5 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của mộc nhĩ Mộc nhĩ - món ăn quen thuộc, vị thuốc tốt cho sức khoẻ |
Tuy nhiên, khâu sơ chế mộc nhĩ rất mất thời gian, vì mộc nhĩ khô nên khi ngâm nở lâu. Nếu ngâm trực tiếp vào nước lạnh sẽ mất khoảng vài tiếng. Nếu ngâm nước nóng già hoặc nước sôi mộc nhĩ nhanh nở nhưng sẽ làm nát mộc nhĩ. Vậy phải ngâm như thế nào cho mộc nhĩ vừa nhanh nở mà mà lại giòn ngon.
Nước ấm + bột mì + đường: Trước hết, chúng ta cần chuẩn bị một lượng mộc nhĩ vừa đủ để nấu ăn. Mộc nhĩ sau khi ngâm sẽ nở ra nhiều vì thế đừng ngâm số lượng lớn, nếu không sẽ rất lãng phí.
Mộc nhĩ rửa qua rồi cho chậu, sau đó, cho một lượng nước ấm vừa phải, xâm xấp mặt mộc nhĩ. Nước ấm chỉ khoảng 35 - 40 độ C, không phải nước lạnh hoặc nước sôi. Nhiệt độ nước cao sẽ khiến nấm bị dính, không mịn, không giòn và quan trọng nhất là sẽ phá hủy chất dinh dưỡng. Còn nước lạnh thì ngâm sẽ mất thời gian. Do đó nước ấm là hợp lý nhất.
Tuy nhiên, chỉ với nước ấm mộc nhĩ sẽ không nở mềm nhanh trong vài phút. Ngoài việc thêm nước ấm, chúng ta cũng cần nhớ cho thêm 1 thìa bột mì và một thìa đường.
Khuấy đều cho bột mì và đường tan. Việc thêm đường có thể làm tăng khả năng hút nước của nấm, nấm nở ra nhanh nên tiết kiệm được thời gian. Bột mì có khả năng hấp thu mạnh và có thể hút các tạp chất, bụi bẩn bên trong, giúp mộc nhĩ sạch và vệ sinh.
Sau khi ngâm mộc nhĩ xong, đem rửa lại sạch với nước cho hết bụi bẩn, tạp chất và bột mì bám ở trên bề mặt nấm.
Thực tế, ngâm mộc nhĩ với nước lạnh vẫn đem lại chất lượng tốt nhất cho mộc nhĩ và chỉ ngâm trong khoảng 4 tiếng. Tuy nhiên, nếu không có thời gian, bạn có thể sử dụng phương pháp trên nhé, chỉ 3 phút là mộc nhĩ nở mềm.
Nước ấm + baking soda: Do nước nóng sẽ làm mất chất dinh dưỡng của mộc nhĩ nên chúng ta chỉ nên ngâm mộc nhĩ với nước ấm và baking soda. Nước ấm và baking soda có tác dụng làm sạch bụi bẩn, tạp chất trên bề mặt mộc nhĩ một cách hiệu quả. Hơn nữa, bộ đôi kết hợp giữa nước ấm, baking soda cũng giúp làm giảm thời gian ngâm mộc nhĩ.
Dùng nước ấm + muối: Cho mộc nhĩ vào tô to, sau đó thêm một lượng nước ấm thích hợp cùng 1 thìa muối, đậy nắp và lắc nhẹ, rồi ngâm trong 5 phút, sau đó rửa sạch lại từ 1-2 lần. Muối có tác dụng loại bỏ tạp chất và khử trùng, giúp mộc nhĩ sạch và tốt cho sức khỏe.
Bột mì + đường trắng + giấm trắng: Đầu tiên, chúng ta chuẩn bị một bát mộc nhĩ. Lấy một cái tô lớn hoặc thau, cho mộc nhĩ vào, đổ nửa bát nước ấm, thêm một thìa bột mì, một thìa đường, một thìa dấm trắng vào. Bột có tính hấp thu mạnh và có thể hút các tạp chất ẩn trong các kẽ của mộc nhĩ. Giấm trắng có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Thêm đường có thể đẩy nhanh quá trình hấp thụ nước của mộc nhĩ.
Đậy nắp, lắc nhanh rồi để yên trong 5 phút. Quá trình lắc nhanh làm tăng tốc độ chuyển động của các phân tử nước. Sau 5 phút ngâm, mộc nhĩ nở to, mềm, nước ngâm đặc biệt bẩn.
Lúc này đem ngâm mộc nhĩ rửa lại với nước nhiều lần cho sạch hoàn toàn.