Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp được ban hành rất cần thiết

Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, xây dựng và ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh & động viên công nghiệp là cần thiết.
Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng: Phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, tập trung 2 khâu đột phá Công nghiệp quốc phòng hướng đến chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp có vai trò quan trọng

Ngày 22/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về một số luật mới được Quốc hội thông qua.

Tại buổi họp báo, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã giới thiệu những nét cơ bản về Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Theo đó, qua tổng kết thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng (CNQP) năm 2008, Pháp lệnh Động viên công nghiệp (ĐVCN) năm 2003 và tổng kết quá trình xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh (CNAN) đã cho thấy những kết quả và thành tựu quan trọng, tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân về xây dựng, phát triển CNQP, CNAN và ĐVCN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng trong bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa.

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp được ban hành rất cần thiết
Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã giới thiệu những nét cơ bản về Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ảnh: Thanh Tuấn

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, các Pháp lệnh cũng đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập như: Việc thực hiện chức năng giúp Chính phủ quản lý nhà nước về CNQP, AN và ĐVCN chưa phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả; chưa xây dựng được cơ chế, chính sách đặc thù ưu tiên nguồn lực cho xây dựng và phát triển CNQP, AN và ĐVCN; chưa có chính sách hiệu quả để thúc đẩy khoa học và công nghệ trở thành động lực cho phát triển CNQP, AN; cơ chế thu hút, gìn giữ người lao động, chuyên gia, nhà khoa học và tổng công trình sư còn nhiều hạn chế, chưa khai thác được thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, doanh nghiệp để thực hiện ĐVCN gắn với thế bố trí tác chiến chiến lược và khu vực phòng thủ;...

Thượng tướng Phạm Hoài Nam cho hay, để khắc phục những tồn tại, hạn chế của Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003, Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng năm 2008 và thể chế đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng, hoàn thiện hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ CNQP, CNAN và ĐVCN trong tình hình mới, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan, việc xây dựng và ban hành Luật CNQP, AN và ĐVCN là rất cần thiết. Sau hơn 3 năm xây dựng, Luật CNQP, AN và ĐVCN đã được Quốc hội khoá XV thông qua ngày 27/6/2024 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng

Về mục đích xây dựng Luật, Thượng tướng Phạm Hoài Nam thông tin thêm, thứ nhất, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển CNQP, AN và ĐVCN trước mắt và lâu dài, bao gồm cả đảm bảo cơ chế, chính sách đặc thù cho những lĩnh vực đặc biệt quan trọng của CNQP, CNAN. Tập trung vào các nội dung: Nguồn vốn cho đầu tư; nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công nghệ lưỡng dụng; thu hút, gìn giữ nguồn nhân lực chất lượng cao, khuyến khích nhân tài phục vụ xây dựng và phát triển CNQP, AN; triển khai các dự án đầu tư, nghiên cứu phát triển sản phẩm mũi nhọn; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ sở CNQP, cơ sở CNAN, cơ sở công nghiệp động viên...

Thứ hai, phát huy vai trò chức năng, nhiệm vụ của CNQP, CNAN và ĐVCN trong đảm bảo vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức đổi mới, sắp xếp hệ thống cơ sở CNQP, hệ thống cơ sở CNAN phù hợp đặc thù CNQP, CNAN và gắn với phương thức tác chiến của Quân đội, nhiệm vụ của Công an, đáp ứng với kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu; bảo đảm tập trung, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về CNQP, CNAN và ĐVCN.

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp được ban hành rất cần thiết
Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Thanh Tuấn

Thứ ba, huy động các thành phần kinh tế, doanh nghiệp ngoài lực lượng vũ trang nhân dân có tiềm lực về tài chính, khoa học công nghệ tham gia đầu tư phát triển CNQP, AN và thực hiện nhiệm vụ ĐVCN, tham gia sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân; đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế.

Cũng theo Thượng tướng, quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật nhằm: Thể chế đầy đủ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển CNQP, AN và ĐVCN, trong đó có giải pháp về cơ chế, chính sách đặc thù cho CNQP, AN. Tuân thủ mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu chiến lược trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân.

Đảm bảo phù hợp, thống nhất với Hiến pháp năm 2013, Luật Quốc phòng năm 2018, Luật Công an nhân dân năm 2018 và các văn bản pháp luật liên quan. Bảo đảm tính kế thừa, phát triển những quy định của pháp luật hiện hành về CNQP, AN và ĐVCN đã được thực tiễn kiểm nghiệm còn phù hợp; đồng thời, bổ sung những vấn đề mới để giải quyết những nội dung về CNQP, AN và ĐVCN đặt ra trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Bảo đảm gắn kết chặt chẽ và tận dụng tối đa năng lực của CNQP và CNAN. Tránh đầu tư trùng lặp trong xây dựng và phát triển CNQP, CNAN. Nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc pháp luật và kinh nghiệm của một số nước phù hợp với điều kiện và thực tiễn của Việt Nam về tổ chức, hoạt động của CNQP, CNAN và ĐVCN; pháp luật và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”, Thượng tướng Phạm Hoài Nam nhấn mạnh.

Trước đó, vào ngày 17/4/2023, Bộ Công Thương và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã tổ chức buổi làm việc về công tác phối hợp giữa công nghiệp dân sinh và công nghiệp quốc phòng.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Công nghiệp quốc phòng là một bộ phận hữu cơ, không tách rời của nền công nghiệp quốc gia. Phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng tự lực, tự cường lưỡng dụng, hiện đại, liên kết chặt chẽ với công nghiệp dân sinh là chủ trương nhất quán, quan trọng của Đảng, Nhà nước, được đề ra từ rất sớm trong Chiến lược Quốc phòng Việt Nam cũng như trong định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trên cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển công nghiệp quốc phòng, những năm qua, Bộ Công Thương và Bộ Quốc phòng (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã phối hợp triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp về phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng và đạt được một số kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Với mục tiêu thúc đẩy hơn nữa sự kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp lưỡng dụng, buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và Bộ Quốc phòng (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã tập trung thảo luận, đánh giá về tình hình phát triển công nghiệp quốc phòng và việc thực hiện các chính sách, chương trình phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp lưỡng dụng phục vụ dân sinh và quốc phòng thời gian qua.

Luật CNQP, AN và ĐVCN gồm 7 Chương, 86 Điều. Bao gồm:

Chương I. Những quy định chung: Gồm 8 Điều (từ Điều 1 đến Điều 8).

Chương II. Công nghiệp quốc phòng, an ninh: Gồm 7 Mục, 37 Điều (từ Điều 9 đến Điều 45).

Chương III. Động viên công nghiệp: Gồm 3 Mục, 15 Điều (từ Điều 46 đến Điều 60).

Chương IV. Chế độ, chính sách trong công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Gồm 3 Mục, 9 Điều (từ Điều 61 đến Điều 69),

Chương V. Hợp tác quốc tế và thương mại quốc tế về công nghiệp quốc phòng, an ninh: Gồm 7 Điều (từ Điều 70 đến Điều 76).

Chương VI. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Gồm 7 Điều (từ Điều 77 đến Điều 83).

Chương VII. Điều khoản thi hành: Gồm 3 Điều (từ Điều 84 đến Điều 86).

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Quốc phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

5/6 dự án giao thông vùng Tây Nguyên tốc độ giải ngân chậm

5/6 dự án giao thông vùng Tây Nguyên tốc độ giải ngân chậm

Cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân, triển khai thực hiện các công trình giao thông, nhất là những công trình còn đang ‘ì ạch’ tại vùng Tây Nguyên.

'Tăng tốc' chuyển đổi phương tiện giao thông xanh

Các địa phương khẩn trương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải rà soát, cập nhật quy hoạch hạ tầng giao thông để khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo loạt giải pháp phát triển nhân lực điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo loạt giải pháp phát triển nhân lực điện hạt nhân

Sáng 2/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân.
Xác định giải pháp đưa kinh tế - xã hội Tây Nguyên phát triển nhanh, toàn diện

Xác định giải pháp đưa kinh tế - xã hội Tây Nguyên phát triển nhanh, toàn diện

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đề nghị lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương xác định giải pháp cụ thể để vùng Tây Nguyên phát triển nhanh, toàn diện.
Thủ tướng: Phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị phải lắng nghe ý kiến nhiều chiều

Thủ tướng: Phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị phải lắng nghe ý kiến nhiều chiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị phải lắng nghe ý kiến nhiều chiều; tinh giản biên chế gắn nâng cao chất lượng công chức.

Tin cùng chuyên mục

Nhân lực:

Nhân lực: 'Chìa khóa' thành công trong phát triển điện hạt nhân

Nguồn nhân lực là "chìa khóa" thành công của chương trình phát triển điện hạt nhân. Do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này cần chuẩn bị kỹ lưỡng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về phát triển nhân lực điện hạt nhân

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về phát triển nhân lực điện hạt nhân

Sáng 2/1/2025, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị “Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân”.
Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị

Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị 'Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân'

Sáng 2/1/2025, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị “Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân”.
Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương đạt nhiều dấu ấn

Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương đạt nhiều dấu ấn

Trên cơ sở những dấu ấn đạt được trong năm 2024, đại biểu Quốc hội kỳ vọng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục “gặt hái” được nhiều thành công hơn nữa trong năm 2025.
Công điện của Thủ tướng về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1

Công điện của Thủ tướng về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Công điện số 142/CĐ-TTg ngày 31/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1.
Thu hút người tài vào khu vực công: Tiền lương ra sao?

Thu hút người tài vào khu vực công: Tiền lương ra sao?

Để thu hút người có tài năng vào khu vực công, một số chính sách mới đã được ban hành, trong đó vấn đề được quan tâm là mức tiền lương sẽ được quy định ra sao?
Thủ tướng: Năm 2025 ngành Tài chính phải phản ứng chính sách kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng...

Thủ tướng: Năm 2025 ngành Tài chính phải phản ứng chính sách kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng...

Thủ tướng nêu rõ, năm 2025, ngành Tài chính phải nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả để huy động mọi nguồn lực phát triển.
Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Trong năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý.
Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi; chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nhiều điểm mới từ 1/1/2025.
Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương vừa có công văn số 612-CV/BCSĐ quán triệt thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất tỵ năm 2025.
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

Ngày 31/12, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức công bố 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024 nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Quốc hội.
Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Năm 2025, kiện toàn tổ chức bộ máy chính trị theo Nghị quyết 18-NQ/TW là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương.
Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải phát triển kinh tế nông nghiệp chứ không phải sản xuất tự cung, tự cấp. Làm được điều này phải mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Ngày 31/12, tại Bộ Công Thương, đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn của TTXVN.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Sáng ngày 31/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024.
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Sáng 31/12, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024.
Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Quan hệ Việt Nam - Lào phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, đồng thời hai bên đặc biệt quan tâm và nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế.
Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Trong quá trình sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nhiệm vụ vẫn phải thúc đẩy, hoàn thành, không để gián đoạn.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Chiều 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt đại biểu văn nghệ sỹ toàn quốc. Tổng Bí thư có nhiều chia sẻ về những vấn đề liên quan đến văn nghệ sỹ.
Mobile VerionPhiên bản di động