Thứ sáu 09/05/2025 23:32

Một người bán hàng chuyên nghiệp cần có những yếu tố nào?

Ngày 30/10, tại TP. Đà Nẵng, Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương thành phố tổ chức chương trình tập huấn “Kỹ năng bán hàng, phân phối hàng hóa, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng” với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hàng Việt.

Phát biểu khai mạc chương trình, ông Nguyễn Hà Bắc – Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng cho biết, triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Bộ Chính trị phát động, trong thời gian qua Sở Công Thương thành phố đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp hàng Việt trong thiết kế logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, gia hạn Giấy đăng ký nhãn hiệu và hỗ trợ tư vấn, thiết kế bao bì sản phẩm, phát triển thương hiệu, hỗ trợ tiếp cận và phát triển dịch vụ thương mại thông qua ứng dụng thương mại điện tử…

Doanh nghiệp cũng đã ý thức hơn về vai trò, trách nhiệm đối với người tiêu dùng, chú trọng đầu tư chất lượng, cải tiến kỹ thuật để giảm giá thành, quảng bá thương hiệu, sản phẩm; người tiêu dùng từng bước nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền lợi với hàng hóa sản xuất trong nước mà thay đổi được thái độ, hành vi ưu tiên mua sắm hàng Việt Nam. Vì vậy, tỷ trọng sử dụng hàng Việt ngày càng được nâng cao, tỷ lệ gắn bó và sử dụng lâu dài hàng Việt cũng dần được cải thiện.

Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng Nguyễn Hà Bắc

Dù vậy, hoạt động thương mại hóa hàng Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một phần lý do đến từ việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, hộ sản xuất mới chỉ tập trung vào khâu sản xuất mà thiếu đi các kỹ năng bán hàng, xây dựng thương hiệu.

Chương trình tập huấn nhằm cung cấp kiến thức và nâng cao kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất – kinh doanh trên địa bàn thành phố

Tại buổi tập huấn, ThS. Phạm Văn Trường – Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại (Bộ Công Thương) đã thông tin đến các đơn vị tham gia một số vấn đề cơ bản về kỹ năng bán hàng và phân phối hàng hóa Việt Nam; và cách xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam.

Theo ThS. Phạm Văn Trường, để tạo được chỗ đứng cho hàng Việt trên thị trường cần phải xây dựng được thương hiệu sản phẩm ngay tại Việt Nam và sản phẩm, thương hiệu đó phải được người Việt Nam ủng hộ.

Trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia hàng loạt FTA thế hệ mới và sự hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hàng Việt đang đứng trước thách thức cạnh tranh với hàng loạt hàng ngoại nhập vào Việt Nam với thuế suất bằng 0. Trên thực tế, đã có khoảng thời gian hàng Việt bị “khủng hoảng vị trí” trên chính “sân nhà” do sự lấn át của hàng Thái Lan, hàng Trung Quốc. Điều này cũng xuất phát một phần nguyên nhân từ chính việc các doanh nghiệp Việt không phát huy được lợi thế cạnh tranh của thị ở thị trường trong nước, kỹ năng thương mại hóa sản phẩm còn yếu.

ThS. Phạm Văn Trường cho rằng các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất – kinh doanh muốn bán được hàng hóa cần phải nhận biết tâm lý và hiểu được hành vi tiêu dùng của người Việt, phải có quan điểm đúng đắn về khái niệm bán hàng, xác định được khách hàng là ai, nhu cầu của họ là gì, và vai trò của nhân viên bán hàng trong tương tác với khách hàng. Quy trình bán hàng sẽ gồm 7 bước chuẩn bị, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận khách hàng, giới thiệu trình bày về sản phẩm dịch vụ, xử lý từ chối, kết thúc bán hàng và chăm sóc khách hàng.

Nhân viên bán hàng chính là người tương tác trực tiếp với khách hàng và có vai trò quan trọng góp phần vào quyết định khách hàng có mua hàng hay không. Một nhân viên bán hàng cần hội đủ 3 yếu tố thái độ, kiến thức và kỹ năng. Phải có thái độ nghiêm túc với công việc và bản thân mình, thân thiện đối với khách hàng, và có trách nhiệm đối với công ty. Phải hiểu biết về công ty, về sản phẩm dịch vụ, về môi trường kinh doanh, thị trường ngành hàng, hiểu tâm lý khách hàng và hiểu đối thủ cạnh tranh. Về kỹ năng, một nhân viên bán hàng cần có kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng trong đó có giao tiếp, thông tin sản phẩm và thuyết phục, có khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, sự cố… Một người bán hàng chuyên nghiệp là tổng hòa của 5 nhà: Nhà tu hành, nhà tâm lý, nghệ sĩ, vận động viên và toán học.

Ngoài các kỹ năng bán hàng, tại chương trình tập huấn, các học viên và diễn giả cũng đã trao đổi về vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp, cách thức xây dựng một thương hiệu thành công.

Theo đó, để có một thương hiệu các phải có sản phẩm chất lượng, xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu, tranh thủ tận dụng truyền thông và xây dựng được kênh phân phối. Nhìn từ các thương hiệu mạnh dễ nhận thấy điểm chung các thương hiệu này đều liên tục đưa ra những lợi ích của thương hiệu mình; có sản phẩm, dịch vụ hoặc công nghệ có tính vượt trội (lợi thế cạnh tranh); tạo ra được một thông điệp định vị độc đáo và thấu hiểu khách hàng; và chú trọng xây dựng thương hiệu cho nội bộ.

Được biết, đây là hoạt động nhằm thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 30/1/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện Nhóm chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Thêm 6 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng tầm giá trị của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 20 sản phẩm OCOP phân hạng 4 sao

Nước mắm Lê Gia đạt chứng nhận OCOP 5 sao quốc gia

Đà Nẵng: Người lao động háo hức đi Chợ Tết Công đoàn

Lan toả tinh thần sản xuất, phân phối thực phẩm an toàn

Bộ Công Thương tăng cường thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Tập trung đầu tư để sản phẩm OCOP Quảng Bình khẳng định được thương hiệu

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam