Mực khô Việt Nam bán ra nước ngoài bất ngờ thu về hơn 1.800 tỷ đồng
Xuất nhập khẩu Thứ tư, 30/09/2020 - 10:13 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), trong tháng 8/2020, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng 22% đạt 53,7 triệu USD.
![]() |
Xuất khẩu mực, bạch tuộc qua các thị trường chính như Hàn Quốc, Asean, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Trung Quốc… đều tăng.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam ổn định nhất. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản lại có xu hướng nhập khẩu mực, bạch tuộc giảm.
Đại diện Vasep cho biết, trong tổng cơ cấu xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam thì mực chiếm 55,2%, bạch tuộc chiếm 44,8%.
8 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu bạch tuộc giảm mạnh hơn giá trị xuất khẩu mực.
Cụ thể, giá trị xuất khẩu bạch tuộc chế biến giảm mạnh nhất, giảm đến 28%. Xuất khẩu mực chế biến khác và mực sống/tươi/đông lạnh giảm lần lượt 4% và 11% so với cùng kỳ năm 2019.
Duy nhất chỉ có mực khô/nướng là mặt hàng tăng trưởng dương 23%, đạt 79,3 triệu USD (hơn 1.820 tỷ đồng).
Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 42% tổng giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng liên tục trong tháng 6,7 và 8. Tháng 8 năm nay, xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc tăng 30,8% đạt 20,7 triệu USD. Lũy kế 8 tháng đầu năm nay đạt 143,5 triệu USD.
Theo Vasep, giá xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ giảm do dịch Covid-19 là một trong những yếu tố tác động tới việc xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Hàn Quốc trong những tháng qua.
Sau quý I/2020, dịch Covid-19 tại Hàn Quốc giảm bớt căng thẳng hơn nên xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này tránh được đà giảm sâu và đang có dấu hiệu tăng trong những tháng gần đây.
Trong khi đó, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường EU từ tháng 3 đến tháng 7 năm nay liên tục giảm mạnh do chịu tác động của "thẻ vàng" đối với khai thác hải sản (IUU) của Ủy ban châu Âu (EC), cộng thêm tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu giảm.
Tuy nhiên, tháng 8/2020, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này đã tăng trở lại 10% đạt 5,8 triệu USD. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Pháp tăng trên 101% đạt 0,7 triệu USD.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 đã mang lại ưu đãi thuế cho xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang EU. Dự kiến, xuất khẩu mực, bạch tuộc sẽ tiếp tục gia tăng tại thị trường này.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Chi gần 40 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đan Mạch tăng 53,6%

Cá ngừ có tốc độ xuất khẩu tăng trưởng cao

Hoa Kỳ giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ: Khó giữ "phong độ"
Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nước mắm bình quân cả nước mới đạt khoảng 12,6%

Xuất khẩu thủy sản dự báo có thể cán mốc 10 tỷ USD trong năm 2022

Lai Châu: Nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc xuống giá

Cửa khẩu Móng Cái: Hoạt động xuất nhập khẩu trở lại bình thường

Xuất khẩu vào Anh tăng trưởng “đột phá” nhờ hiệp định UKVFTA

Doanh nghiệp tăng nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất

Xuất khẩu gạo nên tập trung vào các thị trường bền vững

Xuất khẩu thanh long, rau gia vị sang thị trường EU gặp khó

Xuất khẩu quả chuối vào thị trường Trung Quốc: Cách nào để gia tăng thị phần?

Xuất khẩu sang CHLB Đức: Tìm "cửa" ngách

Cá tra Việt Nam được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường Bắc Âu

Xuất nhập khẩu với châu Á đạt gần 200 tỷ USD

Yếu tố nào để ngành cao su gia tăng thị phần xuất khẩu?

Tỉnh Quảng Ninh: Cửa khẩu Ka Long thông quan trở lại

Tìm giải pháp khôi phục thông quan tại các cửa khẩu

Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản: Chất lượng là yếu tố tiên quyết

Thực hành lâm sản bền vững - mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ

Hiu hắt cửa khẩu Ma Lù Thàng

Dự báo xuất khẩu sắn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới
