Mali tạm ngừng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản

Ngày 6/12/2021, ông Mohamed Ould Mahmoud - Bộ trưởng Công Thương Mali đã ban hành quyết định tạm ngừng xuất khẩu gạo, ngô, hạt bông, khô dầu bông, kê và lúa miến để bảo đảm cung ứng đủ thực phẩm trong nước. Ông cho biết thêm: "Việc tạm ngừng xuất khẩu này nhằm phòng ngừa cuộc khủng hoảng ngũ cốc đang diễn ra trên thị trường thế giới và để bảo vệ sản xuất trong nước cũng như các tầng lớp dân chúng dễ bị tổn thương nhất tại Mali".

Theo cảnh báo của Liên hiệp quốc, giá thực phẩm có thể tăng 30-40% tại khu vực Tây Phi. Thêm vào đó là sự bất ổn về an ninh, chính trị tại Mali cũng làm cho vấn đề cung ứng hàng hóa nói chung trở nên phức tạp.

Mali tạm ngừng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản

Mali có nền kinh tế mở trong đó ngoại thương chiếm 58% GDP. Mục tiêu chính của chính sách thương mại nước này là tiếp tục thực hiện chương trình điều chỉnh cơ cấu theo khuyến nghị của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm đa dạng hóa nền kinh tế và ngoại thương. Thuế nhập khẩu của Mali tương đối thấp (trung bình khoảng 10%) và có rất ít trở ngại về pháp lý hay pháp quy đối với hoạt động thương mại. Theo IMF, do tác động của Covid-19, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của nước này chỉ đạt 3,923 tỷ USD, giảm 16,8% và kim ngạch nhập khẩu đạt 4,877 tỷ USD, giảm 3,1% so với năm 2019. Năm 2021, IMF dự báo kim ngạch xuất khẩu của Mali sẽ tăng 16,7% và nhập khẩu tăng 11,5%. Mali xuất khẩu chủ yếu là vàng (chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu), bông, động vật sống và phân bón… và nhập khẩu các mặt hàng chính gồm dầu lửa, thuốc tân dược, xi măng. Các đối tác xuất khẩu chính của Mali là Thụy Sỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét. Các đối tác nhập khẩu chính gồm Bờ Biển Ngà, Pháp, Senegal và Trung Quốc.

Về trao đổi thương mại Việt Nam-Mali, theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 13,08 triệu USD, giảm mạnh so với năm trước đó (38,9 triệu USD năm 2019) do ảnh hưởng của lệnh cấm vận kinh tế của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đối với nước này cũng như các động của đại dịch Covid-19. Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mali đạt 23,89 triệu USD (năm 2019 là 28,49 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam gồm dầu thô, xi măng, hải sản, hạt tiêu, sản phẩm chất dẻo… Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là bông các loại, hạt điều, đồng, máy vi tính, sản phẩm sắt thép…

Hoàng Đức Nhuận - Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Mali
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Chùm ảnh: Hội thảo

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng