Thứ hai 21/04/2025 06:40

Nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và cộng đồng về kháng kháng sinh

Hai bệnh viện lớn tại TP. Hồ Chí Minh hợp tác với Pfizer Việt Nam nâng cao nhận thức và cải thiện quản lý đề kháng kháng sinh.

Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược nhằm triển khai chương trình Quản lý Đề kháng kháng sinh (AMS) và nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và cộng đồng về gánh nặng bệnh tật của bệnh lý lây nhiễm, gia tăng đề kháng kháng sinh của vi sinh vật và vai trò của vắc xin phòng ngừa.

Ký kết giữa Bệnh viện Thống Nhất và Pfizer Việt Nam (Ảnh: My Nguyễn)

Hợp tác xoay quanh các hạng mục chính: Hội thảo khoa học; Chương trình đào tạo AMS; Hỗ trợ chẩn đoán sớm; Chương trình nâng cao nhận thức về AMS và Chương trình Giám sát AMS. Bên cạnh đó, chương trình cũng nhấn mạnh tầm quan trọng vai trò của vắc xin ngừa các bệnh lý nhiễm trùng, đặc biệt trên nhóm bệnh nhân nguy cơ cao (bệnh phổi mạn tính, tim mạch, đái tháo đường, bệnh lý gan, thận). Thông qua triển khai các chương trình giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức về chủng ngừa các bệnh lý lây nhiễm; Chương trình đào tạo về An toàn tiêm chủng.

Đề kháng kháng sinh (AMR) được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe toàn cầu, tạo ra nhiều gánh nặng cho bệnh nhân, người thân và kinh tế cùng hệ thống y tế. Đây là hệ quả của việc lạm dụng thuốc hoặc không tuân thủ chỉ định điều trị, bao gồm cả kháng sinh trong y tế, chăn nuôi, các tác nhân liên quan đến vệ sinh trong môi trường, dẫn đến sự xuất hiện của các "siêu vi khuẩn" ngày càng kháng thuốc hơn. Khi đó, thuốc dần mất hiệu quả, khiến bệnh nhân cần liệu trình điều trị chuyên sâu hơn, tốn kém hơn cùng thời gian điều trị kéo dài.

Theo WHO ước tính, đề kháng kháng sinh dẫn đến 5 triệu ca tử vong mỗi năm. Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia được WHO xếp hạng có tỉ lệ đề kháng kháng sinh đáng báo động, và cần có các giải pháp cấp bách.

Hạn chế sự xuất hiện và lây lan của mầm bệnh kháng thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng điều trị bệnh cho con người, động vật và thực vật của thế giới, giảm rủi ro về sức khỏe, và an ninh lương thực và duy trì tiến bộ trong các mục tiêu phát triển bền vững của WHO.

Trước tình hình đề kháng kháng sinh ngày càng phức tạp, Pfizer Việt Nam đã tiên phong trong việc hợp tác cùng các cơ sở y tế Việt Nam để ứng phó. PGS-TS.BS Lê Đình Thanh - Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất cho biết: "Hai bên xác định đây là chương trình phối hợp mang tính toàn diện, có sự hoạch định rõ ràng và tận dụng lợi thế của Pfizer và Bệnh viện Thống Nhất trong các hạng mục nội dung sẽ triển khai. Chúng tôi tin rằng hợp tác này sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho công tác nâng cao nhận thức, hướng đến việc tuân thủ chỉ định sử dụng kháng sinh chặt chẽ hơn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và cộng đồng”.

Pfizer Việt Nam ký kết hợp tác với Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: My Nguyễn)

Với Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, chương trình hợp tác còn hướng đến việc hỗ trợ giải quyết các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp - nguyên nhân gây tử vong thứ 4 trên toàn cầu. Phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng phổ biến nhất hiện nay. Việt Nam là một trong 15 quốc gia chịu gánh nặng lớn về viêm phổi do phế cầu, với tỷ lệ tử vong ở mọi lứa tuổi lên tới 50%.

Ông Darrell Oh - Tổng Giám đốc Pfizer Việt Nam chia sẻ: “Hợp tác với Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định cam kết chiến lược dài hạn của Pfizer trong việc đồng hành cùng ngành y tế để cùng giải quyết các thách thức lớn tại Việt Nam, bao gồm bệnh hô hấp mắc phải và đề kháng kháng sinh. Qua nhiều năm hoạt động, Pfizer nhận thấy rằng việc giải quyết vấn đề này cần sự chung tay hợp tác đa phương, cùng nâng cao nhận thức với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, xây dựng một hệ thống quản lý thuốc hiệu quả, kết hợp với việc nghiên cứu phát triển những loại thuốc và giải pháp vaccine tiên tiến”.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Tin cùng chuyên mục

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi'

Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử

Bộ Y tế: Truy nguồn gốc thực phẩm khiến 33 người ngộ độc ở Đồng Tháp