Miền Trung: Xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh

6 tháng đầu năm 2012 chính là khoảng thời gian thử sức bền và năng lực kinh doanh của các DN khi thị trường vốn, giá cả hàng hóa, thị trường xuất khẩu hầu hết lâm vào hoàn cảnh trì trệ hoặc đóng băng.

CôngThương - Tuy nhiên, cũng chính trong hoàn cảnh đó các DN kinh doanh xuất nhập khẩu của miền Trung đã biết lách qua khe cửa hẹp, củng cố thị trường tiềm năng, mở rộng thị trường mới, phát huy thế mạnh của những những ngành hàng, lĩnh vực của địa phương để tăng kim ngạch xuất khẩu. Kết quả 6 tháng đầu năm 2012 hầu hết các tỉnh thành miền Trung giá trị xuất khẩu đều có mức tăng trưởng khá, thậm chí có tỉnh còn gần chạm đích chỉ tiêu XK cả năm 2012.

Dẫn đầu XK miền Trung phải kể đến Quảng Ngãi, khi 6 tháng đầu năm 2012, ước giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 196 triệu USD/230 triệu USD KH (85% kế hoạch năm), tăng 212% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, chỉ cần khoảng 34 triệu USD nữa thì mục tiêu xuất khẩu của tỉnh sẽ hoàn thành. Trong đó, vượt lên là nhóm sản phẩm cơ khí của Công ty Doosan Vina (Hàn Quốc). 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của Doosan Vina đạt trên 100 triệu USD tăng trưởng đến 329% (trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh). Xếp sau các sản phẩm cơ khí của Doosan Vina là sản phẩm nguyên liệu gỗ với giá trị KNXK trên 32 triệu USD, tăng 221% và đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2012. Đây là lần đầu tiên, nguyên liệu gỗ vượt mặt sản phẩm tinh bột sắn để chiếm vị trí thứ 2. Tiếp đó là tinh bột sắn (trên 31 triệu USD), các sản phẩm lọc dầu (trên 23 triệu USD), may mặc (gần 2,6 triệu USD), thực phẩm chế biến (2,2 triệu USD), đồ gỗ (1,67 triệu USD), thủy sản (gần 1,6 triệu USD)… KNXK gần chạm đích là tín hiệu mừng của Quảng Ngãi nhưng quan trọng nhất khi xét đến cơ cấu xuất khẩu của thì trong đó nổi trội nhất là thành phần kinh tế tư nhân đạt gần 72 triệu USD, tăng 177% so với cùng kỳ và chiếm 36,7% tỉ trọng XK của địa phương.

Thành phố Đà Nẵng tuy 6 tháng đầu năm 2012 một số ngành, lĩnh vực chủ yếu như công nghiệp, dịch vụ, thương mại đạt thấp so với kế hoạch đề ra nhưng KNXK hàng hóa và dịch vụ ước đạt 768,5 triệu USD, tăng 17,6%. Chỉ ra nguyên nhân giá trị SXCN 6 tháng chỉ có 6.936 tỷ đồng, đạt 41,8% kế hoạch năm, UBND TP Đà Nẵng cho rằng, do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tình hình đơn hàng khan hiếm, chi phí nhân công tăng, lãi suất vay vốn ngân hàng ở mức cao và khó tiếp cận, sản phẩm tiêu thụ chậm, đơn hàng xuất khẩu giảm, đặc biệt ở thị trường EU... Trong đó, có một số doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng khá hoặc duy trì mức tăng trưởng ổn định từ đầu năm như: Công ty cổ phần dệt Hòa Khánh tăng bình quân 18%, Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng tăng bình quân 10%, Công ty cổ phần Dệt may 29-3 tăng bình quân 8%; khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức tăng trưởng tốt (tăng 13,2%) đã góp phần duy trì tăng trưởng cho công nghiệp thành phố.

Khánh Hòa là địa phương có mức tăng trưởng ấn tượng. Nhờ nhiều doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ theo hướng chủ động hội nhập quốc tế nên hoạt động xuất khẩu trên địa bàn liên tục tăng trưởng khá. KNXK toàn tỉnh 6 tháng đầu năm nay ước đạt trên 552,4 triệu USD, tăng 24,5% so cùng kỳ năm trước. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu gồm hạt điều - tăng gần 52%, cà phê tăng 22,3%, thực phẩm chế biến tăng 38,7%. Đặc biệt riêng Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin đã xuất 8 chiếc tàu biển với tổng trị giá gần 218 triệu USD.

TT- Huế cũng là địa phương miền Trung KNXK có tốc độ tăng trưởng khá, 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh ước đạt 203 triệu USD, tăng 20,90% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 50,75% kế hoạch năm 2012.Trong đó, cao nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 114 triệu USD. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong 6 tháng đầu năm tăng mạnh là dệt may đạt 149,1 triệu USD, tăng 15,7%; thủy sản đạt 7,4 triệu USD, tăng 72,27%; vật liệu khoáng sản đạt 12 triệu USD, tăng 126,70%... Thị trường xuất khẩu có bước chuyển biến tích cực, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường châu Á, châu Âu và châu Mỹ đều tăng.

Tỉnh Bình Định, KNXK 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 258,8 triệu USD tăng 13% so với cùng kỳ năm 2011. Quảng Nam, tổng KNXK trên địa bàn  đạt 227 triệu USD, bằng 57% kế hoạch năm, tăng trên 66% so với cùng kỳ… Tuy nhiên, những mặt hàng thế mạnh của các địa phương này như lâm sản, dệt may… đều giảm mạnh, tăng trưởng mạnh ở các nhóm ngành hàng thủy sản, giày da, vàng…

Quảng Trị, tỉnh nghèo của khu vực miền Trung 6 tháng đầu năm KNXK cũng tăng khá, ước đạt 45,48 triệu USD, tăng 106,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 67,9% kế hoạch năm. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sản phẩm gỗ, thực phẩm chế biến, cà phê, sản phẩm bằng Plastic, hàng nông sản khác…  Còn Đăk Lăk- thủ phủ của Tây Nguyên, với thế mạnh cà phê, nhân hạt điều, lâm đặc sản… đã giúp địa phương này vẫn luôn đạt mức tăng trưởng mạnh, tổng KNXK 6 tháng ước đạt 410 triệu USD (đạt 58,6%)…

Bên cạnh các tỉnh miền Trung có giá trị KNXK tăng cao đó  chỉ riêng Quảng Bình là sụt giảm. Theo báo cáo của Sở Công Thương Quảng Bình, 6 tháng đầu năm, KNXK tỉnh Quảng Bình chỉ đạt 66,8 triệu USD, bằng 44,5% kế hoạch và giảm 2,3% so với cùng kỳ… Trong đó những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của tỉnh như cao su, gỗ các loại… đều giảm mạnh; tăng chủ yếu là dăm gỗ khô, quặng ti tan, thuỷ sản ...

Với đà tăng trưởng về xuất khẩu 6 tháng đầu năm, nhận định những khó khăn về kinh tế- tài chính, sản xuất kinh doanh thời gian đến, các tỉnh miền Trung đều đặt chỉ tiêu phấn đấu 6 tháng cuối năm sẽ đạt và vượt kế hoạch XK của năm 2012. Để đạt mục tiêu đó, các tỉnh miền Trung tùy theo điều kiện và thế mạnh của mình đã đưa ra nhiều giải pháp lớn, các biện pháp cụ thể hỗ trợ DN đẩy mạnh xuất khẩu, giải phóng hàng hóa…

Trong đó, giải pháp ưu tiên là tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp ổn định và đẩy mạnh sản xuất. Các địa phương kiến nghị cụ thể các Ngân hàng Nhà nước tỉnh chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên địa bàn chủ động phối hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay và ưu tiên các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, bình ổn giá, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động…Tăng cường công tác xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, giúp các doanh nghiệp quảng bá, tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường. Tiếp tục  triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp theo Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ, hạn chế tối đa việc huy động đóng góp của doanh nghiệp cho các hoạt động khác. Đẩy mạnh hoạt động thương mại-dịch vụ, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, khuyến khích sử dụng sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này là sản phẩm đầu vào của doanh nghiệp khác trên địa bàn…

Tất cả nhằm mục đích hỗ trợ, giải phóng năng lực xuất khẩu, giúp các DN miền Trung tiếp tục vượt qua những khó khăn hiện nay để hoàn thành chỉ tiêu XK năm 2012 và tạo đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo.

Trần Minh Tích

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Trong tháng 3/2024, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dương khá tốt (tăng 7,69%), đạt 603,3 triệu SGD.
Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Năm 2024, dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 35 nghìn tấn so với năm 2023. Do đó, sản xuất lúa và cân đối lúa gạo xuất khẩu cần được chú trọng.

Tin cùng chuyên mục

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Bên cạnh những thành tích về kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu là cách để nâng cao vị thế hạt cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Hiện có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU. Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU.
Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê thế giới giảm mạnh sau nhiều phiên liên tiếp tăng rất mạnh, vượt qua mọi kỷ lục. Giá cà phê Robusta và Arabica quay đầu giảm ngay sau phiên 18/4.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động