Công nghiệp quốc phòng hướng đến chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại

Đó là yêu cầu với ngành công nghiệp quốc phòng được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết công tác công nghiệp quốc phòng 6 tháng đầu năm 2024.
Sự kiện quốc phòng quan trọng dự kiến diễn ra từ ngày 19-22/12/2024 Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng: Phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, tập trung 2 khâu đột phá

Ngày 17/7, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị sơ kết công tác công nghiệp quốc phòng (CNQP) 6 tháng đầu năm 2024 dưới sự chủ trì của Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Công nghiệp quốc phòng hướng đến chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại
Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì hội nghị - Ảnh: Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và Kinh tế

Hội nghị có sự tham dự của đông đảo đại biểu là lãnh đạo các cơ quan Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Ban Cơ yếu Chính phủ, Tổng cục Kỹ thuật, các quân chủng, binh chủng, viện nghiên cứu, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội cùng đại diện các công ty, Tổng công ty; Lãnh đạo Tổng cục CNQP và các đơn vị trực thuộc.

Nghiên cứu khoa học có bước tiến vượt bậc

Hội nghị đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân trong 6 tháng qua, đã phối hợp chặt chẽ, tập trung chỉ đạo, hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ CNQP. Nhiều nhiệm vụ được hoàn thành xuất sắc, một số nội dung có bước đột phá.

Điểm nhấn quan trọng là công tác quản lý nhà nước và tham mưu chiến lược trong xây dựng và phát triển CNQP được thực hiện hiệu quả. Luật CNQP, an ninh và động viên công nghiệp (CNQP, AN và ĐVCN) đã được Quốc hội thông qua, đánh dấu bước phát triển mới cho ngành CNQP.

Công tác nghiên cứu khoa học, chế thử sản phẩm có bước tiến vượt bậc, thể hiện tính đột phá về khả năng tự chủ nghiên cứu, chế tạo các loại vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) hiện đại. Hoạt động đầu tư được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và đạt kết quả tích cực. Các đơn vị sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị lục quân, đóng mới, sửa chữa tàu bảo đảm chất lượng, tiến độ và an toàn.

Tại hội nghị, đại biểu các cơ quan, đơn vị đã tập trung thảo luận, làm rõ kết quả thực hiện nhiệm vụ CNQP 6 tháng đầu năm, đồng thời đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tồn tại và hạn chế. Các đại biểu cũng tham mưu, đề xuất với Bộ Quốc phòng những nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong 6 tháng cuối năm 2024, nhất là trong thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch của Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị.

Phát biểu tại hội nghị, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, thay mặt Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, biểu dương Tổng cục CNQP và các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã quán triệt tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về đẩy mạnh phát triển CNQP; chủ động khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024.

Đồng chí Thứ trưởng khẳng định, nhiệm vụ xây dựng và phát triển CNQP luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thường xuyên chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển CNQP theo hướng chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội.

Thượng tướng Phạm Hoài Nam nhấn mạnh, toàn quân cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần quyết tâm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao; xây dựng và phát triển CNQP ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội, góp phần bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Định hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Tại hội nghị, Thượng tướng Phạm Hoài Nam đã định hướng, giao nhiệm vụ cho ngành CNQP trong 6 tháng cuối năm 2024.

Cụ thể, Thứ trưởng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong toàn quân cần chủ động, nhạy bén, nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo, thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược và quản lý nhà nước về CNQP; quyết liệt triển khai Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch của Bộ Quốc phòng thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị; nâng cao vị thế, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về CNQP. Tập trung xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật CNQP, AN và ĐVCN.

Cùng với đó, cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư tiềm lực CNQP; triển khai quyết liệt, có hiệu quả các đề tài, nhiệm vụ khoa học, công nghệ, tạo đột phá trong công tác nghiên cứu, chế thử vũ khí mới; tổ chức bắn trình diễn, giới thiệu sản phẩm do CNQP chế tạo, sản xuất giai đoạn 2020-2024 để chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực, phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị, tàu quân sự và kinh tế.

Thượng tướng Phạm Hoài Nam nhấn mạnh, các cơ quan, đơn vị cần thường xuyên theo dõi tình hình quốc tế, đánh giá các xung đột quân sự lớn trên thế giới để kịp thời tham mưu với Thủ trưởng Bộ Quốc phòng triển khai các nội dung liên quan lĩnh vực CNQP, vũ khí trang bị và hợp tác quốc tế về CNQP. Đặc biệt, cần nỗ lực cao nhất để tổ chức thành công Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, đảm bảo trang trọng, hiệu quả, đạt các mục tiêu đề ra.

Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Quốc phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ninh Bình: Từ nông thôn mới đến trung tâm công nghiệp hỗ trợ -Bước chuyển mình chiến lược của một vùng đất di sản

Ninh Bình: Từ nông thôn mới đến trung tâm công nghiệp hỗ trợ -Bước chuyển mình chiến lược của một vùng đất di sản

Ninh Bình đang chuyển mình mạnh mẽ: Từ một địa phương Nông nghiệp thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ, kết hợp di sản, công nghiệp xanh, nông nghiệp hiện đại.
Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đồng hành doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số, tận dụng cơ hội từ CMCN 4.0, hướng tới sản xuất thông minh, bền vững.
Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Phát triển khu công nghiệp xanh sẽ tăng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu nhưng quá trình chuyển đổi còn nhiều rào cản thể chế, hạ tầng và tín dụng.
Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Từ biến động chuỗi cung ứng, cuộc cách mạng do trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, ngành công nghiệp đang phải xoay chuyển để giữ vững vị thế.
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành hoá chất phát động chương trình xanh hóa và chuyển đổi số, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Phát triển công nghiệp công nghệ số bền vững cần gắn với kinh tế tuần hoàn, tái chế thiết bị điện tử và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu thời đại số.
Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Ninh Bình quyết tâm trở thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ ô tô, thu hút FDI, cải thiện hạ tầng, đào tạo nhân lực, hướng tới phát triển bền vững.
Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Một trong những nội dung nổi bật được đề cập trong Luật Hóa chất sửa đổi là hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành hóa chất.
4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Theo Cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Với quy mô gần 250 gian hàng, Vietnam AutoExpo 2025 tạo đòn bẩy giao thương cho doanh nghiệp ngành giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

Bộ Công Thương đã tổ chức lấy ý kiến, tham vấn chính sách của Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ.
PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm, rơi khỏi ngưỡng tăng trưởng sau một tháng phục hồi.
Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp là cần thiết hướng tới sản xuất thông minh, nhưng liệu doanh nghiệp đã chuẩn bị kỹ lưỡng để tận dụng cơ hội này?
Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Đạn bom dội lửa miền Bắc, ngành công nghiệp kiên cường bước vào cuộc chiến mới: Dựng xây cơ sở xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 26/3/2025
5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Để ngành công nghiệp hóa chất phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ 5 giải pháp phát triển ngành công nghiệp hóa chất.
Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, Việt Nam vẫn đang giữ vững đà phục hồi, tận dụng nội lực và mở rộng hợp tác quốc tế.
Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Trước chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ, Ninh Bình nhanh chóng hành động, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng và ổn định sản xuất.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Tư nhân đang vươn lên làm “đầu tàu” mới của ngành thép, thay đổi cục diện sản xuất và mở ra động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Ngày 18/4, tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng khởi công dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Thanh, quy mô 410,46 ha.
Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng quý I/2025 ghi dấu ấn tại nhiều địa phương, nơi công nghiệp trở thành động lực chủ đạo, mở ra kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8%.
Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Lý Sơn xác định diện tích sân bay Lý Sơn khoảng 161,74 ha, trong đó, có 127,94 ha lấn biển.
Mobile VerionPhiên bản di động