Na Uy tinh gọn chính quyền, Việt Nam học được gì?

Na Uy đã triển khai một loạt cải cách hành chính nhằm tái cấu trúc hệ thống chính quyền địa phương và vùng. Vậy Việt Nam có thể học hỏi được gì?
Tinh gọn bộ máy: Động lực cho mục tiêu tăng trưởng 2025 Sáp nhập tỉnh là bước ngoặt phát triển mới cho vùng miền Hệ thống thanh tra sau tinh gọn, sáp nhập thay đổi thế nào?

Trong hơn một thập kỷ qua, Na Uy đã triển khai một loạt cải cách hành chính nhằm tái cấu trúc hệ thống chính quyền địa phương và vùng, với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản trị và chất lượng cung cấp dịch vụ công. Đây là một quá trình cải cách có hệ thống, mang tính thể chế rõ nét, và thể hiện tầm nhìn chiến lược về mô hình chính quyền hiện đại - phân quyền nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả và trách nhiệm giải trình.

Trước cải cách: Hệ thống phân quyền mạnh với hai cấp chính quyền địa phương

Theo báo cáo Local and regional democracy in Norway - báo cáo đánh giá thực trạng dân chủ địa phương và vùng tại Na Uy do Hội đồng Các chính quyền địa phương và vùng thuộc Hội đồng châu Âu (Council of Europe) công bố, Na Uy là một quốc gia đơn nhất nhưng có mô hình quản trị phân quyền mạnh, với hai cấp chính quyền địa phương rõ ràng: Cấp đô thị (municipalities – kommuner) và cấp vùng/hạt (counties – fylker).

Trước cải cách, hệ thống gồm 428 chính quyền cấp đô thị và 19 chính quyền cấp hạt. Sự chênh lệch giữa các đơn vị là rất lớn về diện tích, dân số và năng lực quản trị: Hơn một nửa số đô thị có dưới 5.000 dân, trong khi Oslo - vừa là thành phố vừa là hạt - có hơn 620.000 dân.

Đến ngày 1/1/2020, Na Uy tinh gọn bộ máy bằng cách giảm số lượng chính quyền đô thị từ 428 còn 356 ( trong đó 119 đô thị được sáp nhập thành 47 đơn vị mới). Ảnh minh họa
Đến ngày 1/1/2020, Na Uy tinh gọn bộ máy bằng cách giảm số lượng chính quyền đô thị từ 428 còn 356, trong đó 119 đô thị được sáp nhập thành 47 đơn vị mới. (Ảnh minh họa)

Chính quyền đô thị phụ trách các dịch vụ thiết yếu nhất như giáo dục phổ thông cơ sở, y tế ban đầu, phúc lợi xã hội, quy hoạch địa phương, cấp nước, vệ sinh môi trường, giao thông nội thị và phát triển kinh tế - văn hóa. Trong khi đó, chính quyền hạt đảm nhiệm giáo dục trung học phổ thông, giao thông công cộng liên vùng, quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế vùng, bảo tồn di sản và quản lý môi trường cấp vùng.

Dù được phân quyền rộng rãi, cả hai cấp đều chịu sự giám sát từ trung ương, đặc biệt thông qua vai trò của thống đốc hạt (County Governor), người có trách nhiệm đảm bảo tính hợp pháp trong các quyết sách và điều phối sự hiện diện của chính quyền trung ương tại địa phương.

Giai đoạn cải cách: Hướng đến tinh gọn và hiệu quả

Về quá trình cải cách cấp đô thị: Theo thông tin từ trang KS.no - trang chính thức của KS - Hiệp hội Chính quyền địa phương Na Uy, năm 2014, Quốc hội Na Uy thông qua chương trình cải cách cấp đô thị với phương châm “tự nguyện nhưng có định hướng rõ ràng”. Các đô thị được khuyến khích sáp nhập để hình thành đơn vị hành chính lớn hơn, có đủ năng lực và quy mô để thực hiện đầy đủ chức năng, đồng thời hưởng ưu đãi ngân sách.

Đến ngày 1/1/2020, Na Uy tinh gọn bộ máy bằng cách giảm số lượng chính quyền đô thị từ 428 còn 356 (trong đó 119 đô thị được sáp nhập thành 47 đơn vị mới). Hệ quả là gần 1/3 dân số Na Uy sinh sống trong các đô thị sáp nhập, trong đó 9/15 đô thị lớn nhất là các đơn vị mới sau cải cách.

Chính phủ Na Uy khẳng định mục tiêu cải cách là: Cung cấp dịch vụ công tốt và đồng đều hơn, phát triển cộng đồng toàn diện, nâng cao năng lực tài chính và tăng cường dân chủ ở cấp địa phương.

Về quá trình cải cách cấp hạt: Khác với cấp đô thị, cấu trúc hạt gần như không thay đổi trong suốt 150 năm. Tuy nhiên, năm 2016, một sách trắng về cải cách vùng được công bố, khởi đầu cho quá trình cải cách lớn nhất từ trước tới nay ở cấp này. Cải cách được triển khai từ 1/1/2020 với hai trụ cột:

Thứ nhất, chuyển giao nhiệm vụ quản lý đường bộ cấp hạt từ Cơ quan Quản lý đường bộ Quốc gia (NPRA) sang chính quyền các hạt - áp dụng cho tất cả các hạt ở Na Uy (trừ thành phố kiêm hạt Oslo).

Thứ hai, sáp nhập các hạt: Giảm số lượng chính quyền các hạt từ 19 xuống còn 11. Tuy nhiên, không phải tất cả các hạt đều bị sáp nhập. Ví dụ, các hạt Oslo, Nordland và Rogaland không được sáp nhập với bất kỳ hạt nào khác.

Theo thông tin từ trang Sciencedirect - một trong những trang về cơ sở dữ liệu lớn nhất thế giới, cuộc cải cách cấp vùng của Na Uy năm 2020 đã gây ra nhiều tranh cãi chính trị. Sau cuộc bầu cử năm 2021, một chính phủ mới lên nắm quyền và tiến hành đảo ngược một phần cải cách này. Một số hạt từng được sáp nhập vào năm 2020 đã được tách ra, có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Số lượng chính quyền cấp hạt tăng lên thành 15. Tuy nhiên, trách nhiệm quản lý đường cấp hạt không được chuyển lại cho NPRA mà vẫn do các hạt đảm nhiệm.

Hệ lụy thể chế

Việc chuyển giao quyền quản lý hạ tầng từ NPRA về các hạt đặt ra những thách thức lớn về năng lực thể chế. Nhiều hạt phải xây dựng mới toàn bộ hệ thống quản lý kỹ thuật, tài chính và nhân sự. Theo nghiên cứu của Nævestad et al. (2024), số lượng nhân sự NPRA giảm mạnh, trong khi các hạt - vốn chưa có kinh nghiệm - tiếp nhận vai trò mới, khiến nguy cơ thiếu điều phối và suy giảm chất lượng an toàn giao thông tăng cao.

Việc chuyển từ một mô hình tập trung từ một cơ quan lớn (NPRA) sang hệ thống phân tán với nhiều đơn vị nhỏ, dù mang lại cơ hội linh hoạt và sát thực tiễn hơn, cũng đòi hỏi năng lực điều phối và xây dựng chính sách đồng bộ ở cấp trung ương và cấp hạt. Nếu thiếu điều này, nguy cơ phân mảnh, mất kiểm soát chất lượng và lãng phí nguồn lực là rất rõ ràng.

Bài học cho Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính phủ số, mô hình chính quyền Na Uy mang đến nhiều bài học quan trọng:

Thứ nhất, củng cố quy mô và năng lực chính quyền địa phương: Việc sáp nhập các đơn vị hành chính nhỏ để hình thành các đơn vị có quy mô đủ lớn, đủ sức thực hiện đầy đủ chức năng, là điều Việt Nam cần cân nhắc, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, nơi có đơn vị hành chính quá nhỏ, thiếu nhân lực và ngân sách.

Thứ hai, phân cấp nhưng đi đôi với đầu tư năng lực: Việc trao thêm quyền cho địa phương phải đi kèm với nâng cao năng lực cán bộ, hệ thống quản lý và cơ chế kiểm soát. Tránh tình trạng “giao việc nhưng không giao quyền - không cấp nguồn lực”.

Thứ ba, tăng cường cơ chế phối hợp và giám sát: Kinh nghiệm Na Uy cho thấy sự phân quyền thành công phụ thuộc lớn vào khả năng điều phối giữa các cấp, đặc biệt trong lĩnh vực liên ngành như hạ tầng, môi trường, y tế.

Thứ tư, giữ vững vai trò điều phối của trung ương: Dù phân quyền mạnh, chính phủ trung ương vẫn phải đảm bảo giám sát tính pháp lý, tính thống nhất chính sách và chất lượng dịch vụ công.

Thứ năm, đặt trọng tâm vào người dân: Cải cách hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí xã hội và mang lại lợi ích cụ thể cho người dân – đó cũng nên là tiêu chí quan trọng trong mọi quyết sách cải cách hành chính ở Việt Nam.

Từ mô hình Na Uy, có thể thấy rằng, thành công của cải cách không chỉ nằm ở thiết kế thể chế, mà còn phụ thuộc vào quá trình thực thi, năng lực đội ngũ, sự đồng thuận xã hội và cơ chế đánh giá - điều chỉnh linh hoạt.

Na Uy là hình mẫu về mô hình chính quyền hai cấp hiện đại, với sự phân quyền rõ ràng nhưng vẫn duy trì cơ chế giám sát hiệu quả từ trung ương. Các cải cách tinh gọn bộ máy, dù vấp phải tranh cãi, cho thấy quyết tâm xây dựng một chính quyền địa phương đủ mạnh, linh hoạt và gần dân hơn. Tuy nhiên, bài học nổi bật từ cải cách là: Phân quyền không thể thành công nếu thiếu đầu tư tương xứng vào năng lực tổ chức, hệ thống quản lý và cơ chế phối hợp giữa các cấp chính quyền.
Thanh Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tinh gọn bộ máy

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thời tiết hôm nay 31/3: Miền Bắc có rét đậm, rét hại

Thời tiết hôm nay 31/3: Miền Bắc có rét đậm, rét hại

Thời tiết hôm nay 31/3, Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ có mưa, trời rét, nhiều nơi có rét đậm, rét hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và cây trồng, vật nuôi.
Thời tiết biển hôm nay 31/3/2025: Dự báo gió giảm dần

Thời tiết biển hôm nay 31/3/2025: Dự báo gió giảm dần

Dự báo thời tiết biển hôm nay 31/3/2025, gió đông bắc trên khu vực Vịnh Bắc Bộ và phía Bắc Biển Đông có cường độ mạnh, biển động, sóng cao 2,0 - 3,0m.
Có nên cấm nhà giáo giữ chức vụ quản lý khi kéo dài tuổi nghỉ hưu?

Có nên cấm nhà giáo giữ chức vụ quản lý khi kéo dài tuổi nghỉ hưu?

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về việc cấm giữ chức vụ quản lý khi kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với nhà giáo, được quy định tại Luật Nhà giáo.
Việt Nam viện trợ 300.000 USD và nhân lực giúp Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Việt Nam viện trợ 300.000 USD và nhân lực giúp Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Việt Nam quyết định hỗ trợ khẩn cấp đồ cứu trợ và viện trợ 300.000 USD giúp Myanmar khắc phục hậu quả động đất.
Từ 1/7, chính quyền địa phương được tổ chức ra sao?

Từ 1/7, chính quyền địa phương được tổ chức ra sao?

Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được Bộ Nội vụ đề xuất có hiệu lực từ ngày 1/7 sẽ tác động ra sao đến việc tổ chức cấp huyện?

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 chiến sỹ Việt Nam sang Myanmar cứu hộ động đất

Hơn 100 chiến sỹ Việt Nam sang Myanmar cứu hộ động đất

Dự kiến ngay trong ngày 30/3, hơn 100 cán bộ chiến sĩ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam sang Myanmar để tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn.
80 cán bộ Bộ Quốc phòng sẵn sàng lên đường hỗ trợ Myanmar sau động đất

80 cán bộ Bộ Quốc phòng sẵn sàng lên đường hỗ trợ Myanmar sau động đất

Chiều 30/3, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.
ViruSs với phiên livestream thứ 2: Cộng đồng có bị dắt mũi?

ViruSs với phiên livestream thứ 2: Cộng đồng có bị dắt mũi?

ViruSs với phiên livestream thứ 2, không lời xin lỗi, chỉ là một cú chuyển hướng chiến lược, đổi sân chơi để tiếp tục gặt hái tiền bạc từ sự tò mò của dư luận.
KOL/KOC và mặt trái truyền thông: Khi niềm tin bị đánh cắp

KOL/KOC và mặt trái truyền thông: Khi niềm tin bị đánh cắp

Hiện tượng quảng cáo sai sự thật, dối trá có chủ đích, thao túng lòng tin người tiêu dùng và trục lợi bằng truyền thông phi đạo đức... cần lên án!
Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Nhiều suất quà ý nghĩa đã được Đoàn Thanh niên NSMO, Chi đoàn Vụ Pháp chế, Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương, Bitexco trao tận tay người dân huyện Bá Thước.
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh: Làm gì để không mất tiền tỷ trên vỉa hè, lòng đường?

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh: Làm gì để không mất tiền tỷ trên vỉa hè, lòng đường?

Trong khi Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vẫn loay hoay với thất thu phí đỗ xe, nhiều thành phố trên thế giới đã biến việc này thành chiến lược quản trị đô thị.
Nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng cho công nghiệp 4.0

Nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng cho công nghiệp 4.0

Là cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương, Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội đang chuyển đổi mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm quản trị công hiệu quả sau sáp nhập tỉnh

Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm quản trị công hiệu quả sau sáp nhập tỉnh

Sau sáp nhập tỉnh, quy mô diện tích, dân số của một số địa phương sẽ tăng mạnh, làm sao để quản trị hành chính công hiệu năng - hiệu quả là vấn đề cần tính đến.
Hôm nay 30/3, 130.000 thí sinh thi đánh giá năng lực

Hôm nay 30/3, 130.000 thí sinh thi đánh giá năng lực

Hôm nay (30/3), khoảng 130.000 thí sinh tham gia đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Hiện trạng chợ Long Biên trước thời điểm được tái thiết

Hiện trạng chợ Long Biên trước thời điểm được tái thiết

Mới đây, UBND quận Ba Đình đang phối hợp với Trường Đại học Xây dựng Hà Nội nghiên cứu các phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên.
Nhân sự địa phương: Hải Dương, An Giang, TP. Hồ Chí Minh kiện toàn nhân sự

Nhân sự địa phương: Hải Dương, An Giang, TP. Hồ Chí Minh kiện toàn nhân sự

Về nhân sự địa phương tuần quan (từ 24/3 đến 30/3), nhiều địa phương như: An Giang, Sơn La, TP. Hồ Chí Minh, Hải Dương bổ nhiệm cán bộ tại các cơ quan chủ chốt.
Bộ Quốc phòng sáp nhập 2 viện nghiên cứu

Bộ Quốc phòng sáp nhập 2 viện nghiên cứu

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định sáp nhập Viện Lịch sử quân sự vào Viện Chiến lược quốc phòng, tổ chức thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam.
Việt Nam hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Việt Nam hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Dự kiến chiều 30/3, đoàn cứu trợ gồm 79 quân nhân Việt Nam sẽ được cử sang Myanmar tham gia cứu trợ, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất.
Thời tiết hôm nay 30/3: Hà Nội có mưa, trời rét

Thời tiết hôm nay 30/3: Hà Nội có mưa, trời rét

Thời tiết hôm nay 30/3, Hà Nội có lúc có mưa, trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 14-16 độ.
Thời tiết biển hôm nay 30/3/2025: Bắc Biển Đông biển động

Thời tiết biển hôm nay 30/3/2025: Bắc Biển Đông biển động

Dự báo thời tiết biển hôm nay 30/3/2025, gió đông bắc trên khu vực Vịnh Bắc Bộ và phía Bắc Biển Đông có cường độ mạnh, biển động, sóng cao 2,0 – 3,0m.
Anti vaccine - cha mẹ đẩy con vào

Anti vaccine - cha mẹ đẩy con vào 'vòng tay tử thần'

Anti vaccine không chỉ gây nguy hiểm cho con bạn, mà còn đe dọa đến sức khỏe của cả cộng đồng.
Đoàn thanh niên Bộ Công Thương tham gia thiện nguyện tại tỉnh Thanh Hóa

Đoàn thanh niên Bộ Công Thương tham gia thiện nguyện tại tỉnh Thanh Hóa

Ngày 29/3, đoàn thiện nguyện của Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương đã tham gia thiện nguyện tại Nhà máy thủy điện Bá Thước 2, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
Vùng 2 Hải quân tuyên dương quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu

Vùng 2 Hải quân tuyên dương quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu

Ngày 29/3, Vùng 2 Hải quân tổ chức chương trình về nguồn kết hợp gặp mặt, tuyên dương quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2022 - 2025.
Động đất Myanmar cảnh báo những vùng đứt gãy Việt Nam

Động đất Myanmar cảnh báo những vùng đứt gãy Việt Nam

Trận động đất vừa qua ở Myanmar gây rung chấn Việt Nam, đã cảnh báo nguy cơ từ các đứt gãy Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Hà Nội - nơi chu kỳ động đất đang đến gần.
Động đất Myanmar: Khuyến nghị với an toàn công nghiệp Việt Nam!

Động đất Myanmar: Khuyến nghị với an toàn công nghiệp Việt Nam!

Động đất Myanmar đã làm rung chuyển toàn bộ Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, an toàn công nghiệp trở thành mắt xích then chốt không thể xem nhẹ.
Mobile VerionPhiên bản di động