Nâng “chất” nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp hỗ trợ
Công nghiệp Hỗ trợ 09/09/2021 13:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đào tạo, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo cơ hội cho DN tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với Samsung Việt Nam triển khai dự án hợp tác đào tạo tư vấn và tổ chức cải tiến sản xuất chất lượng cho DN chế biến, chế tạo, DN CNHT Việt Nam với sự tham gia của 140 DN trên cả nước.
![]() |
Tập trung hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao |
Đáng chú ý, trong 3 năm (2018-2020), Samsung đã phối hợp với Bộ Công Thương đào tạo hơn 327 chuyên gia tư vấn người Việt Nam trở thành nguồn nhân lực then chốt trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo, để mở rộng chương trình tư vấn cải tiến giúp nhiều DN nội địa có thể tham gia vào chương trình nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh.
Đồng thời, từ năm 2020 Samsung cũng đã triển khai dự án hỗ trợ đào tạo 200 chuyên gia trong 4 năm (2020 – 2023) về lĩnh vực khuôn mẫu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp khuôn mẫu của Việt Nam.
Ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) - đánh giá, thông qua chương trình đào tạo này, các DN tham gia đã đạt được một số kết quả tích cực như: Tăng năng suất, giảm tỷ lệ lỗi, giảm thiểu tồn kho, nâng cao nhận thức... tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững của các DN.
Cần sự hỗ trợ của địa phương
Tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế, thời gian qua, Cục Công nghiệp không thể triển khai chương trình trên diện rộng, mang tính lan tỏa trong cộng đồng DN Việt Nam. Tính đến hết năm 2020, cả nước có khoảng 4.840 DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT, cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện cho các DN sản xuất sản phẩm cuối cùng trong các ngành ô tô, điện tử, cơ khí, dệt may, da giày.
Trong khi đó, với nguồn lực hạn chế, trung bình một năm, Cục chỉ có thể tiến hành hỗ trợ, tư vấn khoảng 100 DN trên cả nước. Để rút ngắn thời gian tiếp cận trình độ sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu, ngoài sự cố gắng của các DN, sự hỗ trợ quyết liệt từ cơ quan Trung ương thì vai trò của các địa phương là rất quan trọng và thiết thực. “Trung ương đi trước, xây dựng mô hình mẫu để từ đó các địa phương có thể tham khảo, triển khai cải tiến và đổi mới một cách hiệu quả”- lãnh đạo Cục Công nghiệp bày tỏ.
Tuy nhiên, đến nay, việc các địa phương xây dựng chính sách, chương trình phát triển CNHT riêng biệt, đầu tư nguồn lực trên địa bàn vẫn còn hạn chế. Nhận thức của nhiều cơ quan địa phương trong việc cân đối, bố trí nguồn lực phát triển còn mang tính ngắn hạn, chưa tuân thủ hoàn toàn các định hướng phát triển dài hạn của Đảng và Nhà nước.
Đơn cử, đối với chương trình cải tiến DN, đến nay, mới chỉ có 2 địa phương là Hải Dương và Bắc Ninh đã và đang chủ động phối hợp với Bộ Công Thương, Samsung Việt Nam triển khai trên toàn địa bàn của 2 tỉnh.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Hương Giang- Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh - cho biết, đổi mới chưa bao giờ là dễ dàng, không chỉ các DN tại Bắc Ninh mà các DN khác trên cả nước cũng nên tham khảo để triển khai hiệu quả mô hình này.
Hiện tại, Bộ Công Thương cũng đang tập trung hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, theo ông Phạm Tuấn Anh, trong năm 2021, Bộ Công Thương và Tổ hợp Samsung Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai đào tạo chuyên gia tư vấn Việt Nam trong lĩnh vực cải tiến sản xuất, chất lượng nhằm giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng tham gia vào các chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia trong đó có Samsung.
Bộ Công Thương xác định, nhân lực trình độ cao giữ vai trò then chốt phát triển DN. Vì vậy, Bộ đang tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành CNHT. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Gần 200 doanh nghiệp tham gia Hội chợ Triển lãm quốc tế công nghiệp Việt Nam 2023

Phát triển công nghiệp hỗ trợ Đà Nẵng vẫn “dậm chân tại chỗ”, vì sao?

Thaco Industries đẩy mạnh cung ứng linh kiện OEM cho các doanh nghiệp FDI và xuất khẩu

Bộ Công Thương: Nâng cao năng lực chế tạo và làm chủ công nghệ khuôn mẫu

Kết nối doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc
Tin cùng chuyên mục

Khai mạc hội chợ sản phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị và tự động hóa Hà Nội 2023

“Enjoyneering” igus® giúp nâng cao kỹ thuật với 190 sản phẩm cải tiến

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Cần nhiều hỗ trợ hơn cho doanh nghiệp nội

Cơ hội để doanh nghiệp điện tử tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hà Nội: Bắt tay đưa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Đà Nẵng: Liên kết, ứng dụng công nghệ để thúc đẩy công nghiệp cơ khí

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô trong nước

Hợp tác sản xuất công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu

Ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Viện Kỹ thuật CN Ceramic Hàn Quốc và Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp

Tập đoàn Quanta rót 120 triệu USD sản xuất máy tính tại khu công nghiệp Mỹ Thuận

Cơ hội nào trong phát triển lĩnh vực quang tử với doanh nghiệp Hàn Quốc?

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tự chủ, liên kết và cần thêm chính sách hỗ trợ

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Góc nhìn từ “người trong cuộc”

Tăng kết nối, "chìa khóa" để công nghiệp hỗ trợ bứt phá

Thaco industries phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệu quả từ chương trình tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội kỳ vọng mở rộng thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không

Tập đoàn Samsung Việt Nam giải thích về thông tin chuyển dây chuyền từ Việt Nam sang Ấn Độ

Bắc Giang thành lập cụm công nghiệp Phương Sơn - Đại Lâm có mức đầu tư hơn 576 tỷ đồng
