Chè shan tuyết (Hà Giang)

Món quà của núi

Phìn Hồ là bản vùng cao và xa nhất của xã Thông Nguyên, cách trung tâm huyện lỵ Hoàng Su Phì (Hà Giang) hơn 35 km. Đường lên Phìn Hồ gian nan với đèo cao vực sâu, quanh co giữa đèo dốc và những ruộng bậc thang uốn lượn. Điều đặc biệt nhất khi lên Phìn Hồ là những cây chè shan tuyết cổ thụ, giống chè nổi tiếng đã trở thành sản phẩm hàng hóa, giúp bà con thoát nghèo.
mon qua cua nui
Thương hiệu Trà Fìn Hò từng bước được khẳng định

Nhiều gốc chè mọc tự nhiên trên núi cao, sức sống dẻo dai bởi chịu được thời tiết núi cao, quanh năm sương phủ, người già trong bản vẫn kể có cây chè cổ thụ sống cheo leo trên vách núi tới cả trăm năm. Sinh trưởng và phát triển trong môi trường thiên nhiên trong lành, khí hậu núi cao mát mẻ nên giống chè shan tuyết ở Hoàng Su Phì nói chung và Phìn Hồ nói riêng nổi tiếng bởi chất lượng an toàn, nguyên liệu sạch và hương vị thơm ngon tinh khiết. Chè shan tuyết rất dễ phân biệt, lá chè to, búp và lá non có nhiều lông trắng như tuyết, ngay cả khi sao khô vẫn thấy màu trắng đục đặc trưng. Trà shan tuyết có mùi thơm rất đặc trưng, vị đậm, nước xanh ngà, ngọt hậu, pha vài lượt vẫn giữ hương vị đậm đà.

mon qua cua nui
Cây chè mọc tự nhiên trên núi cao

Nhận thức rõ được tiềm năng, thế mạnh của giống chè quý, cùng với chủ trương đúng đắn của cấp ủy chính quyền địa phương, từ năm 2008 bà con bản Phìn Hồ đã bàn bạc và đi đến thống nhất thành lập hợp tác xã (HTX) có tên gọi: HTX chế biến chè Phìn Hồ và sản phẩm có tên gọi “Fìn Hò Trà”. Bước đầu thành lập, hợp tác xã có 38 xã viên, đến nay đã tăng lên 45 xã viên, đều là các hộ trồng chè ở thôn Phìn Hồ góp vốn và xây dựng quy chế. Tất cả mọi người trong HTX cam kết sản xuất đúng quy trình, từ thu hái chè sạch, bảo quản đúng quy cách, cùng tìm hướng tiêu thụ sản phẩm theo quy định của HTX.

Có thêm máy móc thiết bị phụ giúp, bà con không còn phải làm thủ công vất vả nhưng sản lượng và năng suất đều tăng, các công đoạn sau thu hái cũng nhẹ nhàng hơn, chè được xuất bán ở nhiều địa phương trong cả nước và ra nước ngoài khiến cho bà con có thêm lợi nhuận. Chè shan tuyết Phìn Hồ trở thành mặt hàng nông sản tiêu biểu được mang đi giới thiệu, trưng bày trong nhiều hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, dịch vụ của địa phương cũng như tới nhiều nơi. Sau 10 năm nỗ lực, HTX đã trở thành mô hình điển hình tiên tiến cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn học tập và làm theo.

mon qua cua nui
Lá chè to, búp non có nhiều lông trắng như tuyết

Nhờ sản phẩm nông sản đặc trưng này, đời sống của người dân bản xa xôi nơi biên giới này đã trở nên khấm khá. Mỗi héc-ta chè, bà con thu nhập được khoảng 35 triệu đồng. Mỗi tháng, người lao động làm việc trong HTX có thể nhận lương từ 5 - 6 triệu đồng. Người Phìn Hồ tự hào bởi dù ở vùng sâu, vùng xa nhưng toàn bản không có hộ nghèo, thu nhập từ cây chè cũng giúp bà con trong thôn có thêm vài chục triệu đồng/năm.

Nhờ có những chiến lược phát triển và hướng đi vững chắc, sản phẩm chè của HTX chế biến chè Phìn Hồ đã góp phần giảm nghèo, làm giàu cho bà con địa phương, từng bước khẳng định vị thế của Fìn Hò trà trên thị trường.

Khánh Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa