Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài: "Chắp cánh" cho hàng Việt ra thế giới

Bài 1: Mở cánh cửa cho hàng Việt sang thị trường Bắc Âu

Từ chỗ không mấy phổ biến ở thị trường Bắc Âu, đến nay, một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam như gạo, thủy sản đã hiện diện rõ hơn ở các siêu thị, hệ thống phân phối của khu vực này. Giữa cơn bão Covid-19, các hoạt động giao thương được thực hiện phù hợp đã giúp tạo “mạch nối” vững chắc cho hàng Việt sang thị trường Bắc Âu.

Hiệu quả từ các hoạt động giao thương trực tuyến

Mùa đông của Thuỵ Điển bắt đầu từ cuối tháng 12 năm trước đến gần cuối tháng 3 năm sau. Đây còn được gọi là “Mùa tự kỷ” khi ngày chỉ lờ mờ sáng từ khoảng 9-14h, còn lại tối đen như mực. Thậm chí, khu vực phía Bắc chỉ nhìn thấy mặt trời lần cuối trong mùa đông năm nay từ ngày 2/12, khi mùa đông chưa bắt đầu.

Không khí ẩm ướt cùng khung cảnh trắng tinh bông tuyết không khiến cho không khí tại phòng làm việc của Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm khu vực Bắc Âu) ảm đạm. Mang kinh nghiệm nhiều năm với nhiều thành tựu làm xúc tiến thương mại từ thị trường Australia sang thị trường Bắc Âu, trong ánh đèn vàng dịu ấm áp những ngày cuối năm, bà Nguyễn Hoàng Thúy, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển vui vẻ chia sẻ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với 6 nước khu vực Bắc Âu năm nay duy trì tương đương với kết quả của năm ngoái. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp tại khu vực Bắc Âu.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy trong một sự kiện giao thương trực tuyến
Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy trong một sự kiện giao thương trực tuyến

Ngược thời gian về những ngày đầu năm, dịch Covid-19 bùng phát và nhanh chóng lan rộng đã khiến nền kinh tế thế giới gần như bị “đóng băng”. Riêng tại khu vực Bắc Âu, tất cả các quốc gia đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Mặc dù phản ứng khác nhau, song tất cả các nước đều phải hứng chịu một cú sốc nghiêm trọng trong nửa đầu năm và đang phải đối mặt với sự không chắc chắn trong ngắn hạn. Nền kinh tế phải gánh chịu sự sụt giảm mạnh về xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư dẫn đến sụt giảm GDP ở mức gần như lớn nhất trong lịch sử của các nước này, ở mức -4,5 đến -9,1% trong quý I và quý II. Dự báo cả năm 2020, GDP ​​sẽ giảm từ -3,1 đến -7,6% so với năm 2019.

Tháo gỡ phần nào khó khăn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là tạo đà để tận dụng hiệu quả EVFTA ngay từ giai đoạn đầu triển khai, công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường và hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh đã được Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Bắc Âu đặc biệt ưu tiên. “Do tình hình bệnh dịch diễn biến phức tạp, các nước đóng cửa biên giới, các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống khó triển khai, Thương vụ đã xây dựng các công cụ hỗ trợ xúc tiến thương mại trực tuyến”, bà Nguyễn Hoàng Thúy nêu rõ.

Bài 1: Mở cánh cửa cho hàng Việt sang thị trường Bắc Âu
Catalogue giới thiệu về mặt hàng thế mạnh của Việt Nam

Ví dụ, chỉ trong năm 2020, Thương vụ đã xây dựng 2 website tiếng Anh (cho doanh nghiệp Bắc Âu), tiếng Việt (cho doanh nghiệp Việt Nam), facebook với hơn 10.000 người theo dõi, xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến hơn 3.000 doanh nghiệp Bắc Âu theo ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, xuất bản 7 cuốn sách điện tử tiếng Việt về thị trường các nước Bắc Âu, 2 cuốn sách điện tử tiếng Anh về mặt hàng rau quả và thủy sản của Việt Nam và 10 ấn phẩm truyền thông khác bằng tiếng Anh nhằm quảng bá cho hàng hóa Việt Nam và cơ hội cho các nhà nhập khẩu khu vực Bắc Âu khi EVFTA có hiệu lực. Thương vụ cũng tích cực tham gia các hội thảo, hội chợ trực tuyến để cung cấp thông tin và kết nối giao thương cho các doanh nghiệp.

Các giải pháp này bước đầu mang lại hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thêm khách hàng và hỗ trợ các doanh nghiệp Bắc Âu hiểu được lợi ích của Hiệp định EVFTA khi nhập khẩu hàng từ Việt Nam. Ví dụ, trước đây gạo Việt Nam hầu như vắng bóng tại các siêu thị Thụy Điển thì nay gạo Việt Nam đang bắt đầu thay thế một phần gạo Campuchia và Thái Lan để có mặt không chỉ trong các siêu thị hàng Á Châu mà trong cả các siêu thị Thụy Điển.

“Kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam đã tăng vọt, từ vài chục đến hơn 100.000 USD các năm trước đã lên hơn 1 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu do từ năm 2019-2021, gạo Campuchia bị đánh thuế tạm thời và từ Quý IV/2019 đến nay, Thương vụ đã tích cực xúc tiến thương mại mặt hàng gạo, tuyên truyền và vận động doanh nghiệp chuẩn bị đón đầu Hiệp định EVFTA”, bà Thúy vui mừng chia sẻ.

Nhờ đó, dù khó khăn do dịch bệnh, song điều đáng mừng là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này trong năm 2020 đạt gần 2 tỷ USD, tăng 0,5% so với năm 2019.

Xây "cầu nối" cho hàng Việt Nam

Khó khăn do dịch bệnh dự kiến vẫn chưa thể kết thúc, và những giải pháp xúc tiến thương mại sẽ cần những biện pháp vừa hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn phòng dịch. Do vậy, trong năm 2021, Thương vụ sẽ triển khai nghiên cứu và áp dụng các hình thức xúc tiến thương mại online để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Việc nghiên cứu sâu thị trường để tìm ra các mặt hàng tiềm năng, các mặt hàng mới, các thị trường ngách cũng là một ưu tiên để hỗ trợ các doanh nghiệp tìm hướng đi đúng nhằm tăng trưởng xuất khẩu.

Xây dựng mạng lưới doanh nghiệp Bắc Âu thông qua trang website tiếng Anh của Thương vụ; xây dựng facebook tiếng Anh tương tác trực tiếp với các doanh nghiệp khu vực Bắc Âu; xuất bản bản tin tiếng Anh định kỳ hàng tháng. Đây là các kênh tương tác trực tiếp với các doanh nghiệp Bắc Âu tương tự kênh tương tác với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, sẽ hỗ trợ mở rộng mạng lưới doanh nghiệp trong khu vực để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu;

Bản tin thị trường Bắc Âu cung cấp thông tin giao thương đến doanh nghiệp hai bên
Bản tin thị trường Bắc Âu cung cấp thông tin giao thương đến doanh nghiệp hai bên

Ngoài ra, thương vụ cũng đang nghiên cứu xây dựng hệ thống catalogue điện tử, nghiên cứu khả năng xây dựng sàn giao dịch ảo để hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương.

“Ở thời điểm đầu nhiệm kỳ, tôi từng đi thăm ba doanh nghiệp đầu mối cung cấp thực phẩm Á Châu cho Thụy Điển và Đan Mạch. Mặc dù rất vui mừng trước thành công của doanh nghiệp kiều bào, nhưng tôi không tránh khỏi cảm giác hơi “chạnh lòng” khi thấy hàng Thái Lan lấn át hàng Việt Nam ngay tại các kho hàng do chính người Việt làm chủ”, bà Nguyễn Hoàng Thúy kể lại, đồng thời khẳng định, Hiệp định EVFTA có hiệu lực, 99,2% số dòng thuế được xóa bỏ sẽ tăng sự cạnh tranh về giá cho hàng Việt Nam tại thị trường EU nói chung và thị trường Thụy Điển nói riêng. Ngoài các giải pháp xúc tiến thương mại, Thương vụ cam kết sẽ là cầu nối, là cánh tay nối dài của doanh nghiệp trong khu vực về đến các địa phương để đảm bảo doanh nghiệp có thể nhập khẩu được hàng Việt Nam với chất lượng đảm bảo, phù hợp với các yêu cầu khắt khe của thị trường này, từ đó, tăng hiện diện của hàng Việt Nam tại Bắc Âu”, bà Nguyễn Hoàng Thúy bộc bạch.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Philippines đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung gạo, tìm đến những nhà cung ứng tiềm năng, ngoài Việt Nam, điều này tạo nên sức ép cạnh tranh cho ngành lúa gạo
Thương vụ Việt Nam tại Algeria đẩy mạnh công tác thông tin thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Algeria đẩy mạnh công tác thông tin thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã tổ chức Phiên tư vấn trực tuyến về xuất khẩu và đầu tư sang Algeria cho 42 doanh nghiệp trong nước.
Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Tại thị trường Philippines, gạo Việt Nam có nhiều lợi thế, song các doanh nghiệp phải bám sát thị trường, tổ chức kinh doanh hiệu quả, bền vững.
Philippines giảm lượng gạo nhập khẩu do nguồn cung nội địa tăng

Philippines giảm lượng gạo nhập khẩu do nguồn cung nội địa tăng

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, nước này có khả năng sẽ giảm lượng gạo nhập khẩu từ các nước do nguồn cung nội địa tăng.
Hướng dẫn tìm hiểu cơ hội kinh doanh và đầu tư tại thị trường Algeria

Hướng dẫn tìm hiểu cơ hội kinh doanh và đầu tư tại thị trường Algeria

Algeria nằm ở Bắc Phi, là nước có nền kinh tế lớn thứ 4 châu Phi, với tổng sản phẩm quốc nội năm 2023 khoảng 190 tỷ USD, dự trữ ngoại hối 85 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam - Áo tiếp cận thị trường của nhau

Tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam - Áo tiếp cận thị trường của nhau

Việt Nam - Áo tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tận dụng hiệu quả cơ hội từ EVFTA, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu hai bên tiếp cận thị trường của nhau.
Gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu sang Tây Ban Nha

Gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu sang Tây Ban Nha

Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha đã trực tiếp kết nối với doanh nghiệp nước này để tìm hiểu nhu cầu thị trường, đề xuất các giải pháp xúc tiến xuất khẩu...
Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ

Giá gạo thế giới tăng do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo nên Senegal buộc phải thay đổi nhà cung cấp và hướng tới Pakistan.
Thương mại Việt Nam - Singapore tăng trưởng bền vững nhờ “bàn đạp” FTA

Thương mại Việt Nam - Singapore tăng trưởng bền vững nhờ “bàn đạp” FTA

Việt Nam và Singapore là hai thành viên trong ASEAN ký FTA với Anh và Liên minh châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác.
Tăng cường kết nối hàng không để thúc đẩy thương mại Việt Nam - Ấn Độ

Tăng cường kết nối hàng không để thúc đẩy thương mại Việt Nam - Ấn Độ

Ngày 20/3/2024, tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã khai trương văn phòng đại diện tại Ấn Độ.
Nam Phi - thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp sản xuất thuốc, thiết bị y tế

Nam Phi - thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp sản xuất thuốc, thiết bị y tế

Nam Phi được đánh giá là thị trường tiềm năng cho ngành thuốc, thiết bị y tế Việt Nam và sẽ là cửa ngõ để hàng Việt thâm nhập sâu hơn vào châu Phi.
Ả-rập Xê-út miễn thuế hải quan đối với một số hàng hóa từ 1/4/2024

Ả-rập Xê-út miễn thuế hải quan đối với một số hàng hóa từ 1/4/2024

Ngày 7/3, Ả-rập Xê-út thông báo sẽ miễn thuế hải quan cho nguyên liệu thô, hàng bán thành phẩm và các sản phẩm được sản xuất hoàn chỉnh... từ ngày 1/4/2024.
Các cuộc gặp gỡ song phương của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại New York (Mỹ)

Các cuộc gặp gỡ song phương của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại New York (Mỹ)

Tại New York, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có các cuộc gặp song phương với Tổng thống Thuỵ Sỹ, Thủ tướng Latvia và tiếp Thị trưởng thành phố New York.
Việt Nam tham dự Tuần Quốc tế tại Ấn Độ

Việt Nam tham dự Tuần Quốc tế tại Ấn Độ

Phòng Thương mại và Công nghiệp PHD (PHDCCI) được thành lập từ năm 1905, là một trong những Phòng Thương mại và Công nghiệp lâu đời nhất tại Ấn Độ.
Hiệp định thương mại tự do Israel-Guatemala chính thức có hiệu lực

Hiệp định thương mại tự do Israel-Guatemala chính thức có hiệu lực

Kể từ ngày 29/02/2024, Hiệp định thương mại tự do giữa Israel và Guatemala chính thức có hiệu lực đi vào thực hiện.
Khơi dậy niềm tự hào hàng Việt Nam tại thị trường Thụy Điển

Khơi dậy niềm tự hào hàng Việt Nam tại thị trường Thụy Điển

Để khơi dậy tinh thần hàng Việt Nam tại Thụy Điển, Thương vụ Việt Nam đã phát động phong trào “Người Việt Nam ưu tiên kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam”.
Sức hút từ triển lãm quy mô lớn nhất thế giới về lĩnh vực năng lượng tái tạo

Sức hút từ triển lãm quy mô lớn nhất thế giới về lĩnh vực năng lượng tái tạo

Triển lãm WSEW 2024 là triển lãm có quy mô lớn nhất thế giới về lĩnh vực năng lượng tái tạo đang được diễn ra tại Nhật Bản.
Tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các FTA trong tháng 3/2024

Tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các FTA trong tháng 3/2024

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản về việc “Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA)”.
Việt Nam - Ấn Độ thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực dệt may và thời trang

Việt Nam - Ấn Độ thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực dệt may và thời trang

Hội chợ dệt may Bharat Tex 2024 được tổ chức bởi Bộ Dệt may Ấn Độ và 11 Hội đồng xúc tiến xuất khẩu dệt may Ấn Độ tại thủ đô New Delhi từ ngày 26 - 29/2/2024.
Xây nhà máy xe điện tại Ấn Độ: Góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Ấn Độ

Xây nhà máy xe điện tại Ấn Độ: Góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Ấn Độ

VinFast khởi công xây dựng nhà máy ôtô tại Ấn Độ là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Ấn Độ phát triển.
Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) dỡ bỏ lệnh cấm vận với Niger

Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) dỡ bỏ lệnh cấm vận với Niger

Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) ngày 24/2 tuyên bố dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Niger, Mali, Burkina Faso.
Gạo Việt Nam gia tăng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Indonesia

Gạo Việt Nam gia tăng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Indonesia

Chính phủ Indonesia vừa quyết định tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo trong năm 2024 thêm 1,6 triệu tấn và đây là cơ hội gia tăng xuất khẩu cho gạo Việt Nam.
Thúc đẩy hợp tác thương mại dịch vụ Việt Nam - Ấn Độ

Thúc đẩy hợp tác thương mại dịch vụ Việt Nam - Ấn Độ

Sau khi có đường bay thẳng trực tiếp Việt Nam - Ấn Độ, hoạt động thương mại dịch vụ trong lĩnh vực du lịch đã bùng nổ mạnh mẽ giữa hai nước.
Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore

Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore

Trong tháng 1/2024, Việt Nam vươn lên vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 2,9 tỷ SGD, tăng 18,08%.
Nguyên Tham tán thương mại Nguyễn Cảnh Cường "hiến kế" xây dựng thương hiệu hàng Việt tại thị trường Anh

Nguyên Tham tán thương mại Nguyễn Cảnh Cường "hiến kế" xây dựng thương hiệu hàng Việt tại thị trường Anh

Từng làm Tham tán thương mại tại 3 thị trường ở châu Âu, trong đó có Vương quốc Anh, ông Nguyễn Cảnh Cường để lại ấn tượng sâu sắc của một “sứ giả” kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động