Lý do Trung Quốc “đứng đầu” thế giới về năng lượng mặt trời

Trung Quốc tăng cường sản xuất và lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời khi nước này tìm cách làm chủ thị trường toàn cầu và giảm thiểu nhập khẩu năng lượng.
Nhà máy Bosch Việt Nam khánh thành hệ thống điện năng lượng mặt trời Kiên Giang: Xử phạt cơ sở kinh doanh đèn năng lượng mặt trời tại TP. Rạch Giá Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc,Việt Nam

“Lực lượng sản xuất mới”

Năm 2023, Trung Quốc đã phát huy toàn bộ sức mạnh của ngành năng lượng mặt trời. Khi Bắc Kinh lắp đặt số tấm pin mặt trời nhiều hơn cả Mỹ, giảm gần một nửa giá bán các tấm pin này, xuất khẩu số pin thành phẩm tăng 38%, xuất khẩu các linh kiện chính tăng gần gấp đôi...

Động thái này cho thấy, Trung Quốc đã sẵn sàng cho sự “thống trị” thế giới về năng lượng mặt trời. Trong khi Mỹ và châu Âu đang cố gắng khôi phục hoạt động sản xuất năng lượng tái tạo và giúp các công ty chống phá sản thì Trung Quốc đang vượt xa trên lĩnh vực này.

Nang luong
Ngành năng lượng mặt trời phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc. Ảnh: New York Times

Mới đây, tại phiên họp thường niên cơ quan lập pháp Trung Quốc, Thủ tướng Lý Cường tuyên bố, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc xây dựng các trang trại sử dụng năng lượng mặt trời cũng như các dự án điện gió và thủy điện.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang chững lại, việc tăng cường đầu tư cho năng lượng tái tạo, chủ yếu là điện mặt trời, là nền tảng cho sự đánh cược lớn vào các công nghệ mới nổi. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ ra rằng, “bộ ba ngành công nghiệp mới” - tấm pin mặt trời, ô tô điện và pin lithium - đã thay thế “bộ ba cũ” là quần áo, đồ nội thất và thiết bị.

Mục tiêu là bù đắp sự sụt giảm mạnh trong lĩnh vực xây dựng nhà ở của Trung Quốc. Trung Quốc hy vọng vào khai thác các ngành công nghiệp mới nổi như năng lượng mặt trời, đây là ngành mà Chủ tịch Tập Cận Bình đánh giá là “lực lượng sản xuất mới”, để tái tạo năng lượng cho nền kinh tế đã chậm lại trong hơn một thập kỷ qua.

Ngoài ra, việc tập trung vào năng lượng mặt trời là điểm mới nhất trong kế hoạch kéo dài hai thập kỷ nhằm giúp Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng.

Xuất khẩu năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã nhận được những phản hồi khẩn cấp. Tại Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden đã đưa ra các khoản trợ cấp bao gồm phần lớn chi phí sản xuất các tấm pin mặt trời và một phần chi phí lắp đặt cao hơn nhiều.

Đặc biệt ở châu Âu, các quan chức cho rằng, cách đây 10 năm, Trung Quốc đã trợ cấp cho các nhà máy của họ sản xuất tấm pin mặt trời trong khi chính phủ châu Âu lại đưa ra trợ cấp để mua tấm pin được sản xuất ở bất cứ đâu. Điều đó dẫn đến sự bùng nổ trong hoạt động mua hàng của người tiêu dùng từ Trung Quốc, gây tổn hại cho ngành năng lượng mặt trời của châu Âu. Một làn sóng phá sản đi qua ngành công nghiệp châu Âu, khiến lục địa này phụ thuộc phần lớn vào các sản phẩm của Trung Quốc.

Hồi tháng 9/2023, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen Cho biết: “Chúng tôi không quên được các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến ngành năng lượng mặt trời của chúng tôi. Nhiều doanh nghiệp trẻ đã phải "ra đi" khi đối mặt các đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc - những đối thủ được trợ cấp quá nhiều”.

Những tàn dư của ngành công nghiệp năng lượng mặt trời ở châu Âu hiện đang dần biến mất. Norwegian Crystals - Công ty sản xuất nguyên liệu thô quan trọng cho các tấm pin mặt trời ở châu Âu, đã nộp đơn xin phá sản vào năm 2023. Meyer Burger - Công ty tại Thụy Sĩ, gần đây thông báo sẽ tạm dừng sản xuất trong nửa đầu tháng 3 tại nhà máy ở Freiburg, Đức và sẽ cố gắng huy động tiền để hoàn thiện các nhà máy ở Colorado và Arizona. Các dự án tại Mỹ của công ty này có thể khai thác các khoản trợ cấp sản xuất năng lượng tái tạo do Đạo luật Giảm lạm phát của Tổng thống Biden cung cấp.

Lợi thế chi phí tạo ra khác biệt

Lợi thế về chi phí của Trung Quốc rất lớn. Một đơn vị nghiên cứu của Ủy ban châu Âu đã tính toán trong một báo cáo hồi tháng 1, các công ty Trung Quốc có thể sản xuất các tấm pin mặt trời với công suất phát điện từ 16-18,9 cent/watt. Trong khi đó, các công ty ở châu Âu tốn 24,3-30 cent/watt và các công ty Mỹ mất khoảng 28 cent (1 USD = 100 cent). Chưa kể doanh nghiệp Trung Quốc còn được hưởng ưu thế về giá thuê đất, lãi suất vay ưu đãi của ngân hàng...

Nang luong
Trang trại năng lượng mặt trời lớn nhất Trung Quốc. Ảnh: New York Times

Giá điện thấp ở Trung Quốc cũng tạo ra khác biệt lớn. Các thành phố của Trung Quốc cũng cung cấp đất cho các nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời với giá thấp hơn giá thị trường. Các ngân hàng quốc doanh cho vay rất nhiều với lãi suất thấp mặc dù các công ty năng lượng mặt trời thua lỗ và một số thậm chí còn phá sản. Bên cạnh đó, các công ty Trung Quốc đã tìm ra cách xây dựng và trang bị nhà máy với chi phí thấp.

Việc sản xuất nguyên liệu thô chính cho tấm pin mặt trời (polysilicon), đòi hỏi lượng năng lượng rất lớn. Các tấm pin mặt trời thường phải tạo ra điện trong ít nhất 7 tháng để thu lại lượng điện cần thiết để sản xuất chúng.

Hiện nay than cung cấp 2/3 lượng điện của Trung Quốc với mức giá thấp. Nhưng các công ty Trung Quốc đang giảm chi phí hơn nữa bằng cách lắp đặt các trang trại năng lượng mặt trời ở các sa mạc phía Tây của Trung Quốc, nơi đất công về cơ bản là miễn phí. Sau đó, các công ty này sẽ sử dụng điện từ những trang trại đó để tạo ra nhiều polysilicon hơn.

Tuy nhiên, với gần 10 tỷ tấn CO2 thải ra hàng năm, phần lớn là do xuất khẩu hàng tiêu dùng và sự phụ thuộc vào than đá, Trung Quốc vẫn là quốc gia gây ô nhiễm nhất thế giới. Bất chấp điều này, Trung Quốc vẫn nuôi tham vọng “thống trị” việc sản xuất năng lượng tái tạo. Quốc gia này có thể đạt 1.000 GW năng lượng mặt trời vào cuối năm 2026, trong tổng số 11.000 GW cần thiết trên toàn cầu để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris vào năm 2030.

Ngược lại, châu Âu có giá điện đắt đỏ, đặc biệt sau khi họ ngừng mua khí đốt tự nhiên từ Nga vì chiến sự với Ukraine. Đất được sử dụng cho các trang trại năng lượng mặt trời ở châu Âu cũng đắt đỏ. Còn ở phía Tây Nam của Mỹ, những lo ngại về môi trường đã làm chậm quá trình lắp đặt các trang trại năng lượng mặt trời, trong khi các vấn đề về quy hoạch đã cản trở việc cấp phép truyền tải năng lượng tái tạo.

Kevin Tu, chuyên gia năng lượng ở Bắc Kinh và là thành viên không thường trực của Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu tại Đại học Columbia nhận định: “Nếu các nhà sản xuất Trung Quốc không giảm chi phí tấm pin năng lượng mặt trời, chúng ta sẽ không thể thấy nhiều cơ sở lắp đặt pin năng lượng mặt trời như vậy trên khắp thế giới”.

Trên thực tế, Trung Quốc chế tạo gần như tất cả các thiết bị sản xuất tấm pin mặt trời của thế giới. Frank Haugwitz, nhà tư vấn năng lượng mặt trời lâu năm chuyên về ngành công nghiệp Trung Quốc cho rằng: “Phải mất nhiều ngày hoặc nhiều tuần để có được các bộ phận và kỹ sư thay thế. Nhưng chỉ trong vài năm, các công ty Trung Quốc đã tìm ra cách tự mình làm được tất cả”.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Ngày 27/4/2024, tại Thái Bình, Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã đóng điện thành công Dự án Lắp máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy.
Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Dù có nhiều nỗ lực, song dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Thanh Hoá đến Phố Nối vẫn gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.
Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp duy trì liên tục, ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Theo ông Stuart Linsey, Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành điện gió châu Á

Tin cùng chuyên mục

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm.
Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, việc triển khai các dự án trọng điểm ngành điện đang được diễn ra hết sức khẩn trương.
Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Theo TS. Võ Trí Thành, việc đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Áp lực lớn nhất là thời gian.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Các Bộ, ngành, địa phương xác định đồng thuận và quyết liệt thực hiện Kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Sáng 26/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn EVN và Tổng công ty Điện lực miền Bắc, PC Hoà Bình đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp cung cấp điện mùa nắng
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Ngày 24/4, đoàn công tác tỉnh Lào Cai đã tới làm việc với Công ty Cổ phần EREX (Nhật Bản) và trao đổi về việc thực hiện dự án Nhà máy điện sinh khối Bảo Thắng
Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Eo biển Hormuz là điểm mấu chốt trong dòng chảy dầu quốc tế. Nhiều chuyên gia lo ngại căng thẳng Iran - Israel có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhằm đảm bảo cấp điện, an ninh năng lượng chương trình điều chỉnh phụ tải điện là giải pháp quan trọng, cấp bách.
Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Nhiều tháng qua, một doanh nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng than gặp khó trong việc chuyển nhượng dự án, còn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thì xin lỗi vì chậm tham mưu.
Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban kiểm điểm tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.
Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Từ ngày 15-21/4/2024, phụ tải tiếp tục duy trì ở mức cao, riêng miền Bắc phụ tải bình quân tuần qua tăng hơn 13 triệu kWh/ngày so với tuần trước do nắng nóng.
Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vẫn là nguồn đảm bảo an ninh năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU).
Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động