Nâng cao chất lượng nông sản miền núi, mở rộng đầu ra cho sản phẩm

Thời gian qua, nhiều sản phẩm nông sản miền núi đã được đầu tư nâng cao chất lượng, được các kênh phân phối ưa chuộng.
Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Nông sản Tuyên Quang được ưa chuộng trong nước và xuất khẩu

Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, có tiềm năng và lợi thế riêng để phát triển nông sản. Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt hơn 11.348 tỷ đồng, tăng bình quân hơn 4%/năm; giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân 1 ha canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản gấp 1,3 lần so với năm 2020…

Nâng cao chất lượng nông sản miền núi, mở rộng đầu ra cho sản phẩm
Quảng bá nông sản miền núi tại các hội chợ của Tuyên Quang

Để hoàn thành mục tiêu này, thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao giá trị nông sản địa phương. Các hợp tác xã cũng nỗ lực đầu tư công nghệ nhằm nâng cao giá trị nông sản.

Đơn cử, với sản phẩm chè, Tuyên Quang nổi tiếng với sản phẩm chè Shan tuyết, nhưng cách đây nhiều năm, do chưa có sự đầu tư nên đầu ra cho sản phẩm này còn khó khăn. Xác định điều đó, hợp tác xã chè Hồng Thái đã tìm đến các cơ sở chè lâu năm tại Thái Nguyên, Hà Nội để học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời, mời những chuyên gia từ Hiệp hội chè về Hợp tác xã để đào tạo kỹ thuật, hướng dẫn nhân dân cách trồng, chăm sóc cây chè, thu hoạch chè sao cho đúng để cây chè luôn đạt sản lượng cao nhất.

Sau nhiều năm tìm hướng phát triển, từ khi đổi mới tư duy và phương thức sản xuất, đầu tư máy móc hiện đại và thực sự nắm rõ bí quyết sản xuất chè Shan tuyết, chất lượng chè của Hợp tác xã Sơn Trà đã bứt lên. Hiện, 1 kg chè Shan tuyết Sơn Trà có giá lên tới hàng triệu đồng. Hiện sản phẩm đã vào được nhiều kênh siêu thị trong nước. Đồng thời, tháng 10 vừa qua, vùng chè Shan tuyết Hồng Thái đã được Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp mã số vùng trồng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường châu Âu.

Cùng với chè Shan tuyết Hồng Thái, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, hiện nay, Tuyên Quang có nhiều sản phẩm có giá trị, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Vừa qua, Sở đã kết nối với Công ty cổ phần R.Y.B (Hà Nội) lựa chọn 7 mặt hàng nông sản để xuất khẩu vào thị trường nước Anh là: Trà túi lọc đậu đen xanh lòng của HTX Nông nghiệp hữu cơ Hồng Phát (huyện Chiêm Hóa); sản phẩm trà ổi, hoa đu đủ đực ngâm mật ong của HTX Nông sản hữu cơ Bình Minh (huyện Yên Sơn); sản phẩm chuối sấy dẻo của HTX chuối sạch Chiêu Yên (huyện Yên Sơn); sản phẩm siro chanh, siro tắc của HTX Nông sản và Dược liệu Minh Thảo (huyện Hàm Yên); chuối sấy dẻo của Hợp tác xã chuối sạch Chiêu Yên; bưởi Soi Hà của Hợp tác xã nông nghiệp Xuân Vân (Yên Sơn). Đây là lần đầu tiên các sản phẩm nông sản đạt sao OCOP của nông dân Tuyên Quang được xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Điều này sẽ tạo thêm động lực giúp nông sản của tỉnh bứt phá hơn trong thời gian tới.

Nông sản Hoà Bình nâng tầm giá trị

Hòa Bình còn có nhiều sản phẩm có tiền năng như: Cam, bưởi, chuối, chè, củ quả muối, măng... Việc thúc đẩy phát triển các sản phẩm có thế mạnh luôn được UBND tỉnh Hòa Bình quan tâm, do vậy, tỉnh cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng phát triển đa dạng các hình thức quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, quan tâm phát triển thị trường trong nước. Theo đó, ngành nông nghiệp đã tập trung xây dựng các mô hình liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm trồng trọt chủ lực, quy mô lớn theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn với tiêu chuẩn quốc tế. Ưu tiên cấp mã số vùng trồng cho các vùng trồng cây chủ lực, lợi thế, có tiềm năng xuất khẩu như bưởi, nhãn, chuối, thanh long và hướng tới các cây trồng khác như: Chè, mía tím, mía trắng, cây họ bầu bí...

Những năm gần đây, nhiều nông sản Hòa Bình như nhãn Sơn Thủy (Kim Bôi), bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Diễn (Yên Thủy), mía tím... đã đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ khẳng định thương hiệu và chất lượng tại thị trường trong nước mà còn nhiều thị trường khó tính.

Những sản phẩm nông sản tiêu biểu của Hòa Bình đã xuất khẩu trong thời gian qua gồm: Mía ăn tươi và bưởi Diễn, bưởi đỏ sang Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, EU, cháo sen Bát Bảo Minh Trung sang Nhật Bản, nhãn Sơn Thủy sang EU, măng sang Đài Loan (Trung Quốc), cam Cao Phong sang thị trường Vương quốc Anh…

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình cho hay, việc đẩy mạnh phát nhiều loại hình sản phẩm nông sản chất lượng cao của tỉnh không chỉ góp phần giải quyết bài toán tiêu thụ hàng Việt Nam hiệu quả mà còn tạo ra sự đa dạng trong danh sách các sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Từ đó, giúp sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường trong nước và nâng cao thu nhập kinh tế cho người dân.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nông sản Việt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Hiện toàn tỉnh Sơn La có 39 chuỗi rau, 178 chuỗi quả, 15 chuỗi chè, cà phê; trên 100 cơ sở áp dụng VietGAP, GlobalGAP... giúp tiêu thụ nông sản bền vững.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Đẩy mạnh chuyển đổi số bằng cách đưa nông sản lên các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội là giải pháp tiêu thụ nông sản Bắc Kạn hiệu quả.
Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Lai Châu hiện có diện tích chè kinh doanh rộng 8.400 ha, năng suất và sản lượng chè tăng trưởng. Toàn tỉnh đang hướng đến phát triển bền vững cây chè.
Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Việt Nam có hàng ngàn sản phẩm miền núi có chất lượng cao. Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi là giải pháp quan trọng nâng cao giá trị.
Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Yên Bái đang linh hoạt sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản đến tay người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Sau hơn 3 năm triển khai Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Bắc Kạn đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

57 năm qua, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, chính trị vùng biên.
Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Bằng việc liên kết chặt giữa người nông dân và doanh nghiệp, giá trị cà phê Sơn La đã không ngừng tăng cao.
Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Thời gian qua, sàn thương mại điện tử buudien.vn đã hỗ trợ tiêu thụ rất nhiều loại nông sản của các địa phương miền núi.
Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Năm nay, ca cao liên tục giữ giá, nhiều người trồng cao cao phấn khởi. Sản xuất theo hướng hữu cơ giúp ca cao ổn định đầu ra, giá bán cao.
Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’ tạo sự vượt trội về chất lượng, uy tín của sản phẩm và ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.
Longform |

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Phát triển sản phẩm quế hữu cơ hướng đến thị trường toàn cầu sẽ là giải pháp quan trọng để đưa quế, hồi của Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế.
Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Sản phẩm cam Cao Phong của Hoà Bình đã và đang được hỗ trợ tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử, giúp mở rộng đầu ra, gia tăng giá trị.
Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Nhiều năm đi vào vận hành, sàn thương mại điện tử buudien.vn đã đồng hành với bà con nông dân miền núi trong tiêu thụ nông sản.
Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Cùng với quốc lộ 2, hiện nhiều tuyến đường liên huyện, xã của Hà Giang cũng bị sạt lở nghiêm trọng, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu được tỉnh ưu tiên.
Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Tỉnh Bắc Kạn đang tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Chè là một trong những sản phẩm thế mạnh của huyện miền núi Hải Hà - Quảng Ninh và được địa phương này triển khai nhiều giải pháp quảng bá, nâng cao giá trị.
Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và tỉnh thành, Bắ Kạn đã giới thiệu đặc sản, dịch vụ đặc sắc, với các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh.
Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi 2024 là cơ hội để nông sản vùng cao đến với người tiêu dùng.
Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Thời gian qua, Bưu điện tỉnh Điện Biên đã triển khai gian hàng OCOP tại Bưu điện thành phố Điện Biên Phủ và đưa sản phẩm lên sàn buudien.vn
Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Đến nay, tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ đưa 1.911 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Buudien.vn (trong đó có 45 sản phẩm OCOP; 1.869 sản phẩm nông sản).
Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Thời gian qua, đã có nhiều sản phẩm nông sản Đắk Nông được tiêu thụ hiệu quả qua sàn thương mại điện tử.
Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử tiếp tục trở thành công cụ hữu ích hỗ trợ tỉnh Sơn La tiêu thụ nông sản thế mạnh.
Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Với sự chủ động chuẩn bị từ sớm, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn tại Sơn La đã dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Tăng cường quảng bá, nông sản Sơn La rộng mở đầu ra

Tăng cường quảng bá, nông sản Sơn La rộng mở đầu ra

Những sự kiện xúc tiến thương mại do ngành Công Thương Sơn La phối hợp với các đơn vị tổ chức đã và đang giúp rộng mở đầu ra cho nông sản Sơn La.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động