Năm 2023, Sơn La sẽ xuất khẩu 18.700 tấn trái cây

18.700 tấn trái cây, tương đương 25,26 triệu USD sẽ được Sơn La xuất khẩu trong năm 2023, tăng 26,15% so với năm 2022.
Sơn La: Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử Chính sách nông nghiệp: Chìa khóa nâng cao giá trị nông sản Sơn La

Ngày 15/4, tại xã Mường Bú, Hội Nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với UBND huyện Mường La tổ chức Lễ phát động phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu năm 2023.

Tỉnh Sơn La hiện có 84.784 ha cây ăn quả, sản lượng quả năm 2023 ước đạt 451.779 tấn, tăng 28% so với năm 2022; có 261 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn; 22.459 ha cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và tương đương; 24 sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ; 83 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.

Mỗi năm toàn tỉnh đã thực hiện bao trái được khoảng 14 triệu trái cây, trong đó chủ yếu là bao trái xoài, bưởi da xanh, na, ổi...

Tại Lễ phát động, Hội Nông dân tỉnh kêu gọi hội viên, nông dân toàn tỉnh hưởng ứng phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu, phấn đấu đạt mục tiêu 15 triệu trái cây được bao trong năm 2023.

Lễ phát động bao trái cây sẽ mở đầu cho việc thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 302/KH-UBND ngày 28/12/2022 của UBND tỉnh về Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm nông sản 2023 với mục tiêu đạt trên 18.700 tấn, tăng 0,98%; giá trị tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt 25,26 triệu USD, tăng 26,15% so với năm 2022.

Năm 2023, Sơn La sẽ xuất khẩu 18.700 tấn trái cây
Thanh long là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Sơn La

Một số sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu chủ yếu là 8.000 tấn xoài, 4.500 tấn nhãn, gần 4.500 tấn chuối, 1.000 tấn chanh leo... với giá trị sản phẩm xuất khẩu ước đạt 25,26 triệu USD, tăng 26,15% so với năm 2022.

Để sản phẩm trái cây Sơn La chinh phục được các thị trường khó tính như: EU, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, Nga, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Trung Đông và Asean chấp nhận thì việc đầu tiên là Sơn La phải cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm, tổ chức thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất và quản lý tốt mã số vùng trồng, quản lý và sử dụng có hiệu quả thương hiệu sản phẩm.

Do đó, nhằm giúp sản phẩm trái cây Sơn La tiếp tục chinh phục được các thị trường khó tính như: EU, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, Nga, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, một số nước Trung Đông và ASEAN, Hội Nông dân tỉnh Sơn La và huyện Mường La phấn đấu bao được 15 triệu trái cây trong năm 2023.

Những năm qua, Sơn La là một trong những địa phương tiêu biểu vùng Tây Bắc trong xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là nông sản. Năm 2022, Sở Công Thương đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Công Thương, các tỉnh, thành phố trong công tác điều tiết hàng hóa thông quan, giải quyết khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong xuất khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu, trong đó có các sản phẩm nông sản của tỉnh. Tỉnh cũng đã triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (AVFTA, CPTPP...) trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm của tỉnh xuất khẩu và giới thiệu các sản phẩm nông sản sang 21 nước và vùng lãnh thổ.

Kết quả, trong năm 2022, tỉnh đã xuất khẩu trên 9.000 tấn xoài; hơn 3.700 tấn nhãn; 4.500 tấn chuối... Sản phẩm của tỉnh được đối tác đánh giá cao, phù hợp với yêu cầu tiêu thụ, xuất khẩu.

Trước đó, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch số 302/KH-UBND về xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La năm 2023.

Kế hoạch chỉ rõ, nhằm xây dựng, phát triển vùng sản xuất có quy mô lớn, áp dụng quy trình trồng, chăm sóc và thu hái tốt để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản. Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, nhất là các sản phẩm đã được xây dựng thương hiệu, cấp chứng nhận VietGAP, mã số vùng trồng, văn bằng bảo hộ… nhằm tạo dựng, duy trì thương hiệu nông sản Sơn La tại thị trường trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, phù hợp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng tiêu chuẩn, quy định nhập khẩu hàng hóa của các quốc gia. UBND tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La năm 2023 với chỉ tiêu như sau:

Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của tỉnh năm 2023 đạt 184 triệu USD, tăng 5,24% so với năm 2022: Trong đó, sản phẩm nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt 171,8 triệu USD, tăng 5,29% so với năm 2022 góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới.

Đối với trái cây, số lượng sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt trên 18.700 tấn (tăng 0,98% so với năm 2022). Giá trị tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt 25,26 triệu USD (tăng 26,15% so với năm 2022). Một số sản phẩm trái cây chủ yếu: xoài, nhãn, chanh leo...

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu trái cây

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sầu riêng Việt Nam bứt phá về thị phần tại Trung Quốc

Sầu riêng Việt Nam bứt phá về thị phần tại Trung Quốc

Trong khi sầu riêng Thái Lan giảm tốc thì sầu riêng ghi nhận sự bứt phá ngoạn mục về kim ngạch và thị phần tại thị trường Trung Quốc.
5 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

5 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc chiếm 76% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.
Xuất khẩu gỗ 15 ngày tháng 1/2025 thu về 738,8 triệu USD

Xuất khẩu gỗ 15 ngày tháng 1/2025 thu về 738,8 triệu USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ ngày 1/1/2025 đến ngày 15/1/2025 đạt 738,8 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Bộ Công Thương xây dựng Thông tư về danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới

Bộ Công Thương xây dựng Thông tư về danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới

Bộ Công Thương xây dựng các dự thảo Thông tư về danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới.
Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư về kinh doanh xuất khẩu gạo

Dự thảo Thông tư quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo được Bộ Công Thương xây dựng sau khi Nghị định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo được ban hành đầu năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu cao su sang Malaysia tăng gấp hơn 5 lần

Xuất khẩu cao su sang Malaysia tăng gấp hơn 5 lần

Malaysia là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 4 của Việt Nam trong năm 2024, tăng mạnh 433,5% về lượng và tăng 515,7% về trị giá so với năm 2023.
Năm 2024, thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 15 tỷ USD

Năm 2024, thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 15 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ năm 2024 đạt xấp xỉ 15 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2023.
Thái Lan rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá thép

Thái Lan rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá thép

Thái Lan thông báo khởi xướng rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép các bon cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc...
Hoa Kỳ tăng thuế với hàng nhập khẩu, doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì?

Hoa Kỳ tăng thuế với hàng nhập khẩu, doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì?

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và việc quốc gia này có thể áp thuế mới lên hàng nhập khẩu gây lo ngại ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu.
Thị trường thương mại điện tử: Còn nhiều thách thức

Thị trường thương mại điện tử: Còn nhiều thách thức

Năm 2025 tiếp tục dự báo đầy thách thức cho thị trường thương mại điện tử song cũng mở ra nhiều cơ hội nếu doanh nghiệp có khả năng vận hành linh hoạt, rõ ràng.
Việt Nam nhập khẩu thịt lợn nhiều nhất từ Brazil

Việt Nam nhập khẩu thịt lợn nhiều nhất từ Brazil

Năm 2024, Việt Nam nhập khẩu thịt lợn từ khoảng 43 thị trường trên thế giới, trong đó Brazil cung cấp 39,95% tổng lượng thịt lợn nhập khẩu của Việt Nam.
Nhịn đói, xếp hàng nửa ngày mua vàng vía Thần Tài sớm

Nhịn đói, xếp hàng nửa ngày mua vàng vía Thần Tài sớm

Dù chưa đến ngày vía thần Tài (mùng 10/1 âm lịch), nhiều người đã nhịn đói, xếp hàng ở các cửa hàng kinh doanh vàng tại Hà Nội để mua vàng vía Thần Tài sớm.
Thách thức từ biến động tỷ giá với xuất nhập khẩu

Thách thức từ biến động tỷ giá với xuất nhập khẩu

Theo PGS.TS Ngô Trí Long-chuyên gia kinh tế, năm 2025, Việt Nam - một quốc gia với thế mạnh xuất khẩu sẽ đối diện nhiều cơ hội, thách thức từ biến động tỷ giá.
15 ngày đầu năm 2025, xuất nhập khẩu đạt kim ngạch hơn 34 tỷ USD

15 ngày đầu năm 2025, xuất nhập khẩu đạt kim ngạch hơn 34 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 1/2025 đạt hơn 34 tỷ USD. Nhiều giải pháp đang được đề ra nhằm đưa xuất nhập khẩu tăng 12% trong năm 2025.
Xuất khẩu rau quả giảm tốc trong tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu rau quả giảm tốc trong tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu sầu riêng tụt giảm mạnh là lý do khiến xuất khẩu rau quả giảm tốc trong tháng đầu năm 2025.
Nhập khẩu cá tra: Hoa Kỳ liệu có

Nhập khẩu cá tra: Hoa Kỳ liệu có 'soán ngôi' Trung Quốc?

Những năm trở lại đây, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra của Việt Nam, tiếp đến là Hoa Kỳ. Liệu thứ tự này có thay đổi trong năm 2025?
Sản xuất sớm, kỳ vọng xuất khẩu ‘thuận buồm xuôi gió’

Sản xuất sớm, kỳ vọng xuất khẩu ‘thuận buồm xuôi gió’

Đơn hàng xuất khẩu năm 2025 khá tốt, vì vậy, 'bắt tay' ngay vào việc những ngày đầu, tháng đầu năm, doanh nghiệp kỳ vọng một năm ‘thuận buồm xuôi gió’.
Thương nhân xuất khẩu ngày càng tận dụng tốt hơn các FTA

Thương nhân xuất khẩu ngày càng tận dụng tốt hơn các FTA

Cùng việc tham gia FTA, hoạt động xuất khẩu sử dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ ưu đãi của doanh nghiệp Việt có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua.
Phát triển thương mại điện tử: Cần khung pháp lý mới

Phát triển thương mại điện tử: Cần khung pháp lý mới

Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cùng với các Luật liên quan sau này đã tạo hành lang pháp lý tương đối rõ ràng, minh bạch cho hoạt động thương mại điện tử.
Xuất khẩu gạo và câu chuyện đường dài

Xuất khẩu gạo và câu chuyện đường dài

Dù đạt những mốc kỷ lục mới về xuất khẩu nhưng việc thiếu một thương hiệu gạo mạnh đã trở thành rào cản lớn đối với ngành lúa gạo Việt Nam.
Thấy gì từ

Thấy gì từ 'thập kỷ vàng' của thương mại điện tử?

Nếu như năm 2014 doanh số thương mại điện tử B2C Việt Nam chỉ đạt 2,97 tỷ USD thì hết năm 2024 đã đạt tới giá trị hơn 25 tỷ USD.
Nhộn nhịp những chuyến hàng xuất nhập khẩu đầu năm mới

Nhộn nhịp những chuyến hàng xuất nhập khẩu đầu năm mới

Những chuyến hàng xuất nhập khẩu “xông đất” đầu năm mới Ất Tỵ là tín hiệu tích cực, kỳ vọng về một năm bội thu của hoạt động ngoại thương.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Khai thác hiệu quả nguồn lợi rừng

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Khai thác hiệu quả nguồn lợi rừng

Năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt mức kỷ lục mới 17,29 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nhìn rừng ở khía cạnh đa ngành, con số này sẽ được tăng theo cấp số nhân.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đổi tư duy, nâng giá trị nông sản

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đổi tư duy, nâng giá trị nông sản

Với thông điệp ‘Thích ứng linh hoạt - Khơi thông nguồn lực - Tăng tốc bứt phá’, đổi tư duy, nâng giá trị nông sản, ngành nông nghiệp tự tin bước vào năm mới.
Phòng vệ thương mại: Biến ‘nguy’ thành ‘cơ’ trước ‘bão’ thương trường

Phòng vệ thương mại: Biến ‘nguy’ thành ‘cơ’ trước ‘bão’ thương trường

Các quốc gia sẽ có xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng nhiều, cùng với đó, mức độ phức tạp và quy mô của các vụ việc cũng tăng lên.
Mobile VerionPhiên bản di động