Thứ ba 29/04/2025 19:49

Luật giao dịch điện tử (sửa đổi): Khắc phục hạn chế, bất cập

Luật giao dịch điện tử có hiệu lực từ ngày 1/3/2006, được xem là luật khung, quy định những vấn đề kỹ thuật, đặc thù phát sinh trên môi trường điện tử.

Nhằm tạo hành lang pháp lý hoàn thiện để thực hiện chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực, Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến cho dự thảoLuật giao dịch điện tử (sửa đổi).

Luật giao dịch điện tử có hiệu lực từ ngày 1/3/2006, được xem là luật khung, quy định những vấn đề kỹ thuật, đặc thù phát sinh trên môi trường điện tử. Sau 16 năm thực hiện, Luật đã có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; tạo hành lang pháp lý hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, trước bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng, Luật giao dịch điện tử 2005 cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Nội dung cơ bản bám theo Luật mẫu của Liên hợp quốc nên còn mang tính khung và tính nguyên tắc chung. Luật mẫu của Liên hợp quốc có xu hướng viết cho các nước đã phát triển, nơi có hệ thống, pháp luật và văn hóa khá khác biệt với Việt Nam. Vì vậy, khi áp dụng vào Việt Nam, phát sinh một số bất cập khó thực thi trong thực tế, đặc biệt với vấn đề đảm bảo giá trị pháp lý của giao dịch điện tử.

Bên cạnh đó, do là Luật khung, mang tính nguyên tắc, nên trong thời gian qua, chỉ có một số lĩnh vực chịu áp lực lớn của hội nhập quốc tế, có nhu cầu cấp thiết tự thân, tiên phong nghiên cứu xây dựng các văn bản dưới luật quy định chi tiết để thực thi và ứng dụng mạnh mẽ giao dịch điện tử, điển hình như lĩnh vực thông tin và truyền thông (chữ ký số), ngân hàng (thanh toán điện tử), tài chính (giao dịch chứng khoán, hóa đơn điện tử, thuế điện tử, hải quan điện tử) và thương mại điện tử. Nhiều lĩnh vực khác, việc áp dụng giao dịch điện tử còn khó khăn do thiếu quy định cụ thể của Luật giao dịch điện tử 2005.

Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu giao dịch điện tử đã bùng phát trong tất cả các lĩnh vực hành chính, dân sự, kinh tế - xã hội, môi trường; phương thức giao dịch cũng có nhiều thay đổi, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các nền tảng số làm trung gian cho các giao dịch điện tử trực tuyến, đòi hỏi phải có khung pháp lý phù hợp đáp ứng nhu cầu thực tế.

Do đó, việc xây dựng dự án Luật giao dịch điện tử (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét thông qua là cần thiết, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển ổn định kinh tế - xã hội của đất nước; tạo hành lang pháp lý hoàn thiện để thực hiện chuyển đổi các hoạt động; khắc phục những bất cập, tồn tại, hạn chế của Luật hiện hành, đặc biệt đối với vấn đề bảo đảm giá trị pháp lý của giao dịch điện tử; luật hóa các vấn đề thực tiễn yêu cầu và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hiện hành.

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Hàng nghìn sản phẩm bày bán trên 'chợ điện tử' Bình Dương

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử