Thứ sáu 09/05/2025 23:41

Năm 2022: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thu 304 tỷ đồng từ sản phẩm quế

Hiện toàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có khoảng 9.881 ha quế, trong đó trồng mới năm 2022 được 580 ha, đạt 100% kế hoạch.

Với diện tích đến thời kỳ thu hoạch hơn 4.000ha; diện tích quế tập trung ở các xã khu vực 12 xã hạ huyện, chủ yêu là xã Nậm Đét, Nậm Lúc, Cốc Lầu, Bản Cái, Cốc Ly, sản lượng năm 2022 đạt 17.887 tấn, giá trị thu được từ quế đạt 304 tỷ đồng, chiếm 24,9% tổng giá trị ngành nông nghiệp.

Nhờ cây quế đời sống đồng bào dân tộc Mông, Dao đỏ từng bước nâng cao, nông thôn mới vùng cao Bản Cái- Bắc Hà ngày một khởi sắc

Đây là nguồn thu nhập rất lớn cho các hộ nông dân, không chỉ giúp bà con thoát nghèo bền vững, vươn lên khá giả, giàu có, có điều kiện vui xuân, ăn Tết Quý Mão 2023 sung túc, đầy dủ

Đến nay, cây quế đã gắn bó với bà con nông dân Bắc Hà gần 50 năm. Đặc biệt, vùng nguyên liệu quế hữu cơ đã được công nhận là 2.248 ha/3 xã (Nậm Lúc, Bản Cái, Nậm Đét), chiếm 64,1% diện tích quế hữu cơ toàn tỉnh. Có thể khẳng định, cây quế mang lại sự đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội các xã vùng thấp huyện Bắc Hà.

Quế là cây đa mục đích, vừa là cây lâm nghiệp, vừa là cây phát triển chế biến nông nghiệp. Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy Lào Cai xác định cây quế là một trong những cây chủ lực, đây là định hướng hoàn toàn đúng trong điều kiện địa hình, khí hậu và điều kiện canh tác của Lào Cai.

Thời gian qua, cây quế đã góp phần xoá đói giảm nghèo, đảm bảo xây dựng nông thôn mới, đảm bảo gắn kết, tạo ra các hợp tác xã để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy huyện Bắc Hà đặt ra mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu mở rộng đạt diện tích 11.025ha tại các xã hạ huyện, trong đó tập trung phát triển vùng quế hữu cơ với diện tích trên 2.700ha, hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia. Gắn phát triển vùng nguyên liệu quế với thu hút, kêu gọi đầu tư các cơ sở chế biến sâu vỏ quế, có giá trị gia tăng cao.

Tin, ảnh; Tráng Xuân Cường
Bài viết cùng chủ đề: xóa đói giảm nghèo

Tin cùng chuyên mục

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị