Thứ năm 15/05/2025 02:00

Năm 2022: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hy Lạp sẽ khả quan hơn

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hy Lạp giảm từ 7,56% trong 11 tháng năm 2020, xuống 5,87% trong 11 tháng năm 2021. Dự báo năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hy Lạp sẽ khả quan hơn nhờ EVFTA.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết, Hy Lạp nhập khẩu cà phê trong 11 tháng năm 2021 đạt 48,94 nghìn tấn, trị giá 221,25 triệu EUR (tương đương 252,23 triệu USD), tăng 11,1% về lượng và tăng 19,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 11 tháng năm 2021, Hy Lạp tăng nhập khẩu hầu hết các chủng loại cà phê, ngoại trừ cà phê có mã HS 090190 (vỏ cà phê). Trong 11 tháng năm 2021, Hy Lạp nhập khẩu chủ yếu 2 chủng loại cà phê (trừ cà phê rang xay và loại bỏ caffein – HS 090111) và cà phê rang (không bao gồm cà phê đã khử caffein – HS 090121), thị phần chiếm lần lượt 71,13% và 26,14% trong 11 tháng năm 2021.

Dự báo, năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hy Lạp sẽ khả quan hơn

11 tháng năm 2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hy Lạp đạt mức 4.521 EUR/tấn (tương đương 5.153 USD/tấn), tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hy Lạp giảm từ các thị trường gồm: Pháp; Tây Ban Nha, Bulgaria. Ngược lại, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hy Lạp tăng từ nhiều thị trường như: Brazil, Việt Nam, Colombia, Honduras.

11 tháng năm 2021, Hy Lạp nhập khẩu cà phê từ thị trường nội khối đạt 17,3 nghìn tấn, trị giá 144,67 triệu EUR (tương đương 164,93 triệu USD), tăng 25,6% về lượng và tăng 24,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Đối với thị trường ngoại khối, Hy Lạp nhập khẩu cà phê trong 11 tháng năm 2021 đạt xấp xỉ 31,66 nghìn tấn, trị giá 76,58 triệu EUR (tương đương 87,3 triệu USD), tăng 4,5% về lượng và tăng 11,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, Brazil là thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Hy Lạp (tính về lượng), đạt 20 nghìn tấn, trị giá 44 triệu EUR (tương đương 50,24 triệu USD) trong 11 tháng năm 2021, giảm 1,9% về lượng, nhưng tăng 3,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Hy Lạp giảm từ 46,42% trong 11 tháng năm 2020, xuống 40,99% trong 11 tháng năm 2021.

Việt Nam là nhà cung cấp cà phê lớn thứ 3 (tính về lượng) cho Hy Lạp, đạt 2,87 nghìn tấn trong 11 tháng năm 2021, trị giá 4,78 triệu EUR (tương 5,45 triệu USD), giảm 13,8% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hy Lạp giảm từ 7,56% trong 11 tháng năm 2020, xuống 5,87% trong 11 tháng năm 2021.

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 được coi là nguyên nhân khiến hoạt động thương mại mặt hàng cà phê giữa Hy Lạp - Việt Nam diễn ra không thuận lợi trong năm 2021.

Cũng giống như nhiều quốc gia châu Âu, cà phê là một phần quan trọng của văn hóa Hy Lạp. Hy Lạp đứng ở vị trí thứ 15 trong danh sách các quốc gia tiêu thụ cà phê hàng đầu trên thế giới. Với 5,4 kg/người/ năm, người Hy Lạp tiêu thụ nhiều cà phê hơn người dân Pháp và Anh.

Dự báo năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hy Lạp sẽ khả quan hơn. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ giúp ngành cà phê Việt Nam có được lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước chưa có hiệp định thương mại với EU. Bên cạnh đó, hoạt động thông quan hàng hóa được dự báo sẽ thuận lợi hơn so với năm 2021.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Giá cà phê hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương