Luật Viễn thông (sửa đổi): Cần tính đến lợi ích quốc gia và doanh nghiệp

Xây dựng Luật Viễn thông (sửa đổi), cần phân tích tác động của dự án luật và lợi ích của quốc gia với lợi ích của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Luật Viễn thông (sửa đổi): Không hạn chế vốn nước ngoài với trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây Đưa dịch vụ OTT viễn thông vào quản lý, bảo đảm an ninh thông tin

Tạo nền tảng cho công cuộc chuyển đổi số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) sáng 10/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trên thế giới có 2 công cuộc chuyển đổi mang tầm toàn cầu, không ai đứng ngoài cuộc, đó là chuyển đổi số và chuyển đổi năng lượng.

Luật Viễn thông (sửa đổi): Cần tính đến lợi ích quốc gia và doanh nghiệp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp tổ sáng 10/6

Nếu như nói đến chuyển đổi năng lượng, người ta sẽ nói đến sự chuyển đổi công bằng, trách nhiệm của tất cả các nước thì công cuộc chuyển đổi số lại liên quan đến chủ quyền số quốc gia, an toàn an ninh phi truyền thống. Công cuộc này có nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít rủi ro, thách thức.

Do vậy, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu phải nhìn luật này rộng hơn, tạo nền tảng cho công cuộc chuyển đổi số, hướng tới là Chính phủ số, xã hội số, công dân số.

Đầu nhiệm kỳ, Quốc hội đã sửa Luật Sở hữu trí tuệ; ban hành trong nhiệm kỳ này Luật Tần số vô tuyến điện (sửa đổi); Luật giao dịch điện tử sẽ biểu quyết, thông qua trong kỳ họp này; hiện tại bàn về Luật Viễn thông và sắp tới sẽ bàn luận về Luật Công nghiệp công nghệ thông tin; đồng thời nghiên cứu để ban hành Luật Chính phủ số...

"Tất cả điều này để tạo nền tảng xây dựng dữ liệu trong công cuộc chuyển đổi số" - Chủ tịch Quốc hội nói và cho biết, nói như vậy để thấy rằng, việc sửa Luật Viễn thông nằm trong tổng thể, phục vụ công cuộc chuyển đổi số. Do vậy, rất cần thiết phải sửa luật.

"Khi xem xét dự án Luật Viễn thông sửa đổi, mong muốn lớn nhất là xem phạm vi điều chỉnh của luật này như thế nào. Nếu như Luật Viễn thông năm 2009 tập trung điều chỉnh hoạt động kinh doanh viễn thông, thì khi sửa đổi, ngay trong Điều 1 đã điều chỉnh thành hoạt động viễn thông" - Chủ tịch Quốc hội nói.

Theo ông, nói hoạt động viễn thông sẽ rộng hơn rất nhiều so với kinh doanh viễn thông. Kinh doanh viễn thông chỉ là một nội hàm của hoạt động viễn thông.

Điều 3 của dự án luật cũng giải thích từ ngữ "hoạt động viễn thông" bao gồm hoạt động đầu tư, kinh doanh dịch vụ viễn thông cơ bản, dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, hàng hoá viễn thông, hoạt động viễn thông công ích, kết nối và chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông, xây dựng công trình viễn thông.

"Mong muốn của Thường vụ Quốc hội khi xây dựng luật này phải mở rộng các đối tượng, trong đó có các quyền tham gia hoạt động viễn thông, quyền được bảo đảm an toàn viễn thông (bao gồm cả phía đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông và phía sử dụng dịch vụ viễn thông), nghiên cứu triển khai hoạt động viễn thông" - Chủ tịch Quốc hội nêu.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, thế giới ngày nay là sự kết hợp, giao thoa và hội tụ giữa các lĩnh vực với nhau. Thế nào là công nghệ thông tin, thế nào là viễn thông - ranh giới không còn rõ ràng nữa.

Ngay cả về lĩnh vực công nghệ và lĩnh vực tài chính - 2 lĩnh vực tưởng không liên quan, ăn nhập với nhau thì bây giờ cũng đã giao thoa, tạo nên một khái niệm gọi là "công nghệ tài chính".

Cần phân tích kỹ về bối cảnh xây dựng chính sách

Từ phân tích đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, khi xây dựng dự án luật này cần phân tích kỹ về bối cảnh xây dựng chính sách; phân tích tác động của dự án luật và lợi ích của quốc gia với lợi ích của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

"Khi thực hiện chuyển đổi số, Việt Nam là quốc gia đi sau nhưng lại nhiều có cơ hội, bởi trong bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ như hiện nay, các nước cùng quay trở về điểm xuất phát" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Trong thời đại công nghệ thông tin, thời đại cách mạng 4.0, tương lai không phải là đường kéo dài đơn giản của quá khứ; những quốc gia có công nghiệp 2.0 hay 3.0 tốt nhưng chưa chắc đã bằng những quốc gia đang nguyên sơ nhưng có thể nhảy vọt lên. Do vậy, khi xây dựng luật này phải đặt trong bối cảnh như thế.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, Luật Viễn thông liên quan đến nhiều luật khác nhau và liên quan đến rất nhiều nước, điều ước quốc tế và các hiệp định thương mại tự do.

Có 5 nhóm cam kết quốc tế cần phải được rà soát bao gồm: Cam kết về mở cửa thị trường; cam kết về thể chế, môi trường kinh doanh viễn thông; cam kết liên quan đến luật pháp quốc tế nói chung; cam kết các quy định về thủ tục tại các diễn đàn, tổ chức chuyên môn và cuối cùng là cam kết về các khái niệm trong lĩnh vực viễn thông đã được định nghĩa trong các điều ước quốc tế.

Điều này yêu cầu chúng ta khi xây dựng luật phải bảo đảm có những quy định bắt buộc để thực hiện các cam kết quốc tế, không thể không thực hiện được. Đồng thời, phải bảo đảm không có những quy định trái ngược, đi ngược với các cam kết quốc tế, hoặc nếu có thì sẽ thuộc trường hợp ngoại lệ được phép áp dụng.

"Do đó, có lẽ cũng cần bổ sung trong luật một điều mang tính nguyên tắc đối với áp dụng luật này mà khi có sự khác biệt với các cam kết quốc tế thì chúng ta có thể xử lý được. Trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng cho phép có những khác biệt này, chứ không phải tất cả phải giống nhau" - Chủ tịch Quốc hội nói.

Quỳnh Nga - Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2024

Chiều 29/3, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024.
Thủ tướng: Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải với tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

Thủ tướng: Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải với tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến nay nhiều bộ, ngành, địa phương đã đẩy nhanh việc triển khai các dự án trọng điểm ngành GTVT.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Việt Nam vào thời điểm phù hợp

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Việt Nam vào thời điểm phù hợp

Bộ Ngoại giao cho biết, Tổng thống Nga Putin sẽ sớm thăm chính thức Việt Nam. Hiện hai bên đang thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm vào thời điểm phù hợp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát các trường liên kết đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát các trường liên kết đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023

GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Tin cùng chuyên mục

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự: Đề cao việc lựa chọn cán bộ dám nghĩ, dám làm

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự: Đề cao việc lựa chọn cán bộ dám nghĩ, dám làm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ và đặc biệt chú trọng tiêu chuẩn giới thiệu, lựa chọn, bầu cử cán bộ phải lựa chọn người dám nghĩ, dám làm.
Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế đầu tư Nhật-Việt trên nhiều lĩnh vực.
Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế

Chiều 28/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Qiao Xubin, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Quốc (Energy China).
Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Từ 3-4/4/2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ thăm chính thức Trung Quốc nhằm tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, duy trì đà phát triển tích cực hai nước.
Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Các ý kiến bày tỏ đồng tình đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng.
Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Việc thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản, chứng minh năng lực tài chính là hết sức cần thiết để công tác đấu giá được thực hiện một cách hiệu quả.
Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Ngày 28/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Hải Dương.
Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sáng ngày 28/3, Báo Công Thương đã tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động năm 2024.
Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Bộ trưởng Mary Ng cho biết, hai bên nhất trí khai thác tối đa các cơ chế hợp tác đã có; thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư hai nước lên tầm cao mới.
Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thái Lan đã tăng từ 10,4 tỷ USD năm 2013 lên gần 19 tỷ USD năm 2023.
Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ngày 27/3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn tìm kiếm các đối tác Việt Nam hợp tác về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, quản trị đô thị thông minh, trí tuệ nhân tạo.
Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường và thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chiều 26/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Chiều 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động