5 áp lực với mục tiêu kiểm soát lạm phát 4,5% trong năm 2023

Mặc dù đã kiểm soát thành công lạm phát năm 2022, nhưng áp lực lạm phát trong năm 2023 với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn.
Kiểm soát lạm phát: Xác định rõ nguyên nhân để “chữa bệnh” hiệu quả Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát tăng dưới 4%

Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thu Oanh – Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá – Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Năm 2022, nhiều nền kinh tế trên thế giới phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao kỷ lục. Tuy vậy, Việt Nam vẫn kiểm soát thành công lạm phát với mức tăng 3,15% so với năm 2021, thấp hơn mục tiêu khoảng 4% Quốc hội đặt ra. Bà đánh giá sao về kết quả này?

Năm 2022, thế giới phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao kỷ lục. Tại Mỹ, lạm phát đã từng lên mức 9,1% vào tháng 6, mức cao nhất kể từ năm 1981, sau đó đã có dấu hiệu giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao khi lạm phát tháng 11 đạt 7,1% do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục nâng lãi suất, thực hiện chính sách thắt chắt tiền tệ. Lạm phát của khu vực châu Âu cũng đã leo lên mức hai con số với 10,7% vào tháng 10 và 11,1% vào tháng 11. Tại Châu Á, lạm phát tháng 11/2022 của Thái Lan tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc tăng 5%; Indonesia tăng 5,4%...

5 áp lực với mục tiêu kiểm soát lạm phát 4,5% trong năm 2023

Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức lạm phát thấp so với mặt bằng chung khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm nay tăng 4,55% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, thấp hơn mục tiêu khoảng 4% Quốc hội đặt ra. Việt Nam kiểm soát thành công lạm phát năm 2022 trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động khó lường do một số nguyên nhân chính như: Việc sản xuất và cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm của Việt Nam luôn được bảo đảm. Thời gian vừa qua, thế giới phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực, đặc biệt khi cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina xảy ra. Nhưng nguồn cung trong nước với các nhóm hàng này dồi dào, không những đáp ứng nhu cầu của người dân mà còn góp phần thúc đẩy xuất khẩu nên giá lương thực, thực phẩm khá ổn định.

Cùng với đó, một số mặt hàng do nhà nước quản lý được giữ giá ổn định trong năm 2022. Cụ thể, trong năm học 2021-2022, nhiều địa phương đã miễn, giảm học phí để chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch. Đối với giá dịch vụ y tế, nếu thực hiện giá dịch vụ khám chữa bệnh theo đúng lộ trình thì năm 2021 phải hoàn thành việc tính đủ các loại chi phí theo quy định của pháp luật về giá. Nhưng để chia sẻ khó khăn với người dân, việc điều chỉnh này đến nay chưa hoàn thành. Thêm vào đó, giá điện của EVN gần 4 năm qua cũng chưa tăng giá mặc dù chi phí đầu vào của ngành này như giá xăng dầu, giá than đều đã ở mức rất cao. Đặc biệt, thành công trong kiểm soát lạm phát trong năm 2022 còn do có sự điều hành sát sao, kịp thời và quyết liệt của Chính phủ trong bối cảnh giá cả hàng hóa thế giới tăng cao.

5 áp lực với mục tiêu kiểm soát lạm phát 4,5% trong năm 2023
Việt Nam đã kiểm soát lạm phát thành công trong năm 2022

Mặc dù thành công trong kiểm soát lạm phát trong năm 2022, nhưng để kiểm soát lạm phát khoảng 4,5% trong năm 2023 như mục tiêu Quốc hội đề ra có phải là thách thức đối với Việt Nam, thưa bà?

Lạm phát mục tiêu 4,5% trong năm 2023 là một thách thức đối với kinh tế Việt Nam do có một số yếu tố sẽ tạo áp lực cho lạm phát năm sau: Một là, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trong năm 2023.

Các tổ chức quốc tế dự báo, lạm phát thế giới đã đạt đỉnh trong năm 2022, lạm phát năm 2023 sẽ giảm nhưng vẫn ở mức cao, tiếp tục là rủi ro lớn nhất với nhiều nền kinh tế. Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, do đó mọi biến động của thế giới sẽ tác động nhanh tới kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, việc Trung Quốc gỡ bỏ chính sách Zero-Covid sẽ gia tăng nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu sản xuất, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, đẩy giá cả trên thế giới tăng lên, gây áp lực lên lạm phát toàn cầu.

Hai là, Việt Nam là nước phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên, tạo áp lực cho lạm phát của nền kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất năm 2022 tăng 6,79% so với năm 2021, là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua và chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa tăng 8,56%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2012 trong khi hơn 90% giá trị kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là nhập khẩu tư liệu sản xuất. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang phải chịu sức ép rất lớn về chi phí sản xuất.

Ba là, thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý sẽ tác động mạnh tới CPI. Trong đó, giáo dục và y tế là hai nhóm chiếm quyền số gần 12% trong rổ hàng hóa tính CPI nên nếu học phí và dịch vụ khám chữa bệnh được điều chỉnh giá theo lộ trình sẽ tác động tới CPI trong năm 2023. Giá điện sinh hoạt của EVN cũng có thể tăng giá trong năm tới, khi chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 10% sẽ tác động làm CPI tăng 0,33 điểm phần trăm, điều này cũng sẽ tạo áp lực lên lạm phát.

5 áp lực với mục tiêu kiểm soát lạm phát 4,5% trong năm 2023
Năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%

Bốn là, một số chính sách hỗ trợ về thuế sẽ hết hiệu lực từ đầu năm 2023 như chính sách giảm thuế VAT sẽ khiến giá hàng hóa tăng trở lại. Ngoài ra, việc tăng lương từ 1/7/2023 có khả năng kéo giá của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng lên theo.

Năm là, áp lực cầu kéo từ các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ đẩy giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao và tạo áp lực lên lạm phát.

Bên cạnh những thách thức đã nêu, theo bà đâu sẽ là dư địa, giải pháp để Việt Nam kiềm chế tốc độ tăng giá, kiểm soát lạm phát thành công năm 2023?

Bên cạnh những thách thức thì cũng có một số yếu tố giúp kiềm chế tốc độ tăng giá năm 2023 như: Việt Nam có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đây là lợi thế của Việt Nam, giúp giảm bớt áp lực lạm phát.

Bên cạnh đó, chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu dự kiến có thể tiếp tục kéo dài trong năm 2023 sẽ kiềm chế tốc độ tăng của giá xăng dầu. Cùng với đó là sự quyết tâm, kinh nghiệm điều hành giá của Chính phủ, sự phối hợp hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương, sự nỗ lực của doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, để kiểm soát thành công lạm phát năm 2023 theo mục tiêu Quốc hội đề ra, theo tôi cần tập trung thực hiện một số giải pháp như sau: Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước. Các bộ, ngành, địa phương phải chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu.

Đối với mặt hàng xăng dầu, cần phải đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước, không để xảy ra gián đoạn nguồn cung. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu các giải pháp giảm thuế để chia sẻ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong giai đoạn giá xăng dầu tăng cao. Cùng với đó, cần kiểm soát giá nguyên vật liệu đầu vào, tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước dần thay thế nguồn nhập khẩu. Đặc biệt, việc điều chỉnh giá các hàng hóa và dịch vụ do nhà nước quản lý trong năm 2023 cần được xem xét điều chỉnh vào các thời điểm thích hợp với mức độ hợp lý.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần sử dụng đồng bộ, thận trọng, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đời sống người dân. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Nguyễn Hoà (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: lạm phát

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động