Mắt ướt sau 11 giờ bay

"Không gì có thể so được với Tết Việt Nam", một người Việt xa quê, mắt ướt khi trở về bồi hồi xúc động.
Doanh nhân Ai Cập ăn Tết Việt Nam Tái hiện Tết Việt Nam tại siêu thị tại Carrefour, nước Pháp

Nhưng gần đây, nhiều người Việt lại chọn Tết để đi du lịch, tuổi trẻ thích bay ra thế giới nhiều hơn. Ngược lại, nhiều người Việt chỉ mong được có tấm vé trở về quê nhà, như chiếc lá rơi về gốc. Chị Minh Châu, bạn tôi đã trở về như vậy.

Tôi quen chị ở thư viện Hà Nội, cùng là người đọc sách mà thủ thư thuộc làu tên tuổi, thuở chị học xong Đại học Y khoa, chuẩn bị sang Đức làm nghiên cứu sinh. Bao nhiêu lý do, dự định từ thành phố Frankfurt về Hà Nội với 11 giờ bay.

Mắt ướt sau 11 giờ bay

Chị nhớ phố cổ, những ngõ nghèo xưa, vẫn ám ảnh trong ký ức, đang lần như thước phim tua chậm lại.Với một bác sỹ trong nghề, từng cứu vớt bao sinh linh, từng nếm trải bao đắng ngọt của người xa xứ, trên máy bay, có khoảnh khắc nào chị nhớ tới 17 giây năm trước ở Ấn Độ không? Cứ 17 giây là một người rời khỏi thế gian trong cơn đại dịch. Nghĩa là cứ một phút có hơn 4 người từ giã nhân gian. Phút giây của thời gian, nhiều phận người đã trở về cát bụi, về với nước sông Hằng bên thành phố Varanasi.

Gặp chị, tôi sững lại, tôi tìm thấy thời thanh xuân của mình, cái thuở chạy bom B52, chỉ mong sao còn được sống. Vậy mà đã nửa thế kỷ. Mảnh ký ức về ngõ nhỏ, nơi có hai hồ nước bên cạnh nhà chúng tôi. Tôi còn khoe lội xuống tận đáy hồ Bảy Mẫu, cả hồ Thiền Quang khi họ nạo vét bùn xây kè đá quanh bờ. Hồ Thiền Quang có ba ngôi chùa Thiền Quang, Quang Hoa, Pháp Hoa cổ kính, sẽ hiếm người ngụ cư biết đến một làng Thiền Quang xưa nếp cũ đã nhòa. Vào ngày sóc (ngày mùng 1 âm lịch), người già vẫn sang đảo giữa hồ Bảy Mẫu, lễ Mẫu. Rồi sớm lên Ô Quan Chưởng nhớ bà tư bán bún ốc nguội, rẽ xuống phố chợ Gạo xưa không còn thấy cái nhà tắm công cộng; nơi dành cho những người ở phổ cổ, không có nhà tắm phải ra chợ Gạo tắm táp chiều cuối năm. Chất lên vai câu chuyện đời thường được phơi lên khi tắm, và chờ tắm; dù ở đó không có lấy một chiếc dây phơi, nhưng phơi việc kiếm ăn của những người nghèo chạy chợ, xe ba gác và xe kéo thật xiết bao cảm động.

Phố Bờ sông xưa kia rất tiêu điều chứ không nhiều nhà cao tầng như hiện nay. Bến sông cũng lấn ra bờ cát, chỉ có chợ bến sông thì đầy hương hoa, đầy quả ngon vật lạ bốn phương đổ về. Ven đê là đào mai, cúc đại đóa và quất Quảng An vẫn giữ một sắc lá riêng, xanh mướt mát và quả vàng mọng. Đào thốn cũng phải lên vườn Quảng An. Chuyện của những người đi tuốt lá đào thuê trong tháng Chạp để cây đào trổ hoa đúng ngày 30 Tết, đến chuyện đi chuyên chở đào quất thuê cho nhà giàu cũng được phơi lên trong hơi khói nhà tắm công cộng. Nơi người lao động sấp ngửa vì miếng ăn quanh năm. Sau tắp táp của chiều 23 Tết, hay 30 Tết, có người thư thả nghỉ ngơi, vẫn có người chạy xô đi kiếm thêm vài chuyến hàng chợ. Ở nhà tắm công cộng ở cuối phố Mai Hắc Đế gần cửa ô Cầu Dền, nơi mà công nhân ở bến phà Đen ở gần đầm Trấu hay tụ họp ở nhà tắm, tắm táp. Trấu và hàng hóa ở bến phà được kể qua người lao động khuân vác nặng nhọc, họ no đói ra sao, may mắn ra sao?

Lâu rồi, đã sau hai năm đại dịch, hai cái nhà tắm công cộng đã biến mất từ lâu. Nhưng cái máy nước công cộng cũng đi vào lãng quên cùng với tem phiếu thời bao cấp, cùng với sự khép lại của cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Nhưng tuổi thanh xuân ngày ấy, một thế hệ tiêu phí cho xuống hầm trú ẩn tránh bom, cho xếp hàng mậu dịch, chẳng học xa đi rộng được. Nhớ ánh đèn bão đến cái bếp mùn cưa; ám ảnh mùi dầu hỏa của bếp dầu, toàn chuyện cũ Hà Nội không vơi đi hay đầy lên mà nó làm cho đời người giàu thêm ký ức khi trở về. Ắt hẳn là không tẻ nhạt khi ta có trên tay, cầm trên tay ký ức.

Mắt ướt sau 11 giờ bay

Tôi kể cho chị Minh Châu nghe về chuyến trở lại sông Hằng (Ấn Độ) nhìn bến củi của những người Ấn, họ vẫn vác củi để thiêu người đã khuất. Có người ngủ ngay bến sông Hằng, có người ra đi mãi mãi. Tôi cũng trở lại Varanasi để yêu Hà Nội hơn và yêu sông Hồng nước Việt hơn. Chị cũng từ Frankfurt trở về Hà Nội để yêu Hà Nội hơn, dù đã chọn rừng già ở bên Đức để cát bụi cho mình.

Người Việt có nền văn hóa khác với người Ấn, họ không ra sông Hồng tắm sông để gột rửa mọi điều không lành, hay đức tin nước sông Hằng sẽ gột rửa hết thảy tội lỗi cho người Ấn. Sông Hồng yên ả đôi bờ với những cánh đồng hoa và những mái rơm rạ tái hiện hình ảnh cả đồng quê Bắc bộ, nơi dành cho người Hà Nội đi chơi Tết, và người dân lao động không về quê ăn Tết tìm được chút bóng dáng quê nhà.

Đi chợ Tết Hà Nội không còn thấy chợ một tầng, đường đất nữa rồi, bóng dáng chợ phiên cuối Mơ đầu Bưởi đã xóa vẻ xưa cũ, chỉ còn chợ kính cao tầng. Ngay cả hàng bán lá xông, lá bưởi hương nhu, lá tre cũng xếp lá đặt trên bệ xi măng. Chợ của thời hiện đại, đang đánh thó cái hồn quê kiểng của ông bà ta. Hàng mây tre nứa lá, cũng vắng thưa dần, cứ đồ nhựa đỏ xanh thay thế. Nếu nhớ bốt Hàng Đậu, leng keng xưa tàu điện lên Bưởi, xuống hồ Gươm, rồi nhớ rẽ vườn hoa Hàng Trống, đi bộ trên phố nhà Thờ; phố xưa không thảng gặp một nữ tu sỹ u ẩn, cộng với vẻ khổ hạnh khi được làm con chiên của Chúa. Nếu qua hồ Gươm ngồi chơi với vườn hoa con Cóc, nơi hẹn hò chụp ảnh cưới của nhiều cặp vợ chồng; nơi có cầu thê húc gần nhà hát lớn, đâu cần phải sang tới tháp Eiffel ở Paris mới có trăng mật. Trăng mật ở trong lòng người, hạnh phúc ở trong lòng người, dù Tết hay chưa phải Tết.

Vốn là một bác sỹ chuyên khoa, chị Minh Châu từng mổ sẻ và từng học phẫu thuật cơ thể người, chị thấu hiểu cái giá của hạnh phúc. Vậy mà chính chị đã từng có một vệt dài thật hạnh phúc, được yêu và yêu; rồi đoạn kết đổ vỡ. Con cái phương trưởng có cuộc đời riêng. Chị sống ở một căn hộ bên Đức, hàng ngày vẫn đi làm thêm ở một quán cà phê theo giờ. Không thể ngờ rằng chị thật can đảm. Hàng ngày chị loại bỏ dần đồ đạc, sống thật giản đơn hay cũng là cách lựa chọn lối sống theo cách tối giản của người Nhật. Hai chị em tôi cùng chung một sở thích là không thích đồ đạc hay mua sắm và mua sắm. Chỉ mong khỏe mạnh, đọc cuốn sách hay rồi đi đến một nơi nào đó, ngồi với người trồng hoa hay trồng bí ngô ở mạn sông Hồng; chập tối tạt vào ngõ hẹp uống trà chén, nghe kể về phố cổ; về chỗ làm trà sen của cụ Nghĩa trong ngõ Gạch xưa đã đóng cửa, người bán oản ở ngõ hàng Giầy cụ bà đã khuất? hay phở Vui cũng không còn bà Vui ông Vui. Người bán bánh bao nhân thịt gà quay, người bán bánh trôi tàu là nghệ sỹ Phạm Bằng cũng trôi vào quên lãng. Nhiều tên tuổi nghệ sỹ lừng danh của Hà Nội cũng như nước, hãy chảy đi sông ơi. Vẫn còn sự ấm áp ân tình chảy trong lòng người, bạn hữu. Và vì thế, quán trà chén vài ngàn bạc lẻ, cũng hắt lên một phận người như đang bước trên hè phố mưa xuân, mãi còn trong câu chuyện truyền miệng. Khác với bọn trẻ vào quán, mỗi người một điện thoại ngồi bên nhau mà không nói chuyện bằng tiếng người, mà là chít chát nhắn tin khi vẫn ngồi bên nhau.

Hà Nội đêm, khó ngủ nhất chỉ có dãy phố Tạ Hiện, Hàng Bạc hay Hàng Buồm, Hàng Ngang hay Hàng Đào? Lên phố để ăn bún thang vào ngõ chợ Hàng Chiếu, ăn ô mai mơ lên phố Hàng Đường, bánh cuốn cà cuống ở góc hàng Cân… phở bò Hàng Đồng thì không có chanh mà chỉ có dấm.

Nhắn tin đi ăn và rủ nhau đi ăn là ẩm thực quen thuộc của người Hà Nội trẻ, còn người sống lâu năm ở Hà Nội cũ, lại chỉ quen mua về làm nhiều món ăn cho ngon miệng cả nhà. Tết là xum họp, là kể chuyện ngày xưa, và chị Minh Châu dù mắt ướt vẫn cứ lo cho chuyến đi 11 giờ bay chỉ để lần hồi về ký ức không quên, không màu nhưng đầy hương vị người, nỗi người, trong năm hết Tết đến.

Hoàng Việt Thắng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tết Nguyên đán

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xe đạp thồ - “vua vận tải” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ - “vua vận tải” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ “vua vận tải” được dân công sử dụng để vận chuyển lương thực, thuốc men phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ là biểu tượng cho tinh thần, ý chí.
"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

Sáng nay (25/4), Bảo tàng Lịch sử quốc gia chính thức khai mạc trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”.
Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Hàng năm, lễ hội làng Lệ Mật diễn ra từ ngày 20-23/3 âm lịch (tức ngày 28/4-1/5/2024), tại đình Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Lễ hội truyền thống Bổng Điền diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 20 - 23/4/2024 tại Khu di tích đình - đền Bổng Điền, Thái Bình thành công tốt đẹp.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt” vào ngày 25/4.

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ được tổ chức từ ngày 7-9/5/2024 (tức ngày 29/3 - 2/4/2024 âm lịch) hàng năm, tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Tối 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam.
Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đến với Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hàng nghìn du khách đều choáng ngợp, ngỡ ngàng và xúc động trước bức tranh Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Ngày 18/4/2024, Hội nghị vinh danh 128 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” đã được tổ chức tại Hà Nội.
Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Trong khuôn khổ chương trình đoàn tàu du lịch "Hành trình Đêm Đà Lạt" diễn ra tại ga Đà Lạt, dự án sách “Xứ sở lạ lùng” đang được lan toả, bay xa.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động hấp dẫn, ý nghĩa diễn ra từ ngày 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4/2024.
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Khám phá Lễ hội độc đáo chùa Dâu Bắc Ninh

Khám phá Lễ hội độc đáo chùa Dâu Bắc Ninh

Lễ hội truyền thống chùa Dâu, sẽ diễn ra ngày 15/5/2024 (tức 8/4 âm lịch) hàng năm, tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Giới thiệu Bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" với 5 thứ tiếng

Giới thiệu Bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" với 5 thứ tiếng

Ngày 17/4, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt, giới thiệu bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân".
Trao giải thưởng sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trao giải thưởng sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 17/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Công nhận nghề thủ công thêu – ren Ninh Hải là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề thủ công thêu – ren Ninh Hải là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công bố thêm 8 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó Ninh Bình sở hữu 2 di sản.
Hà Nội: Nhiều hoạt động bổ ích tại Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024

Hà Nội: Nhiều hoạt động bổ ích tại Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024

Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc" sẽ được tổ chức vào ngày 20/4/2024 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Quảng Bình

Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Quảng Bình

Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch và Hội rằm tháng 3 Minh Hóa, Quảng Bình sẽ diễn ra từ 20-23/4/2024 (tức 12-15/3 âm lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.
Lễ hội Đền Hùng 2024: Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm Hát Xoan làng cổ

Lễ hội Đền Hùng 2024: Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm Hát Xoan làng cổ

Các du khách nước ngoài tỏ ra thích thú khi được tham gia trải nghiệm cùng các nghệ nhân trong chặng hát hội tại "Hát Xoan làng cổ".
Chiêm ngưỡng Leonardo da Vinci, Beethoven qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Chiêm ngưỡng Leonardo da Vinci, Beethoven qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Đến không gian trưng bày nghệ thuật điêu khắc ánh sáng của Bùi Văn Tự, du khách được ngắm nhìn các vĩ nhân nổi tiếng thế giới qua những chất liệu đơn sơ.
Mẫu biểu trưng sử dụng chính thức trong hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mẫu biểu trưng sử dụng chính thức trong hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Lào Cai: Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc”

Lào Cai: Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc”

Sáng nay (15/4), UBND tỉnh Lào Cai tổ chức chương trình phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024.
Thụy Điển giới thiệu văn hoá ẩm thực đặc sắc tại Hà Nội

Thụy Điển giới thiệu văn hoá ẩm thực đặc sắc tại Hà Nội

Chương trình "Hương vị Thụy Điển - Quà chiều" diễn ra chiều 13/4 tại Hà Nội nhằm tạo điều kiện trao đổi văn hóa, tôn vinh ẩm thực Việt Nam - Thụy Điển.
Gần 200 nghệ sĩ tham gia Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử

Gần 200 nghệ sĩ tham gia Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử

Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử vào 20h10 ngày 6/5/2024 tại Quảng trường 7/5, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Hết quý I/2024, lượng khách đến Lâm Đồng ước đạt 2,38 triệu lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 24,5% kế hoạch năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động