Năm 2018: Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ đạt xấp xỉ 1,7 tỷ USD

Mặc dù xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng đạt mức kỷ lục trong năm 2018 và thâm hụt thương mại giảm mạnh, nhưng tăng trưởng xuất khẩu của nước này không tăng cao như kỳ vọng và nhập khẩu cũng giảm sút do đồng nội tệ mất giá và nền kinh tế có nhiều vấn đề nan giải. Điều này đã tác động bất lợi đến xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức kỉ lục từ trước đến nay với 168,1 tỷ USD, tăng 7,1% trong năm 2018, hỗ trợ giảm thâm hụt thương mại 28,4% xuống còn 55 tỷ USD. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ, kim ngạch nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2018 cũng giảm 4,6% xuống còn 223,1 tỷ USD. Tỷ lệ bao phủ xuất nhập khẩu tăng 8,2 điểm phần trăm so với năm 2017, đạt 75,3%.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mục tiêu dài hạn là khôi phục cấu trúc cân bằng trong quan hệ ngoại thương của quốc gia này, với kì vọng tăng tỉ trọng xuất khẩu trong tổng GDP quốc gia. Ngoài ra, quốc gia này còn tăng mạnh tỉ lệ bao phủ về xuất khẩu, năm 2018 Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất khẩu đi 242 thị trường trên toàn thế giới và duy trì sức mạnh quốc gia dựa trên xuất khẩu.

nam 2018 tong kim ngach thuong mai viet nam tho nhi ky dat xap xi 17 ty usd

Về quan hệ thương mại, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2018, tổng kim ngạch thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ đạt xấp xỉ 1,7 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 1,41 tỷ USD (giảm 25,8% so với năm 2017) và kim ngạch nhập khẩu đạt 285,64 triệu USD (tăng 27,6% so với năm 2017).

Trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,41 tỷ USD, giảm 25,8% so với năm 2017, các sản phẩm chính thường đóng góp cao vào kim ngạch xuất khẩu như: điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; phương tiện vận tải và phụ tùng; gỗ và sản phẩm gỗ, nông sản như cao su, hạt tiêu đều bị giảm sút về kim ngạch xuất khẩu.

Nguyên nhân chính đến từ sự bất ổn của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó đồng tiền Lira của Thổ Nhĩ Kỳ liên tục mất giá do những tác động về chính trị, ngoại giao… Cụ thể, đồng lira mất giá tới hơn 40% so với đôla Mỹ trong cả năm 2018 khiến cho nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh đó, các hậu quả kéo theo từ sự mất giá này như lãi suất tăng cao do chính phủ nước này đẩy lãi suất để ngăn chặn sự mất giá đồng Lira. Cùng với tình hình kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài trong vài năm qua cũng làm nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tăng tưởng chậm, nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam bị suy giảm. Mặt khác, chính sách thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ cũng hạn chế nhập khẩu để cân bằng hơn giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong năm vừa qua. Ngoài ra, việc kim ngạch giảm sút còn đến từ các nguyên nhân khác như các vụ kiện chống bán phá giá, các biện pháp phòng vệ thương mại từ Thổ Nhĩ Kỳ, các nguyên nhân khách quan khác do cung cầu và giá cả thị trường thế giới đối với các mặt hàng.

Các mặt hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỹ trong năm 2018

nam 2018 tong kim ngach thuong mai viet nam tho nhi ky dat xap xi 17 ty usd

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Đơn cử, mặt hàng xơ sợi dệt các loại là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Thổ Nhĩ Kỳ, đạt kim ngạch cao từ trước năm 2017, chủ yếu là sản phẩm sợi polyester và đã bị Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đánh thuế chống bán phá giá dẫn đến việc kim ngạch xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ đối với mặt hàng này sụt giảm nghiêm trọng. Tuy sau đó, kim ngạch được bù đắp khi có sự chuyển dịch từ nhập khẩu sản phẩm sợi polyester sang sợi bông từ năm 2017 và đến 2018, kim ngạch xuất khẩu sợi bông giảm sút hơn 30% so với năm 2017 đã phần nào ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu chung vào Thổ Nhĩ Kỳ năm 2018.

Số liệu nhập khẩu các mặt hàng chính từ Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2018

nam 2018 tong kim ngach thuong mai viet nam tho nhi ky dat xap xi 17 ty usd

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Bên cạnh đó, sản phẩm nông sản chính của Việt Nam xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là hạt điều và hạt tiêu, là quốc gia có tỉ trọng xuất khẩu cao nhất đối với hai mặt hàng này vào Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, trong khi năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hạt điều vào Thổ tiếp tục tăng cao, theo TUIK, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam vào Thổ Nhĩ Kỳ tăng hơn 200%, đạt kim ngạch hơn 20,7 triệu USD trong khi hạt tiêu đen xuất vào Thổ Nhĩ Kỳ lại giảm do trong năm 2018, thị trường tiêu đen thế giới có xu hướng chững lại, giá tiêu Việt Nam liên tục ở giá thấp trong năm 2018, nhu cầu thị trường thế giới giảm sút, vì vậy đã phần nào ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu chung đối với mặt hàng này.

Tương tự đối với nhiều sản phẩm khác đã bị đánh thuế chống bán phá giá khác như: đá hoa cương (granite), sản phẩm từ gỗ (ván phủ phim), sản phẩm thép (ống thép inox hàn), dây hàn (từ nửa cuối năm 2018)... cùng với nhiều sản phẩm khác như săm lốp xe đạp, xe máy,

Về kim ngạch nhập khẩu, trong năm 2018, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Thổ Nhĩ Kỳ đạt 285,6 triệu USD, tăng 27,6% so với năm 2017. Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu giảm sút ở một số mặt hàng chính như máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác và dược phẩm nhưng lại tăng trưởng ở hầu hết các mặt hàng khác như vải các loại, sản phẩm hóa chất…

Sự mất giá của đồng Lira và chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Chính phủ đã khiến các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, hàng hóa của Thổ Nhĩ Kỳ khó cạnh tranh được trên thị trường Việt Nam do bất lợi về giá cả, thuế nhập khẩu (cao hơn các nước trong khu vực), quãng đường và thời gian vận chyển dài.

Trong năm 2019, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ được dự báo tăng trưởng thấp hơn năm 2018, chỉ ở mức khoảng 1% nên tình hình thương mại giữa hai nước khó có bước tăng trưởng mạnh, tuy nhiên khả năng tăng trưởng là khá chắc chắn do các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ cần nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu và hàng hóa Việt Nam đang nổi lên với giá thành cạnh tranh do chi phí sản xuất thấp hơn các đối thủ cạnh tranh chính. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang dần biết đến Thổ Nhĩ Kỳ với sản phẩm có chất lượng nhưng giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại của châu Âu, đặc biệt trong thời điểm tỷ giá giữa đồng Lira và USD khá ổn định như hiện nay.

Lê Phú Cường - Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Thổ Nhĩ Kỳ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Nhiều nông dân ở Long An đã trở thành "doanh nhân nông nghiệp" nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thương mại điện tử.
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Bộ Công Thương ban hành quyết định rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú, An Giang đang được phân phối rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử uy tín như Sàn Việt, mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi và tin cậy.

Tin cùng chuyên mục

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt vừa được khai mạc. Đây là một trong 10 chương trình chính của Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Bộ Công Thương quyết định rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/tháng. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường bán buôn bán lẻ trực tuyến.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Theo thông báo, EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon. Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng tải các bản câu hỏi điều tra.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston xây dựng kế hoạch nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư tại Hoa Kỳ.
Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Với mục tiêu đưa Nấm Mối Đen Uyên Khang vươn xa hơn nữa, song song với việc đầu tư vào mở rộng nhà xưởng, đầu tư kỹ thuật theo công nghệ 4.0.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Phòng vệ thương mại: Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất

Phòng vệ thương mại: Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất

Năm 2024, việc triển khai áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước được đẩy mạnh đã góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Ocean City tổ chức hội chợ xuân Giảng Võ, quy tụ gần 200 gian hàng Việt Nam và Quốc tế

Ocean City tổ chức hội chợ xuân Giảng Võ, quy tụ gần 200 gian hàng Việt Nam và Quốc tế

Ngày 23/12, Công ty Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) và Công ty Cổ phần Vinhomes công bố phối hợp tổ chức Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 tại Vinhomes Ocean Park.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động