văn hóa Chăm như: Âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực, văn khấn và những lời chúc tụng đầy tình cảm…
Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo những phụ nữ dân tộc S’tiêng đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, độc đáo với nét văn hóa đặc trưng.
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới là một lễ hội lớn, được coi là Tết cổ truyền của người S’tiêng, thể hiện lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào.
Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Sau nhiều nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận.
Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Lấy màu đỏ, đen làm chủ đạo, sắc màu tượng trưng cho âm dương, sự giao hòa với thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều.
Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cho rằng, thời gian qua, cộng đồng Hồi giáo thành phố đã có đóng góp lớn vào sự phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh.
Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Những năm qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đến xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị.
Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Năm 2024 Đồng Nai dành 571 tỷ đồng triển khai 10 dự án hỗ trợ phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình tại buổi làm việc với huyện A Lưới.
Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai thể hiện nét ứng xử rất văn hoá của dân tộc Tày, là tâm tư, nguyện vọng của đồng bào cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Du khách và đồng bào được trài nghiệm Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều ngay tại Thủ đô Hà Nội nhân Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã diễn ra Lễ hội Xòe chiêng chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc xã Bản Bo”
Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xuất... thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, tỉnh Lai Châu.
Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu (Yên Bái) là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông...
Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Trang phục truyền thống của người Ca Dong có giá trị sáng tạo, văn hóa, thẩm mỹ là sự kết tinh trong môi trường tự nhiên và đúc kết từ đời sống hàng ngày
Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Sự độc lạ của kéo co của đồng bào dân tộc Tày, tỉnh Lào Cai không không phải nam kéo với nam, nữ kéo với nữ mà ở đây nữ đấu với nam.
Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước là lễ hội quan trọng bậc nhất để cầu mong thần rừng, thần nước phù hộ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong.
Thương nhớ Nậm Kéng

Thương nhớ Nậm Kéng

Ngược dốc quanh co chúng tôi tới Nậm Kéng vào cuối ngày, những mái nhà nhỏ bé của đồng bào dân tộc Xa Phó hiện rõ dưới ánh nắng hiếm hoi của mùa đông Tây Bắc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động