Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2024 tăng 6% hoàn toàn khả thi!

Nửa đầu năm 2024, xuất nhập khẩu hàng hoá tăng trưởng ở mức rất cao. Đây là dư địa lớn để đạt mục tiêu xuất nhập khẩu cho cả năm 2024.
5 tháng: Điểm tên 6 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu sắn luôn đứng vào Top đầu trong các mặt hàng nông sản

TS Lê Quốc Phương – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2024 tăng 6% hoàn toàn khả thi!
TS Lê Quốc Phương – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)

Nửa đầu năm 2024, xuất nhập khẩu là điểm sáng của nền kinh tế với mức tăng trưởng rất cao. Ông nhận định gì về những yếu tố đã giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu thời gian qua?

Theo con số của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 368,53 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,5%; nhập khẩu tăng 17%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 11,63 tỷ USD. Như vậy, có thể thấy, đây là con số tăng trưởng rất cao, là điểm sáng của nền kinh tế.

Nguyên nhân của mức tăng trưởng này là nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế thế giới khi lạm phát bắt đầu hạ so với năm 2022, 2023. Thời gian qua, các nền kinh tế lớn của thế giới đã rục rịch giảm lãi suất, kích thích tiêu dùng gia tăng. Bên cạnh đó, trong 2 năm vừa qua, các nhà mua hàng đã giải phóng hết lượng hàng tồn kho tích trữ trong giai đoạn dịch Covid-19 và bắt đầu tăng nhập khẩu hàng hoá, dẫn đến nhu cầu gia tăng.

Ở trong nước, các doanh nghiệp đã chuẩn bị rất kỹ cho giai đoạn nhu cầu hàng hoá tăng trưởng trở lại bằng cách chuẩn bị nguồn hàng dồi dào. Khi nhu cầu hàng hoá thế giới có xu hướng tăng trở lại, doanh nghiệp đã chớp thời cơ, đẩy mạnh việc đưa hàng hoá ra thị trường, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu các đơn hàng.

Ngoài ra, 6 tháng đầu năm 2023, xuất nhập khẩu đều giảm rất mạnh. Đây cũng là dư địa để ta có được con số tăng trưởng xuất nhập khẩu ấn tượng trong 6 tháng đầu năm nay.

Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2024 tăng 6% hoàn toàn khả thi!
Kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2024 tăng trưởng rất cao (Ảnh: Cấn Dũng)

Không chỉ xuất khẩu mà nhập khẩu hàng hoá cũng có mức tăng trưởng rất cao trong nửa đầu năm với con số 17%. Ông đánh giá gì về mức tăng trưởng nhập khẩu này?

Tôi cho rằng việc gia tăng nhập khẩu hàng hoá là tín hiệu tốt của nền kinh tế. Lý do là bởi hàng hoá nhập khẩu chiếm đa số là nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. Nếu so với con số giảm đến 18,4% của tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2023 thì việc tăng trưởng đến 17% của nửa đầu năm nay cho thấy các doanh nghiệp đã và đang đẩy mạnh nhập khẩu nguyên phụ liệu về phục vụ sản xuất. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá trong thời gian qua và cả những tháng tới.

Bộ Công Thương đặt mục tiêu năm 2024, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt mức 6%. Với những kết quả đã có được trong 6 tháng đầu năm, ông nhận định gì về mục tiêu này của Bộ Công Thương?

Theo quan điểm của tôi, 6 tháng cuối năm, dư địa cho xuất nhập khẩu hàng hoá sẽ còn rộng mở. Bởi các ngân hàng trung ương tại các thị trường lớn của hàng hoá Việt như Mỹ, Anh sẽ có động thái giảm lãi suất. Dù mức giảm có thể ở mức chưa cao nhưng đây cũng là động thái tốt, giúp tạo thuận lợi cho kinh tế tăng trưởng trở lại, kích cầu tiêu dùng và giúp gia tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá. Đây là cơ hội tốt cho hàng hoá Việt Nam gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Bên cạnh đó, thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chuẩn bị và hiện đã tận dụng tương đối tốt các FTA. Cho nên tôi cho rằng, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2024 tăng trưởng 6% là hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, tôi cho rằng mục tiêu không chỉ là đạt kim ngạch xuất khẩu cho năm 2024 mà còn là mục tiêu dài hơn hơn. Bởi lẽ Việt Nam dù còn là một nước nghèo, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá còn nhiều hạn chế, song hiện nay, Việt Nam đã lọt vào Top 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất. Rất nhiều mặt hàng của Việt Nam đứng Top đầu xuất khẩu như: Gạo, hạt tiêu, dệt may… tức là đã có thể xếp Việt Nam vào một trong những cường quốc về xuất khẩu. Cho nên cần phải có sự ứng xử xứng với vị trí cường quốc. Đó là không thể chậm trễ trong việc đưa sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường.

Hiện nay, khi ta đã ký kết các FTA, hàng rào thuế quan hạ xuống song các hàng rào phi thuế quan như tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng tăng lên. Các quy định của thị trường EU như chống đánh bắt IUU cho thuỷ hải sản, Quy định chống mất rừng (EUDR) của EU; các quy định an toàn thực phẩm của Nhật Bản, Hàn Quốc… khiến hàng hoá ngày càng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Đây là xu hướng của thế giới và dự báo sẽ ngày càng khắt khen hơn, buộc doanh nghiệp phải đáp ứng hoặc rời khỏi “cuộc chơi”.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần đa dạng hoá thị trường, đưa hàng hoá vào được các thị trường “ngách” nhưng nhiều tiềm năng như: Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ… bên cạnh cạnh thị trường truyền thống. Từ đó giảm bớt rủi ro khi hàng hoá bị phụ thuộc vào một thị trường.

Ông đánh giá gì về nỗ lực của Bộ Công Thương trong góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hoá thời gian qua?

Tôi cho rằng, Bộ Công Thương đã thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước trong việc thúc đẩy xuất nhập khẩu thời gian qua, đóng góp tích cực vào thành tích chung.

Cụ thể, thời gian qua, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho hàng hoá. Hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng đi vào chiều sâu, tập trung nhiều hơn vào các nhóm mặt hàng hoặc thị trường cụ thể nhằm hỗ trợ hàng hoá của doanh nghiệp tiếp cận nhiều bạn hàng ở nhiều thị trường hơn.

Song song với đó, Bộ Công Thương đã hỗ trợ doanh nghiệp hiểu và tận dụng ngày càng tốt hơn các FTA đã ký kết.

Ngoài ra, Bộ Công Thương nỗ lực triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp, không chỉ đối với hàng hoá xuất khẩu mà cả hàng hoá nhập khẩu. Nhờ đó, hỗ trợ hàng hoá nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Đây vẫn sẽ là những giải pháp mà Bộ Công Thương cần tích cực triển khai trong thời gian tới nhằm góp phần duy trì đà tăng của kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Sau MC Bích Hồng, nam người mẫu Lê Trung Cương lại có phát ngôn vô cảm về diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 là sự thiếu trách nhiệm của một nghệ sĩ.
Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Việc các “thương hiệu” sữa giả, sữa kém chất lượng tiếp tục "sống khỏe", ngoài lỗ hổng quản lý, không thể không nhắc đến sự tiếp tay từ quảng cáo mạng xã hội.
Báo Công Thương mở hộp thư tiếp nhận phản ánh về quảng cáo sản phẩm của người có sức ảnh hưởng

Báo Công Thương mở hộp thư tiếp nhận phản ánh về quảng cáo sản phẩm của người có sức ảnh hưởng

Báo Công Thương mở hộp thư tiếp nhận phản ánh về người có ảnh hưởng có dấu hiệu tham gia quảng bá hàng hóa, sản phẩm sai sự thật, thổi phồng các công dụng.
Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn giữ trẻ trước hết giáo viên phải biết giữ mình, giữ cái tâm trong sáng, giữ sự kiên nhẫn với những tiếng khóc và giữ cho bàn tay không hóa thành nắm đấm.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Tự hào và khát vọng

Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Tự hào và khát vọng

Giá trị thương hiệu không chỉ là con số kinh tế mà còn là tấm gương phản chiếu vị thế và uy tín của một quốc gia trên trường quốc tế...

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả giúp Việt Nam kích thích tiêu dùng nội địa, qua đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vừa bị xử phạt và buộc nộp lại 14,8 tỷ đồng, Nguyễn Hoàng Mai Ly lên mạng cười cợt như thể 20 tỷ hàng lậu chỉ là đạo cụ cho màn kịch truyền thông.
Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả là hồi chuông cảnh báo, nhưng quy trách nhiệm cho Bộ Công Thương hay Sở Công Thương Hà Nội là sai thẩm quyền, nguy hiểm về nhận thức pháp lý.
Công đoàn Công Thương Việt Nam khởi động chuỗi sự kiện Tháng Công nhân 2025

Công đoàn Công Thương Việt Nam khởi động chuỗi sự kiện Tháng Công nhân 2025

Ngày 19/4, Công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức khám sức khỏe cho công nhân, người lao động ngành Công Thương, chính thức khởi động Tháng Công nhân 2025.
Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam

Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam

Sáng 19/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tổ chức Lễ khởi công xây dựng tòa nhà B1, B2 - dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại Hà Nam.
Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Việt Nam đang chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ theo hướng xanh nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển quốc gia và điều này cần thể chế, vốn và con người.
Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Theo ĐBQH Bùi Hoài Sơn, sau ngày thống nhất, văn hóa đã đóng vai trò cầu nối, giúp hàn gắn những vết thương chiến tranh, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết.
Bộ Công Thương mở rộng hợp tác chuyển dịch năng lượng

Bộ Công Thương mở rộng hợp tác chuyển dịch năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đề nghị Quỹ khí hậu xanh và Ngân hàng Thế giới tiếp tục hỗ trợ Bộ Công Thương các dự án trong quá trình chuyển dịch năng lượng.
Quận Ba Đình (Hà Nội) dự kiến còn 3 phường sau sáp nhập

Quận Ba Đình (Hà Nội) dự kiến còn 3 phường sau sáp nhập

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã thuộc phạm vi quận Ba Đình trên cơ sở các phường hiện nay sáp nhập thành các phường: Ngọc Hà, Ba Đình và Giảng Võ.
Khen Abbott, Ohui, Hoàng Tuấn chọn ở đâu khi phủ nhận hàng Việt?

Khen Abbott, Ohui, Hoàng Tuấn chọn ở đâu khi phủ nhận hàng Việt?

Một đảng viên, quân nhân không thể ví von kiểu "nếu tốt thì bị mua". Phát ngôn của bác sĩ Hoàng Tuấn làm dậy sóng cộng đồng ủng hộ hàng Việt.
Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất là xây dựng chính quyền cấp xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, chủ động hướng về nhân dân...
Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Những viên thuốc giả được đóng gói tinh vi, tung ra thị trường như “thần dược” chữa xương khớp khiến người tiêu dùng sập bẫy.
Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Bản ghi nhớ Hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Ethiopia nhằm xác định mục tiêu, phạm vi, lĩnh vực, các hoạt động hợp tác, phương thức phối hợp triển khai.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ được đánh giá là rất kịp thời góp phần đảm bảo điện cho tăng trưởng kinh tế.
Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư.
Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo luật sư, hành vi quảng cáo sai sự thật sản phẩm của các nghệ sĩ đã gây ra thiệt hại cho nhiều người tiêu dùng, có dấu hiệu của tội “lừa dối khách hàng”.
Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Vụ kẹo Kera, 600 loại sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá phơi bày hệ lụy của cơ chế "tự công bố sản phẩm” theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi

Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi 'vua' trái cây

Ngày 15/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Đạo đức giá bao nhiêu?

Đạo đức giá bao nhiêu?

Khi đạo đức bị thương mại hóa thành chiến lược truyền thông, xã hội không chỉ mất chuẩn mà còn học cách im lặng để sống sót...
Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Sữa giả, hồ sơ giả, lời hứa giả nhưng hậu quả là thật. Hơn 500 tỷ đồng thu lời bất chính, đánh đổi bằng sức khỏe và niềm tin của hàng ngàn người tiêu dùng.
Mobile VerionPhiên bản di động