Luật Viễn thông (sửa đổi): Không hạn chế vốn nước ngoài với trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây

Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) không có điều khoản liên quan đến hạn chế tỷ lệ vốn nước ngoài với trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.
Bổ sung quy định về quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông Lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi): Nhiều vấn đề cần quan tâm

Quản lý OTT ở mức độ phù hợp, bảo vệ quyền lợi người sử dụng

Tại Hội thảo Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức mới đây, cơ quan soạn thảo đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi, góp ý từ các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp và hiệp hiệp hội doanh trong và ngoài nước.

Trong đó, nhiều ý kiến có chung nhận định về tầm quan trọng của dịch vụ trung tâm dữ liệu (DC), điện toán đám mây (cloud) và dịch vụ ứng dụng internet trong viễn thông (dịch vụ viễn thông OTT) trong nền kinh tế số, xã hội số hiện nay.

Luật Viễn thông (sửa đổi): Không hạn chế vốn nước ngoài với trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây
Các đại biểu tham dự Hội thảo Góp ý Luật Viễn thông (sửa đổi)

Cụ thể, theo bà Nguyễn Việt Hà – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hà Nội): Trong bối cảnh hiện nay các dịch vụ OTT là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống và hoạt động của doanh nghiệp.

“Mỗi người trong số chúng ta đều có nhiều app OTT khác nhau sử dụng để liên lạc, với doanh nghiệp thì phần mềm, nền tảng họp trực tuyến vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp” – bà Nguyễn Việt Hà thông tin.

Cũng theo bà Nguyễn Việt Hà, vì sự quan trọng đó, các doanh nghiệp của Amcham Hà Nội vô cùng quan ngại với những quy định hạn chế về các dịch vụ OTT xuyên biên giới, vì trong trường hợp các nền tảng hay các dịch vụ này không tuân thủ hoặc không muốn tuân thủ mà không cung cấp những dịch vụ này ở Việt Nam nữa thì doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, bởi nếu như họ không thể sử dụng được những nền tảng xuyên biên giới này, đặc biệt là với doanh nghiệp sử dụng nền tảng họp trực tuyến hàng ngày làm giảm năng lực cạnh tranh nếu như không được sử dụng các nền tảng này trong các hoạt động thương mại hàng ngày.

“Điều này là rất rõ trong 2 năm Covid -19, nếu như không có những nền tảng OTT xuyên biên giới hoặc những nền tảng họp trực tuyến thì chúng tôi không thể nào duy trì các hoạt động kinh doanh và đặc biệt các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu hay các hoạt động thương mại xuyên biên giới, trong khi đó là các hoạt động đã đóng góp rất tích cực vào tăng trưởng kinh tế dương của Việt Nam trong thời kỳ Covid-19” – bà Nguyễn Việt Hà khẳng định và cho rằng, vì sự quan trọng của nền tảng dịch vụ OTT nên một số quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia phát triển như Liên minh châu Âu (EU), dù cũng coi định nghĩa các dịch vụ OTT là dịch vụ viễn thông, nhưng không áp dụng một hạn chế nào với các dịch vụ OTT xuyên biên giới, và yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt các văn phòng đại diện tại các nước EU.

Trên cơ sở đó, AmCham Hà Nội kiến nghị, cơ quan soạn thảo xem xét lại quy định về áp đặt điều kiện kinh doanh và đặt văn phòng đại diện, hay phải ký hợp đồng thương mại với bên cung cấp dịch vụ OTT, vì tính khả thi không cao, và có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.

Phản hồi ý kiến của đại diện AmCham Hà Nội, ông Trần Thế Phương – Phó trưởng phòng Chính sách, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng: Đại diện AmCham Hà Nội đã chia sẻ EU quy định OTT là dịch vụ viễn thông, và cơ quan chủ trì soạn thảo cũng thấy như thế. Trong đó, đại diện AmCham Hà Nội có nói EU đưa OTT vào viễn thông nhưng không quản lý gì. Thực ra, là có quản lý, ví dụ về vấn đề kinh tế, về bảo vệ người sử dụng. Hay như quy định về xác định thị trường, thị trường liên quan, kể cả dịch vụ OTT cũng có thể được kể vào, dù đây là phân tích “case by case” (tuỳ trường hợp) và tùy từng thời kỳ, chứ không phải tự động áp dụng.

“Quan trọng là OTT nằm trong khuôn khổ quản lý viễn thông, và do đó cơ quan quản lý có quyền làm việc đó. Hay ví dụ vấn đề liên quan đến người sử dụng dịch vụ như quản lý hợp đồng dịch vụ: Minh bạch điều khoản hợp đồng, trách nhiệm minh bạch thông tin về giá cước khi có thu cước của người sử dụng. Cách tiếp cận của Việt Nam cũng như vậy, đưa OTT là dịch vụ viễn thông, nhưng quản lý có mức độ phù hợp, tập trung vào bảo vệ quyền lợi người sử dụng, an toàn an ninh và trên tinh thần tạo thuận lợi cho phát triển, ví dụ không quy định hạn chế vốn nước ngoài như các dịch vụ viễn thông truyền thống….” – ông Trần Thế Phương thông tin.

Còn theo ông Nguyễn Hồng Thắng - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông: Trong quá trình soạn thảo, chúng tôi cũng tham khảo rất nhiều các nước khác nhau trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), EU, Ấn Độ. Một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc đã đưa OTT vào từ lâu, trong đó Trung Quốc đưa dịch vụ trung tâm dữ liệu (DC), điện toán đám mây (cloud) vào viễn thông cơ bản loại 1 (loại quản lý chặt hơn). Hàn Quốc họ cũng đã đưa vào Luật Viễn thông. Ấn Độ đang dự thảo bản sửa đổi cuối năm trước, và cũng đã đưa các nội dung này.

Luật Viễn thông (sửa đổi): Không hạn chế vốn nước ngoài với trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây
Theo đại diện Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây trong dự thảo không có yêu cầu hạn chế về tỷ lệ vốn nước ngoài

Không yêu cầu hạn chế về tỷ lệ vốn nước ngoài

Liên quan đến vấn đề về trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, đại diện AmCham Hà Nội, bà Nguyễn Việt Hà cho rằng, rất vui vì đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông nói tinh thần của Ban soạn thảo là tạo điều kiện để phát triển, nhưng các quy định dường như đang đi ngược lại với tinh thần chung như vậy.

Vì quy định chung hình như đang áp đặt một số điều kiện kinh doanh đối với hai loại hình dịch vụ này, ví dụ như điều kiện về đặt văn phòng đại diện hay điều kiện về hạn chế vốn đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp muốn đầu tư vào dịch vụ điện toán đám mây hoặc dịch vụ trung tâm dữ liệu.

“Nếu đặt ra những điều kiện như vậy thì liệu có đang đi ngược lại xu hướng và tinh thần chung là tạo điều kiện để các dịch vụ này phát triển hay không. Và hiện tại ví dụ với dịch vụ điện toán đám mây thì Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các cam kết quốc tế của Việt Nam không một luật nào đặt ra các điều kiện kinh doanh với điện toán đám mây, vậy chúng ta đang đặt ra những điều kiện hạn chế vốn đầu tư của nước ngoài thì có đang mâu thuẫn với các luật khác và các cam kết quốc tế không?” – đại diện AmCham Hà Nội đặt câu hỏi và cho biết, nhìn vào một số quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, các quốc gia này đều cho phép 100% vốn đầu tư nước ngoài vào dịch vụ viễn thông và điện toán đám mây, trung tâm dữ liệu, và không có một điều kiện nào với dịch vụ xuyên biên giới.

Trên cơ sở đó, AmCham Hà Nội đưa ra khuyến nghị, cơ quan soạn thảo xem xét, bỏ các quy định hạn chế về mặt quy định điều kiện kinh doanh hay các hạn chế về điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu.

Trước phản hồi của doanh nghiệp, ông Trần Thế Phương – Phó trưởng phòng Chính sách, Cục Viễn thông cho rằng: Về các điều kiện kinh doanh với doanh nghiệp, chúng tôi cũng chia sẻ ý kiến là cần xem xét các quy định phải đảm bảo tính phù hợp. Quan điểm chung là khuyến khích phát triển các dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây.

“Dự thảo luật đã thể hiện quan điểm này chứ không phải đi ngược lại quan điểm khuyến khích phát triển như một số ý kiến đã phát biểu. Dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây khi quy định vào trong luật này thì so với dịch vụ viễn thông truyền thống có yêu cầu quản lý khác hơn” – ông Trần Thế Phương khẳng định và nêu ví dụ: Dịch vụ viễn thông truyền thống theo cam kết quốc tế WTO có hạn chế về tỷ lệ vốn nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong khi dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây trong dự thảo không có yêu cầu hạn chế về tỷ lệ vốn nước ngoài.

"Đại diện AmCham Hà Nội có nói về hạn chế vốn nước ngoài với trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây. Trong dự thảo không có điều khoản liên quan đến hạn chế tỷ lệ vốn nước ngoài này. Quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông là thúc đẩy, tạo sự phát triển" - ông Trần Thế Phương thông tin thêm.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện tử - Viễn thông

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tết Thiếu nhi sớm cho các em nhỏ tại bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng

Tết Thiếu nhi sớm cho các em nhỏ tại bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng

Hàng trăm em nhỏ đang điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng hớn hở tự chọn món quà Tết Thiếu nhi (1/6) sớm tại chương trình Siêu thị bé yêu 0 đồng.
Đắk Nông: Cứu cháu đuối nước, cả 2 bà cháu tử vong

Đắk Nông: Cứu cháu đuối nước, cả 2 bà cháu tử vong

Phát hiện cháu đuối nước, vì muốn cứu cháu, bà N. liền nhảy xuống hồ. Hậu quả, cả hai bà cháu tử vong.
Tuổi trẻ ngành Công Thương tiếp sức cùng Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2023 tại tỉnh Thái Bình

Tuổi trẻ ngành Công Thương tiếp sức cùng Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2023 tại tỉnh Thái Bình

Ngày 28/5, tuổi trẻ ngành Công Thương đã có hoạt động tiếp sức cùng Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2023 tại tỉnh Thái Bình.
TP. Hồ Chí Minh: Sở Thông tin Truyền thông lên tiếng về quảng cáo sai quy định trên không gian mạng

TP. Hồ Chí Minh: Sở Thông tin Truyền thông lên tiếng về quảng cáo sai quy định trên không gian mạng

Nhiều quảng cáo trên không gian mạng cạnh tranh không lành mạnh, lừa dối khách hàng, vi phạm về sở hữu trí tuệ, văn hóa… ảnh hưởng người dân, người tiêu dùng.
Bộ Tài chính: Ban hành thông tư hướng dẫn về kinh phí  sự nghiệp bảo vệ môi trường

Bộ Tài chính: Ban hành thông tư hướng dẫn về kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường

Bộ Tài chính ban hành TT số 31/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Gắn chương trình giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới

Gắn chương trình giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới

Nhờ tích cực triển khai chương trình giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã thoát nghèo.
2 xe khách va chạm trên cao tốc La Sơn - Túy Loan, ít nhất 5 người thương vong

2 xe khách va chạm trên cao tốc La Sơn - Túy Loan, ít nhất 5 người thương vong

Xe khách biển kiểm soát 73F-00063 tông trực diện xe khách 16 chỗ 43B - 04394 trên cao tốc La Sơn - Túy Loan khiến ít nhất 5 người thương vong.
Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc

Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc

Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc dự kiến diễn ra vào ngày 11/6/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Vì sao lao động được tạo việc làm tại Hà Nội giảm?

Vì sao lao động được tạo việc làm tại Hà Nội giảm?

5 tháng đầu năm 2023, TP. Hà Nội đã giải quyết việc làm mới cho 85.784 lao động, đạt 52,9% kế hoạch giao trong năm, giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Tuyển sinh lớp 10 THPT Sài Gòn và miễn 100% học phí năm 2023

Tuyển sinh lớp 10 THPT Sài Gòn và miễn 100% học phí năm 2023

Năm học 2023-2024,Trường Trung học phổ thông Sài Gòn tuyển sinh lớp 10 với 300 chỉ tiêu theo phương thức tuyển thẳng và miễn 100% học phí năm 2023.
Khởi động nghiên cứu đầu tư cầu Cần Thơ 2

Khởi động nghiên cứu đầu tư cầu Cần Thơ 2

Bộ Giao thông Vận tải giao Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng cầu Cần Thơ 2 và đường dẫn hai đầu cầu.
SHB tích cực đồng hành cùng Bộ Công Thương và WB thúc đẩy tiết kiệm năng lượng

SHB tích cực đồng hành cùng Bộ Công Thương và WB thúc đẩy tiết kiệm năng lượng

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiếp tục cùng Bộ Công Thương và Ngân hàng Thế giới (WB) thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp.
Trà Vinh: 85/85 xã đạt Tiêu chí 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Trà Vinh: 85/85 xã đạt Tiêu chí 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Đến nay, toàn tỉnh Trà Vinh có 85/85 xã đạt Tiêu chí 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phục vụ đời sống người dân.
Hà Nội đình chỉ hàng loạt cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Hà Nội đình chỉ hàng loạt cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Theo Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội, cơ quan chức năng đã xử lý 1.457 cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm, đình chỉ hoạt động 40 cơ sở.
Công đoàn Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức thành công Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028

Công đoàn Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức thành công Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028

Công đoàn Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2023-2028.
Phát động cuộc thi viết “Tiết kiệm điện thành thói quen”

Phát động cuộc thi viết “Tiết kiệm điện thành thói quen”

Công tác tiết kiệm điện và sử dụng điện hiệu quả rất cần được người dân cả nước chung tay để mọi người, mọi nhà đều có đủ điện để dùng.
10 lĩnh vực sinh viên ra trường có tỷ lệ việc làm cao nhất

10 lĩnh vực sinh viên ra trường có tỷ lệ việc làm cao nhất

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trừ năm 2019, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp trong giai đoạn này luôn trên 90%.
Nắng nóng ở miền Bắc và miền Trung: Nguy cơ hỏa hoạn, cháy nổ

Nắng nóng ở miền Bắc và miền Trung: Nguy cơ hỏa hoạn, cháy nổ

Dự báo thời tiết ngày 30/5/2023, nắng nóng diễn ra ở miền Bắc và miền Trung, có nơi nhiệt độ lên 38 độ, nguy cơ hỏa hoạn, cháy nổ do chập điện tại khu dân cư.
Một người tử vong do ngã từ khán đài Festival Biển Nha Trang

Một người tử vong do ngã từ khán đài Festival Biển Nha Trang

Một người đàn ông đã tử vong do ngã từ khán đài Festival Biển Nha Trang vào chiều 29/5.
Bộ Công Thương: Công bố Quyết định công nhận Hội đồng trường Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Bộ Công Thương: Công bố Quyết định công nhận Hội đồng trường Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Bộ Công Thương công bố Quyết định công nhận Hội đồng trường và Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2023-2028.
“Liều thuốc” nào ngăn chặn “căn bệnh” trẻ hóa tội phạm?

“Liều thuốc” nào ngăn chặn “căn bệnh” trẻ hóa tội phạm?

Trước thực trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật gia tăng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn "căn bệnh" trẻ hóa tội phạm.
Đại dịch Covid-19 được một nhà văn dự đoán chính xác thời điểm suy yếu

Đại dịch Covid-19 được một nhà văn dự đoán chính xác thời điểm suy yếu

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 3575 gửi Bộ trưởng Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
Hà Nội: Kết nối doanh nghiệp và người lao động qua phiên giao dịch việc làm

Hà Nội: Kết nối doanh nghiệp và người lao động qua phiên giao dịch việc làm

Tại Hà Nội, phiên giao dịch việc làm lưu động quận Đống Đa năm 2023 vừa được tổ chức tạo môi trường kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động.
3 sinh viên Việt Nam giành giải Ba cuộc thi Huawei ICT Competition 2022-2023

3 sinh viên Việt Nam giành giải Ba cuộc thi Huawei ICT Competition 2022-2023

Tại Cuộc thi Huawei ICT Competition 2022-2023 tổ chức tại Thâm Quyến (Trung Quốc), đội Việt Nam giành giải Ba sau khi tranh tài với 146 đội đến từ 36 quốc gia.
Hiệu quả từ mô hình sinh kế dựa vào mùa lũ ở Đồng Tháp

Hiệu quả từ mô hình sinh kế dựa vào mùa lũ ở Đồng Tháp

Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, Tiểu dự án ICRSL Đồng Tháp đã giúp cải thiện sinh kế người dân nơi đây.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động