Lựa chọn chính sách phù hợp cho thương mại điện tử

Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) vừa phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) , Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI) và Hiệp hội thương mại châu Âu (EuroCham) tổ chức hội thảo bàn luận về những lựa chọn Chính sách phù hợp nhằm tăng cường tác động của nền kinh tế số tới sự phát triển kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và sự đổi mới.  
lua chon chinh sach phu hop cho thuong mai dien tu
Lựa chọn chính sách phù hợp cho thương mại điện tử

Hội thảo có sự tham dự của đại diện chính phủ và các lãnh đạo ngành để thảo luận về các bước tiến xa hơn mà Việt Nam có thể thực hiện để khai phá hoàn toàn tiềm năng của nền kinh tế số, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Cuộc thảo luận cũng tập trung vào việc thi hành sắp tới của Luật an ninh mạng mới của Việt Nam.

Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN.

Thời gian qua, đã xuất hiện xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáo dục, y tế… Thêm nữa, thị trường thương mại điện tử cũng đang phát triển nhanh và quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng nhanh.

Những lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế số là “cỗ máy khổng lồ”. Đây là thời điểm để nắm bắt tiềm năng này. Tuy nhiên, các chuyên gia của AmChamm và VIA cho rằng, để hướng tới tiến bộ và thành tựu trong kinh tế, Việt Nam cần có những bước đi mạnh mẽ hơn để khai phá khu vực tiềm năng này.

Ông Jake Jennings Giám đốc điều hành của AT&T, công ty truyền thông của Mỹ nhận định, tiềm năng kinh tế số tại Việt Nam rất lớn, nhưng vấn đề là Chính phủ cần quan tâm về an ninh dữ liệu của người dùng, với khuôn khổ chính sách pháp luật cần thiết để bảo vệ và thu hút tiềm lực cho kinh tế số.

Ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho rằng, thương mại điện tử, hay nói rộng ra là kinh tế số tại Việt Nam đang đứng trước bài toán xây dựng Thành phố thông minh hay nông thôn thông minh, bởi dân số nông thôn cũng rất tiềm năng.

Đến 2025, tầng lớp người tiêu dùng kết nối sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tỷ trọng thương mại của Việt Nam. Đây không hẳn là tầng lớp trung lưu ở các thành phố mà còn ở nông thôn. Thực thế cho thấy, các số liệu thống kê không đồng nhất nhưng đều khẳng định tốc độ tăng trưởngTMĐT Việt NAm cao hơn mức trung bình của thế giới. Tốc độ này ở mức 35-40%.

Số liệu thống kê cho thấy, doanh số thương mại điện tử bán lẻ qua các năm phát triển nhanh và mạnh với mức tăng trưởng trung bình 25%/năm. Năm 2015 đạt 4,07 tỷ USD, 2016 đạt 5,1 tỷ USD, năm 2017 đạt 6,2 tỷ USD và dự kiến năm 2020 đạt 10 tỷ USD.

Theo ông Hưng, một trong những yếu tố thúc đẩy công nghệ hiện nay là các nền tảng giúp định hình kết nối ra quy mô toàn cầu. Cuộc cách mạng nền tảng như Facebook, Airbn hay nhiều dịch vụ khác đã trở thành bạn đồng hành với người tiêu dùng kết nối. Đây là cơ hội rất lớn để Việt Nam phát triển kinh tế số, tuy nhiên, để thành công còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết.

Chủ tịch Ủy ban Công nghệ thông tin của AmCham, ông Thomas Treutler cho rằng những cách tiếp cận chính sách mà chính phủ Việt Nam đang thực hiện đối với một số công nghệ, thực tế là đang chuyển hướng làm cản trở tương lai phát triển của nền kinh tế số, đặc biệt là trong các lĩnh vực như quyền riêng tư và an ninh mạng. Ông Treutler cũng lưu ý rằng, một cuộc khảo sát gần đây của Phòng Thương mại Mỹ cho thấy 61% thành viên trả lời cho biết họ sẽ ít có khả năng đầu tư vào Việt Nam do luật mạng mới. Ngoài ra, 89% cho biết luật sẽ làm cho nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam giảm bớt cạnh tranh.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành AmCham, ông Adam Sitkoff nhấn mạnh rằng, AmCham ủng hộ mạnh mẽ mục tiêu của Chính phủ trong việc thúc đẩy sự phát triển của Internet và nền kinh tế số tại Việt Nam, đồng thời đảm bảo an ninh dữ liệu và bảo vệ người sử dọng Internet. Ông cũng bày tỏ hy vọng dự thảo nghị định gần đây về việc thực hiện luật an ninh mạng sẽ làm dịu bớt một số điều khoản có thể bị phản đối trong luật, bao gồm các yêu cầu để thiết lập văn phòng địa phương và lưu trữ dữ liệu cục bộ.

Nguyễn Hường - Nhật Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.

Tin cùng chuyên mục

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Thời gian qua, sản phẩm đồ uống rượu bia xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử với sức mua tăng. Vậy, làm thế nào để kiểm soát độ tuổi mua hàng?
Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant, bộ công cụ số thông minh nhằm tăng cường hiệu suất gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp SMEs đã ra mắt tại Việt Nam.
Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Sau hơn 2 năm ra mắt, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai đã có 40 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia với 300 sản phẩm.
TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử

Sở Thông tin và Truyền thông cùng Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử trên địa bàn.
Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

Thương mại điện tử đã và đang có sự bùng nổ trong những năm gần đây. Với các nhà phân phối, đây là một cơ hội vàng để phát triển sự nghiệp.
Bộ Công Thương: Quyết liệt giải pháp chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng

Bộ Công Thương: Quyết liệt giải pháp chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng

Nhằm ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.
67 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

67 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

Hai tháng đầu năm, nhà cung cấp nước ngoài nộp 2.030 tỷ đồng tiền thuế. Trong đó có những công ty công nghệ hàng đầu thế giới nộp thuế: Google, Apple, TikTok...
Tràn lan shop "ảo" giá siêu rẻ "lừa" người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Tràn lan shop "ảo" giá siêu rẻ "lừa" người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Hiện nay, tình trạng giả mạo sàn giao dịch, thương hiệu lớn diễn ra ngày càng nhiều, nhất là khi nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân ngày càng cao.
59% người dùng sử dụng mạng xã hội làm công cụ nghiên cứu sản phẩm

59% người dùng sử dụng mạng xã hội làm công cụ nghiên cứu sản phẩm

Tại Việt Nam, có tới 59% người tiêu dùng tin tưởng vào mạng xã hội để nghiên cứu thông tin về sản phẩm, trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động