Theo đó, Cơ quan điều tra của Bộ Thương mại, Tổng cục Phòng vệ Thương mại (DGTR) đang điều tra cáo buộc bán phá giá kính cường lực có họa tiết và không tráng phủ được sản xuất hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam. Sản phẩm còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như kính năng lượng mặt trời hay kính quang điện mặt trời theo cách nói trên thị trường. Công ty TNHH Borosil Renewables đã thay mặt cho ngành công nghiệp trong nước nộp đơn đăng ký điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá thích hợp đối với hàng nhập khẩu.
Ảnh minh họa |
Thông báo của cơ quan điều tra Ấn Độ nêu rõ trên cơ sở đơn đăng ký có căn cứ hợp lệ của ngành sản xuất trong nước và trên cơ sở bằng chứng ban đầu do người nộp đơn đưa ra chứng minh việc bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, cơ quan có thẩm quyền sau đây sẽ tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá.
Nếu việc bán phá giá được xác định đã gây thiệt hại vật chất cho người chơi trong nước, DGTR sẽ khuyến nghị áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu. Bộ Tài chính Ấn Độ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc áp thuế. Có đủ bằng chứng cho thấy sản phẩm đang bị các nhà xuất khẩu từ hai nước này bán phá giá tại thị trường nội địa Ấn Độ.
Các cuộc điều tra chống bán phá giá được các nước tiến hành để xác định liệu các ngành công nghiệp trong nước có bị tổn thương do hàng nhập khẩu giá rẻ tăng vọt hay không. Như một biện pháp đối phó, họ áp đặt các nghĩa vụ này theo cơ chế đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Thuế này nhằm mục đích đảm bảo thực tiễn thương mại công bằng và tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các nhà sản xuất trong nước với các nhà sản xuất và xuất khẩu nước ngoài. Ấn Độ đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm để giải quyết hàng nhập khẩu giá rẻ từ nhiều nước khác nhau, bao gồm cả Trung Quốc.
Theo người nộp đơn, khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng lên cả về mặt tuyệt đối cũng như tương đối, dẫn đến việc sử dụng năng lực của ngành công nghiệp trong nước giảm sút. Cơ quan chức năng đã ấn định thời gian điều tra (POI) từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023 (12 tháng).
Thông tin thiệt hai đã được cung cấp cho POI và ba năm trước đó. Các nhà sản xuất/xuất khẩu được biết đến ở Việt Nam và chính phủ Việt Nam cũng như các nhà nhập khẩu và người dùng ở Ấn Độ có liên quan đến hàng hóa bị điều tra phải nộp tất cả các thông tin liên quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo.
Với dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn. Đây không phải là lần đầu tiên tấm pin năng lượng mặt trời ở Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp. Bộ Thương mại Mỹ đã mở một cuộc điều tra tương tự vào cuối tháng 3/2022 đối với các mô-đun năng lượng mặt trời được nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Campuchia.