Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Cần có cơ chế kiểm soát giá
Thời sự 13/06/2022 11:17 Theo dõi Congthuong.vn trên
Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Băn khoăn cấp giấy phép hành nghề đối với y sỹ Sáng 13/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) |
Tham gia thảo luận tại hội trường Diên Hồng sáng ngày 13/6, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm - đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang cho biết, Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã nêu “đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân là đầu tư cho phát triển”.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm - đoàn Tiền Giang phát biểu thảo luận tại hội trường Diên Hồng ngày 13/6 |
Chính vì vậy, đại biểu tán thành cao với sự cần thiết sửa Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 vì sau một thời gian thực hiện đã nảy sinh vướng mắc, bất cập mà chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết nhiều vấn đề về quản lý người hành nghề, quản lý cơ sở khám, chữa bệnh. Đặc biệt, một số vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn khám bệnh, chữa bệnh như khám bệnh, chữa bệnh từ xa, điều trị nội trú ban ngày, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu ngoại viện, phòng ngừa sự cố y khoa…
Quan tâm về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu đoàn Tiền Giang cho rằng, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân thông qua hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, liên quan đến việc thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe, được đảm bảo an sinh xã hội. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh có tác động trực tiếp tới quỹ bảo hiểm y tế, ngân sách Nhà nước cũng như tài chính cùng mỗi người dân.
Theo đại biểu, do dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là dịch vụ đặc biệt, người bệnh không có quyền thỏa thuận trả giá, do vậy, thẩm quyền quyết định giá dịch vụ khám, chữa bệnh cần thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về giá, Nhà nước ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập và quy định khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh với những cơ sở y tế thực hiện cơ chế tự chủ và xã hội hóa.
"Đối với khối tư nhân cần có cơ sở, cơ chế kiểm soát giá, quy định khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để đảm bảo quyền của người bệnh. Nếu thả nổi giá cho khu vực tư nhân quyết định, sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh, người bệnh phải trả chi phí cao khi họ không có lựa chọn khác trong thời điểm các cơ sở y tế công lập đã quá tải như thực tế trong dịch bệnh Covid-19 vừa qua" - đại biểu Nguyễn Thanh Cầm nhấn mạnh.
Liên quan tới vấn đề hợp tác, liên doanh, liên kết trong các cơ sở khám, chữa bệnh, đại biểu cho hay, tại Khoản 5 Điều 51 của dự thảo Luật quy định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Quy định chung chung như vậy sẽ rất khó và gây lúng túng trong quá trình thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế có liên doanh, liên kết. Thực tế như thời gian vừa qua, một số địa phương mất rất nhiều thời gian, công sức để tháo gỡ vướng mắc về công tác thẩm định, phân hạng, phân tuyến chuyên môn kỹ thuật khiến cơ sở bị tạm ngừng thanh quyết toán, ảnh hưởng lớn đến hoạt động cơ sở và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm đề nghị, bổ sung cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước bao gồm các hoạt động xã hội hóa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có giấy phép hoạt động.
Ngoài ra, đại biểu đề nghị cần rà soát và đảm bảo sự đồng bộ giữa Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi lần này với các luật liên quan như Luật Trẻ em, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Cho ý kiến vào Điều 90 của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Thủy - đoàn Bắc Kạn nêu, dự án Luật chưa tiếp thu đầy đủ ý kiến Kết luận ngày 25/4/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, Kết luận nêu rõ là phải nghiên cứu để quy định cụ thể vấn đề xã hội hóa trong lĩnh vực khám, chữa bệnh ngay vào trong dự án Luật này.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, nguồn lực trong xã hội còn rất lớn. Do đó, nếu như Quốc hội, Chính phủ ban hành những quy định thật cụ thể, đầy đủ, rõ ràng về xã hội hóa; liên doanh, liên kết sẽ giúp cho các bệnh viện có hệ thống trang thiết bị hiện đại và sẽ mang lại lợi ích cho bệnh nhân và mang lại lợi ích cho nền y tế nước nhà.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy đưa ra 3 kiến nghị: Thứ nhất, quy định cụ thể vào trong dự án Luật này những nguyên tắc, yêu cầu đặc thù của xã hội hóa trong lĩnh vực y tế; thứ hai, bổ sung các cơ chế kiểm soát để nhằm chống sự biến tướng, chống lợi ích nhóm; thứ ba, cần bổ sung các cơ chế khuyến khích để triển khai xã hội hóa, liên doanh, liên kết ở những địa phương, những vùng còn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Việt Nam tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ

Các nước tiểu vùng sông Mê Kông nỗ lực đối phó ô nhiễm khói mù xuyên biên giới

Tỉnh Thái Bình phối hợp tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số báo chí, xuất bản – Lý luận và thực tiễn

Sớm nâng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ lên 4 tỷ USD

Giảm 2% thuế VAT đến hết tháng 6/2024: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
Tin cùng chuyên mục

Nồng độ cồn bằng 0: Các cơ quan báo chí tuyên truyền để thay đổi nhận thức, người dân ủng hộ

Quốc hội đang xin ý kiến tổ chức kỳ họp bất thường vào tháng 1/2024

Chủ tịch Quốc hội: Tăng trưởng kinh tế dần được phục hồi theo hướng tích cực hơn

Hình thành chuỗi liên kết ngành, nâng cao giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp

Thổ Nhĩ Kỳ - cầu nối để hàng Việt tiếp cận thị trường EU, Trung Đông

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thông qua 7 Luật và 9 Nghị quyết

Đâu là nguyên nhân khiến CPI tháng 11/2023 tăng 0,25%?

Quốc hội đồng ý chuyển vốn của các Chương trình MTQG chưa giải ngân hết sang năm 2024

Đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nội dung về cải cách hành chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Ankara, bắt đầu thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ

Chính phủ sẽ thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu

Sáng nay 29/11, bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Cao Bằng: Phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh

Thí điểm một số chính sách đặc thù đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ

Chặn tình trạng “quân xanh, quân đỏ” trong đấu giá tài sản

Khai mở thêm thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và Môi trường đề xuất 5 giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Việt Nam - Nhật Bản thiết lập khuôn khổ hợp tác về chuyển đổi năng lượng

Quốc hội chính thức thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)
