Năm học mới 2023 - 2024: Nhiều địa phương vẫn thiếu giáo viên trầm trọng

Ngày mai (5/9), học sinh cả nước bước vào năm học mới. Tuy nhiên nhiều địa phương vẫn đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng ở nhiều cấp học.
Chương trình giáo dục mới sẽ thiếu hơn 90.000 giáo viên: Cần đánh giá lại! Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về tình trạng giáo viên thiếu, bỏ việc?

Cả nước còn thiếu 118.253 nghìn giáo viên

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục đào tạo chính là đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục: “Nhiệm vụ của giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn - hóa”.

Thầy giáo là người định hướng, dẫn dắt thế hệ trẻ từng bước nắm bắt kiến thức, chân lý thời đại… thế nhưng đến cuối năm học 2022 - 2023, cả nước vẫn còn thiếu 118.253 nghìn giáo viên, tăng thêm hơn 11 nghìn so với năm học 2021 – 2022, khiến không ít người buồn lòng.

Năm học mới 2023 - 2024: Nhiều địa phương vẫn thiếu giáo viên trầm trọng
Năm học 2022 - 2023, cả nước còn thiếu 118.253 nghìn giáo viên. Ảnh minh họa

Không chỉ thiếu giáo viên, năm học 2022 - 2023 cũng ghi nhận số giáo viên nghỉ hưu và nghỉ việc tăng cao (10.094 giáo viên nghỉ hưu và 9.295 giáo viên nghỉ việc), tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế - xã hội phát triển.

Cận kề năm học mới 2023 - 2024, ngành giáo dục hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông thông tin đang thiếu hàng nghìn người. UBND tỉnh Đắk Nông đã báo cáo Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo xin giao bổ sung 1.021 biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thuộc tỉnh; đồng thời đề nghị không thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026 đối với tỉnh hoặc có cơ chế đặc thù đối với những tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Điều đáng nói, không phải năm học này hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông mới thiếu giáo viên mà tình trạng này diễn ra nhiều năm. Và cũng không phải chỉ hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông mà rất nhiều địa phương đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng ở nhiều cấp học nhưng lại khó tuyển dụng.

Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, vấn đề thiếu giáo viên và vấn đề giáo viên nghỉ việc, chuyển việc là hai vấn đề khác nhau nhưng cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu giáo viên đã diễn ra nhiều năm về trước, do số lượng bỏ việc, giảng viên nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số nghỉ hưu, do thừa, thiếu cục bộ, khó điều tiết và thiếu do tăng dân số tự nhiên; biến động dồn dịch về dân số ở một số vùng, miền dồn về các thành phố lớn và khu công nghiệp; tác động của dịch bệnh đến các trường mầm non phải đóng cửa, đặc biệt là nhóm trẻ tư thục và thiếu do nhu cầu để thực hiện phổ cập mầm non bậc 5 tuổi.

Bên cạnh đó, do việc tăng số buổi học từ 1 buổi lên 2 buổi/ngày và do chuẩn về mặt tỷ lệ giáo viên trên học sinh, tỷ lệ số học sinh trên lớp cần đảm bảo, chuẩn 35 giáo viên cho bậc tiểu học và 45 học sinh trên lớp của bậc trung học.

Riêng với năm học vừa qua, số lượng thiếu giáo viên tăng mạnh do số trẻ đến trường năm học 2022 - 2023 tăng thêm 132.245 trẻ so với năm học trước (tương đương cần tăng thêm khoảng 5.500 giáo viên). Cấp tiểu học, tỷ lệ lớp học 2 buổi/ngày năm học 2022 - 2023 tăng 4,6% so với năm học trước (tương đương tăng 10.811 lớp học 2 buổi/ngày, cần tăng thêm khoảng 3.000 giáo viên). Cấp THPT tăng 669 lớp so với năm học trước (tương đương cần tăng thêm khoảng 1.500 giáo viên).

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn như: Thiếu nguồn tuyển giáo viên một số môn học đặc thù; sức hút vào ngành còn hạn chế; việc tuyển dụng và tinh giản biên chế ở một số nơi còn bất cập. Một số địa phương tinh giản biên chế còn cào bằng về tỷ lệ, chưa linh hoạt, còn cắt giảm cơ học số lượng người làm việc…

Tuy nhiên, từ thực tiễn cơ sở, ngoài những nguyên nhân trên, các địa phương đã chỉ ra hạn chế trong cơ chế, chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể, việc quy định một định mức giáo viên/lớp, mức sỹ số học sinh/lớp chung cho cả nước không phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho địa phương trong tuyển dụng; giáo viên nghỉ việc do lương, trợ cấp còn thấp, trong khi khối lượng công việc nhiều do địa bàn dân cư thưa thớt, di chuyển đi dạy quá xa.

Ngoài ra, do chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 thay đổi cơ cấu môn học dẫn đến môn thừa, môn thiếu giáo viên cục bộ...

Giải pháp nhỏ cho vấn đề lớn

Trước thực tế này, nhiều địa phương đang nỗ lực lấp khoảng trống thiếu giáo viên bằng cách dồn lớp; bố trí giáo viên dạy liên môn, liên cấp, liên trường, liên huyện; động viên giáo viên dạy tăng tiết, tăng buổi; hợp đồng giáo viên… Tuy nhiên, tình trạng “giật gấu vá vai” như vậy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của giáo viên mà còn chất lượng giảng dạy cho học sinh.

Để khắc phục tình trạng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp Bộ Nội vụ đề xuất giao bổ sung biên chế giáo viên. Trên cơ sở đề xuất, Bộ Chính trị đã bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biến thể giáo viên mầm non, phổ thông công lập; kiểm tra, rà soát công tác quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các địa phương...

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về định mức giáo viên/lớp; thí điểm cơ chế tự chủ đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

Đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chế độ chính sách đối với nhà giáo dục để thu hút người giỏi vào làm giáo viên, giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với nghề, đảm bảo ổn định đội ngũ; tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp học; chuẩn bị đủ nguồn tuyển giáo viên…

Đối với các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc giải quyết tình trạng thừa các bộ và thiếu giáo viên; đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục.

Tại phiên họp toàn thể Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chia sẻ: Trong phạm vi điều kiện có thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Nội vụ thống nhất tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên 10%, bậc tiểu học 5%. Mặc dù số tiền phụ cấp còn nhỏ nhưng cũng là sự động viên với giáo viên.

Ngoài những vấn đề nêu trên, giới chuyên gia cũng chỉ ra, giải quyết vấn đề thiếu giáo viên không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục mà rất cần sự phối hợp với các ngành khác; cần tạo môi trường làm việc hạnh phúc, động viên giáo viên theo đuổi sự nghiệp giáo dục; tận dụng chuyển đổi số để giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính, từ đó tạo điều kiện cho giáo viên có thể tập trung vào công việc chuyên môn và mang lại hiệu quả tốt hơn...

Theo thống kê, lương bình quân hàng tháng của giáo viên mầm non, phổ thông và giảng viên đại học (năm 2020) là 7,05 triệu đồng. Tại những khu công nghiệp có sự chênh lệch lương quá lớn giữa giáo viên và công nhân lao động. Lương giáo viên mầm non mới ra trường chỉ trên dưới 3,5 triệu đồng/tháng, trong khi lương một công nhân làm việc cùng khu lại được 7-8 triệu đồng.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết hôm nay 8/9/2024: Mưa lớn trên 350mm ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Dự báo thời tiết hôm nay 8/9/2024: Mưa lớn trên 350mm ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Dự báo thời tiết hôm nay 8/9/2024: Phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa vừa đến mưa rất to, có nơi trên 200mm. Phía Tây Bắc Bộ mưa trên 350mm.
Dự báo thời tiết biển ngày 8/9/2024: Vùng biển Vịnh Bắc Bộ gió giật cấp 9, sóng lớn, biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển ngày 8/9/2024: Vùng biển Vịnh Bắc Bộ gió giật cấp 9, sóng lớn, biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 8/9/2024, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng lớn. Biển động mạnh.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 8/9/2024: Sau bão số 3 Hà Nội còn mưa vừa và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 8/9/2024: Sau bão số 3 Hà Nội còn mưa vừa và dông

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 8/9/2024, Hà Nội nhiều mây, có mưa, mưa vừa và dông.
Hà Nội: Ảnh hưởng bão số 3, đường phố tan hoang, cây đổ ngổn ngang

Hà Nội: Ảnh hưởng bão số 3, đường phố tan hoang, cây đổ ngổn ngang

Tối 7/9, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), khu vực nội thành Hà Nội có mưa to, gió mạnh, cây cối đổ ngổn ngang trên phố nhiều tuyến phố.
Bão Yagi đổ bộ Hà Nội: Chung cư sập trần, cửa bung, nứt kính, nước tràn vào nhà

Bão Yagi đổ bộ Hà Nội: Chung cư sập trần, cửa bung, nứt kính, nước tràn vào nhà

Ngay khi bão Yagi đổ bộ Hà Nội, nhiều khu chung cư đã xảy ra tình trạng sập trần, nước tràn, cửa kính rơi...

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Cảnh báo ngập lụt từ đêm 7/9 do bão số 3

Hà Nội: Cảnh báo ngập lụt từ đêm 7/9 do bão số 3

Trong những giờ tới, do ảnh hưởng của bão số 3, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận có khả năng bị ngập úng với độ sâu phổ biến từ 20-40cm.
Cần cẩu ở Hà Nội bị gió thổi quay tít trong bão Yagi

Cần cẩu ở Hà Nội bị gió thổi quay tít trong bão Yagi

Cần cẩu tháp của một dự án đang xây dựng tại phường Mỹ Đình 2 (Hà Nội) bị sức mạnh của bão Yagi thổi quay tít, khiến người dân khiếp sợ.
EVNGENCO2 khẩn cấp ứng phó với bão số 3 YAGI và mưa lũ

EVNGENCO2 khẩn cấp ứng phó với bão số 3 YAGI và mưa lũ

Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) họp trực tuyến, khẩn trương triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó với bão số 3 YAGI và mưa lũ.
4 người chết, 78 người bị thương khi bão Yagi đổ bộ Quảng Ninh, Hải Phòng

4 người chết, 78 người bị thương khi bão Yagi đổ bộ Quảng Ninh, Hải Phòng

4 người ở Quảng Ninh và Hải Phòng tử vong do bị cây đè, mái tôn đổ sập, rơi xuống biển... khi bão Yagi đổ bộ.
Xe chữa cháy chắn mưa gió cho người đi xe máy vượt bão Yagi ở Hà Nội

Xe chữa cháy chắn mưa gió cho người đi xe máy vượt bão Yagi ở Hà Nội

Khi thấy hàng chục xe máy đi trên đường gặp khó khăn do gió bão thổi mạnh, xe chuyên dụng Cảnh sát PCCC&CNCH Hà Nội đã đi chậm để che chắn.
Vụ bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng: Có vấn đề trong thanh tra, kiểm tra

Vụ bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng: Có vấn đề trong thanh tra, kiểm tra

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi khẳng định, vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng có liên quan đến công tác quản lý.
Chùm ảnh: Thành phố Hạ Long tan hoang sau khi siêu bão Yagi càn quét

Chùm ảnh: Thành phố Hạ Long tan hoang sau khi siêu bão Yagi càn quét

Siêu bão số 3 Yagi đang đổ bộ vào đất liền với cường độ mưa, tốc độ gió cực mạnh. Các lực lượng chức năng giúp người dân sơ tán người, tài sản đến nơi an toàn.
Hà Nội: Chủ tịch huyện bác thông tin sập nhà 4 tầng ở Thạch Thất

Hà Nội: Chủ tịch huyện bác thông tin sập nhà 4 tầng ở Thạch Thất

Trên mạng xã hội lan truyền thông tin “sập nhà 4 tầng lắp ghép ở Thạch Thất, chưa rõ thương vong” do ảnh hưởng của bão số 3, gây xôn xao dư luận.
Bão Yagi đổ bộ, lịch cắt điện Hà Nội thế nào?

Bão Yagi đổ bộ, lịch cắt điện Hà Nội thế nào?

Tính đến 18h00 ngày 7/9/2024, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) thông báo không có lịch cắt điện nào trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ba sân bay miền Bắc kéo dài thời gian ngừng khai thác bởi siêu bão

Ba sân bay miền Bắc kéo dài thời gian ngừng khai thác bởi siêu bão

Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định kéo dài thời gian ngừng khai thác tàu bay tại Cảng HKQT Vân Đồn, Cát Bi và Nội Bài.
Cập nhật bão số 3: Hà Nội gió mạnh, mưa lớn nhưng chưa phải lúc bão mạnh nhất

Cập nhật bão số 3: Hà Nội gió mạnh, mưa lớn nhưng chưa phải lúc bão mạnh nhất

Cập nhật bão số 3 ngày 7/9, Hà Nội mặc dù có gió mạnh và mưa lớn khiến cây đổ nhiều, nhưng chưa phải lúc bão mạnh nhất.
Công an tỉnh Quảng Ninh kịp thời ứng phó với cơn bão số 3 Yagi

Công an tỉnh Quảng Ninh kịp thời ứng phó với cơn bão số 3 Yagi

Hôm nay (7/9) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Công an tỉnh Quảng Ninh
Bão Yagi tiến thẳng vào đất liền, Hải Phòng, Quảng Ninh thiệt hại nặng nề, mất điện diện rộng

Bão Yagi tiến thẳng vào đất liền, Hải Phòng, Quảng Ninh thiệt hại nặng nề, mất điện diện rộng

Cơn bão số 3 (hay còn gọi là bão Yagi) đổ bộ tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng đã xảy ra mất điện trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Cập nhật mới nhất về bão số 3: Cảnh báo ngập lụt khu vực Hà Nội

Cập nhật mới nhất về bão số 3: Cảnh báo ngập lụt khu vực Hà Nội

Cập nhật mới nhất bão số 3 (17h ngày 7/9) vị trí tâm siêu bão ở khoảng 20.9 độ Vĩ Bắc; 106.3 độ Kinh Đông, trên đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương.
Thông tin Hà Nội cắt điện toàn thành phố là sai sự thật

Thông tin Hà Nội cắt điện toàn thành phố là sai sự thật

Hiện trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin Hà Nội mất điện diện rộng do bão Yagi. Đây là thông tin không chuẩn xác, người dân cần cẩn trọng.
Rưng rưng hình ảnh ngư dân Quảng Ninh

Rưng rưng hình ảnh ngư dân Quảng Ninh 'vượt' bão Yagi cứu tài sản

Tại Cô Tô, Quảng Ninh, xuất hiện video clip của một ngư dân vượt bão Yagi, ngược sóng, ngược gió bơi ra biển lớn để cứu lấy tài sản bị bão đánh trôi.
Bão số 3 hoành hành ở Quảng Ninh: Tường kính bung tơi tả, ô tô bị thổi bay

Bão số 3 hoành hành ở Quảng Ninh: Tường kính bung tơi tả, ô tô bị thổi bay

Nhiều tòa nhà cao tầng, chung cư tại tỉnh Quảng Ninh bị bão số 3 - bão Yagi thổi bay cả mảng tường kính.
Bộ Công Thương thông tin về công tác vận hành hồ chứa thủy điện

Bộ Công Thương thông tin về công tác vận hành hồ chứa thủy điện

Chiều 7/9, Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương (Ban Chỉ huy) có báo cáo về công tác ứng phó với cơn bão số 3.
Hà Nội: 200 cây đổ, 7 người thương vong do bão số 3

Hà Nội: 200 cây đổ, 7 người thương vong do bão số 3

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nhiều khu vực của TP. Hà Nội có mưa to kèm gió lớn khiến nhiều cây xanh đổ gãy, khiến 7 người bị thương vong.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thảo luận về mối quan hệ giữa các cấp công đoàn

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thảo luận về mối quan hệ giữa các cấp công đoàn

Trong 2 ngày (6-7/9), hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ sáu (khóa XIII) đã diễn ra tại Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động