Thứ sáu 18/04/2025 19:09

Năm 2023, nhập khẩu lúa mì từ Canada tăng trưởng bốn chữ số

Năm 2023, Việt Nam chi hơn 97 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ Canada với 252.803 tấn, tăng 1.372% về lượng và tăng 1.142% về trị giá so với năm 2022.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu lúa mì của Việt Nam trong tháng 12/2023 đạt 700.389 tấn với trị giá hơn 196 triệu USD, tăng mạnh 161,7% về lượng và tăng 150% về trị giá so với tháng 11.

Năm 2023, nhập khẩu lúa mì từ Canada tăng trưởng bốn chữ số

Tính chung cả năm 2023, Việt Nam chi 1,55 tỷ USD để nhập khẩu lúa mì với hơn 4,6 triệu tấn, tăng 19,7% về lượng và tăng 3,6% về trị giá so với năm 2022. Giá nhập khẩu đạt 332 USD/tấn, giảm 14% so với năm trước.

Việt Nam gần như không trồng được lúa mì, bởi vậy mỗi năm nước ta chi hàng tỷ USD để nhập khẩu. Đáng chú ý, năm 2023, nhập khẩu lúa mì từ Canada tăng trưởng bốn chữ số.

Cụ thể trong năm 2023, nước ta chi hơn 97 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ Canada với 252.803 tấn, tăng mạnh 1.372% về lượng và tăng 1.142% về trị giá so với năm 2022.

Giá nhập khẩu bình quân đạt 385 USD/tấn, giảm 16% so với năm 2022. Tuy nhiên thị trường Canada chỉ chiếm tỷ trọng gần 6% cả về lượng lẫn kim ngạch.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu trung bình 20 - 22 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mỗi năm, tương đương 60% nhu cầu toàn ngành. Trong đó, ngô chiếm khoảng 50% và lúa mì chiếm khoảng 10% khối lượng các lô hàng trên. Khi giá ngô tăng cao, lúa mì cũng được coi là loại nguyên liệu thay thế phù hợp.

Nga, Mỹ, Australia và Pháp là các nhà sản xuất lúa mì lớn của thế giới. Bên cạnh các ông lớn này, các thị trường lớn nhất cung cấp lúa mì cho Việt Nam còn bao gồm Brazil, Australia, Canada,...

Sản lượng lúa mì gần đạt mức kỷ lục của Canada vào năm 2022 dự kiến sẽ đưa nước này trở thành nhà cung cấp lúa mì lớn trên toàn cầu trong năm 2023.

Bước sang năm 2024, theo Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC), hiện chỉ có 12 nước sản xuất đủ lúa mì để xuất khẩu. Dự trữ toàn cầu cuối vụ 2022/23 dự kiến tăng 1,1 triệu tấn lên 268,4 triệu tấn, với mức tăng ở EU, Ukraine, Kazakhstan và Ấn Độ nhiều hơn bù đắp cho sự sụt giảm ở Saudi Arabia và Iran.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là nước sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới với 138 triệu tấn trong vụ mùa 2022-2023. Tuy nhiên, nước này vẫn nhập khẩu hơn 10 triệu tấn/năm để đáp ứng nhu cầu của dân số 1,4 tỷ người và dự trữ một lượng lớn. Ước tính tổng lượng lúa mì nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2023 có thể lên đến khoảng 12 triệu tấn, vượt mức kỷ lục 9,96 triệu tấn năm 2022.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?