Mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2023 hoàn toàn khả thi

Các chuyên gia khẳng định mục tiêu kiểm soát lạm phát của Quốc hội đề ra cho năm 2023 là dưới mức 4,5% là hoàn toàn khả thi.

5 áp lực với mục tiêu kiểm soát lạm phát 4,5% trong năm 2023 Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Kiểm soát lạm phát là được coi là câu chuyện nóng của kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2023 song lạm phát đã nhanh chóng được kiểm soát và giới chuyên gia có cái nhìn lạc quan hơn về việc kiểm soát trong năm 2023.

Chia sẻ tại Hội thảo về diễn biến thị trường, giá cả 6 tháng đầu năm 2023 do Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) tổ chức ngày 4/7/2023, sự suy giảm mạnh của lạm phát trong 6 tháng đầu năm 2023 được các chuyên gia xem như đến từ những nguyên nhân chủ yếu.

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức thấp với tất cả các cấu thành của tổng cầu đều tăng trưởng chậm (đầu tư, tiêu dùng) hoặc sụt giảm (xuất khẩu).

Thứ hai, tăng trưởng cung tiền cũng thấp. Tổng phương tiện thanh toán tính đến ngày 20/6/2023 mới chỉ tăng 2,53% so với cuối năm 2022, thấp hơn cả thời kỳ xảy ra dịch bệnh Covid-19. Nguyên nhân chính khiến cung tiền tăng chậm, một mặt, là do tổng cầu yếu khiến nhu cầu tín dụng thấp, mặt khác, do các ngân hàng thương mại hạn chế cho vay khi lo ngại nợ xấu gia tăng. Những nguyên nhân này khiến số nhân tiền tệ hay tốc độ quay vòng tiền tệ bị suy giảm mạnh.

Mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2023 hoàn toàn khả thi

Thứ ba khiến lạm phát giảm mạnh là do lãi suất thực ở mức quá cao. Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay bình quân đến giữa tháng 6/2023 là 8,9%. Với lạm phát so với cùng kỳ hiện nay đang ở mức 2%, mức lãi suất cho vay thực là 6,9%, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP cũng như mức lãi suất thực trung bình của giai đoạn 2013-2021 là 5,9% và 4,6%. Đây là mức lãi suất cản trở phục hồi kinh tế và tăng trưởng, đồng thời làm tăng nợ xấu.

Trong những tháng cuối năm lạm phát chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong đó tăng trưởng toàn cầu đã chậm lại đáng kể và nguy cơ căng thẳng tài chính tại các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đang gia tăng trong bối cảnh lãi suất toàn cầu tăng cao.

Tốc độ tăng trưởng toàn cầu được dự báo giảm từ 3,1% năm 2022 xuống còn 2,1% năm 2023. Sự chững lại tăng trưởng kinh tế toàn cầu đặc biệt tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc làm giảm cầu tiêu dùng hàng xuất khẩu Việt Nam, dẫn đến suy yếu tổng cầu nền kinh tế, ghìm chế đà tăng lạm phát nước ta từ nay đến cuối năm 2023.

Cùng đó lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt đã tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tiêu dùng. Nhiều nền kinh tế lớn, trong đó có các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Mỹ, EU đang tăng trưởng chậm lại nên nhu cầu một số nguyên nhiên vật liệu cơ bản có xu hướng giảm;

Giá năng lượng được kỳ vọng sẽ giảm sâu với mức giảm khoảng 26% trong năm 2023, sau đó có thể nhích nhẹ không quá 0,1% trong năm 2024. Trong năm 2023, giá dầu thô Brent trung bình được kỳ vọng sẽ ở mức 84 USD/thùng. Nhu cầu yếu ớt trên toàn cầu đã khiến mặt hàng năng lượng giảm 15% so với mức giá trung bình trong năm 2022, và dự báo sẽ ổn định ở mức giá này cho tới cuối năm 2024.

Với bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế hiện nay không mấy khả quan, cùng với sự thận trọng của cơ quan chức năng là trong việc hoạch định chính sách tiền tệ thời gian qua, lạm phát trong năm 2023 nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm, và mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% năm nay chắc chắn sẽ được hoàn thành.

Tuy nhiên sức mua thấp, kết nối thấp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, tồn kho, kết nối hệ thống phân phối còn yếu vẫn là những hiện tượng rát cần được quan tâm.

Khuyến nghị được các chuyên gia đưa ra trong việc tiếp tục kiểm soát lạm phát là tăng cường thực hiện đầu tư công theo ngân sách 2023 được Quốc hội phê duyệt, kết hợp với tăng cường kiểm soát hiệu quả, kiểm soát giá nguyên liệu đầu vào của các dự án công làm cơ sở thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hai là tiếp tục xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ (hạ lãi suất và mở rộng tín dụng). Tuy nhiên, khuyến nghị cần kiểm soát chặt chẽ về giải ngân tín dụng đúng mục đích và hiệu quả khi sử dụng vốn vào sản xuất đảm bảo sản lượng tổng cung và hiệu quả kinh doanh.

Ba là, bình ổn thị trường ngoại hối và giá trị đồng tiền trong bối cảnh chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng (đi ngược với xu hướng chính sách các nước trên thế giới). Cần duy trì tình trạng thặng dư cán cân thương mại đối với hàng hóa, tăng cường thu hút vốn FDI (giải quyết hiệu quả 3 vấn đề đặt ra là giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất và thu hút ngoại tệ thông qua dự án đầu tư, qua đó góp phần bình ổn thị trường ngoại tệ.

Bốn là, phối hợp các bộ ngành với chính quyền địa phương thực hiện tốt một số luật được Quốc hội thông qua như Luật giá sửa đổi, luật bảo vệ người tiêu dùng sửa đổi.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: lạm phát

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tăng trưởng của ngành Nông nghiệp năm 2025 cần phải đạt 3,5-4%, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 70 tỷ USD.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đã có thông tin mới về phương án hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị ngành lao động, thương binh và xã hội cố gắng duy trì việc thực hiện các chính sách an sinh, đảm bảo không có sự gián đoạn.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ bản thân ông từng 3 lần trải qua hợp nhất cũng như chia tách, mỗi lần hợp nhất đều sẽ không tránh khỏi những tâm tư.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Chủ tịch nước Lương Cường đã trao quyết định thăng hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng.

Tin cùng chuyên mục

Thời điểm

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 27/12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức".
Phó Thủ tướng: Không

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu triển khai đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải rõ ràng về khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tránh "đẽo cày giữa đường".
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc lưu ý Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực, tạo động lực mới, "sức sống mới" cho ngân hàng.
Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chiều 26/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ các nước Cuba, Zimbabwe và Bolivia tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Đại tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh, Bộ Công an gương mẫu đi đầu thực hiện các chủ trương của Đảng, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp.
Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Hội nghị Quân chính toàn quân, đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024.
Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Đại tướng Lương Tam Quang đã có bài viết "Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 và tổng kết 40 năm công tác Công an phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng. Đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki đã chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động của AZEC và kế hoạch triển khai Nhóm Công tác thúc đẩy AZEC
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu Campuchia, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác 2 nước.
Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Theo đại biểu Quốc hội, việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu vừa là giải pháp tình thế vừa có ý nghĩa chiến lược cho phát triển bền vững.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đã gửi thư tới lãnh đạo và giao cho Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA tới Saudi Arabia, Qatar
Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.
Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Trao đổi với Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Australia thời gian tới.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế xử lý dứt điểm tình trạng hồ sơ bị chậm, đặc biệt là hồ sơ cấp đăng ký lưu hành thuốc, thiết bị y tế.
Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Đối với cơ quan, ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%)…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động