Longform
20/11/2022 13:35
Longform | Tự hào kỳ tích công nghiệp Việt Nam: Từ 0 đến có!

20/11/2022 13:35

Ngành công nghiệp Việt Nam đã chuyển mình từ 0 đến có, và ngày càng đóng góp quan trọng cho nền kinh tế - xã hội của đất nước.
Longform | Tự hào kỳ tích công nghiệp Việt Nam: Từ 0 đến có!

Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thế nhưng với những chiến lược đúng đắn, sự nỗ lực bền bỉ, ý chí quật cường cùng quyết tâm mạnh mẽ, ngành công nghiệp Việt Nam đã chuyển mình từ 0 đến có và ngày càng đóng góp quan trọng cho nền kinh tế - xã hội của đất nước.

------

Vào chiều ngày 02/10/2018, lá cờ đỏ sao vàng khổng lồ bay phấp phới cùng chiếc xe hơi thương hiệu Việt lần đầu tiên sánh vai các cường quốc công nghiệp ô tô, trong triển lãm lớn nhất thế giới Paris Motor Show đã gây lên 1 cơn sốt truyền thông quốc tế và trở thành niềm tự hào với tất cả những người Việt Nam đã và vẫn đang mơ về một thương hiệu ô tô Việt suốt nhiều thập niên qua.

Longform | Tự hào kỳ tích công nghiệp Việt Nam: Từ 0 đến có!

Nhiều chuyên gia thế giới đã bày tỏ sự ngưỡng mộ vì chỉ trong thời gian ngắn một chiếc xe Việt Nam, một sản phẩm Việt Nam trên một sân chơi toàn cầu. Quan trọng hơn, sự kiện này đã mở ra một trang mới cho ngành công nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế một cách đầy tự hào.

Longform | Tự hào kỳ tích công nghiệp Việt Nam: Từ 0 đến có!

Trên thực tế, không chỉ có ô tô mà còn nhiều sản phẩm công nghiệp khác ở nhiều lĩnh vực khác của Việt Nam cũng được thế giới biết đến như trạm biến áp 500KV, vệ tinh nhân tạo, giàn khoan tự nâng, tàu biển tải trọng lớn…

Longform | Tự hào kỳ tích công nghiệp Việt Nam: Từ 0 đến có!

Sẽ có nhiều người còn nghi ngờ và đặt câu hỏi liệu có tự tin quá hay không? Xin trả lời là không! Vì sao?

Xin cùng chúng tôi ngược trở về quá khứ để thấy điều đó là xứng đáng.

Cả trong thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam vẫn là một nước thuần nông nghiệp và lạc hậu bậc nhất thế giới.

Thống kê cho thấy, từ năm 1930 đến năm 1943, cả nước chỉ có khoảng 200 xí nghiệp công nghiệp và 90.000 công nhân, trong đó 60% là công nhân khai thác mỏ. Cả nước không có một cơ sở công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo thiết bị và hoá chất nào. Công nghiệp hàng tiêu dùng cũng chỉ có một số nhà máy như đường, rượu, xay xát lương thực, dệt may, giấy với máy móc thiết bị cũ. Khu vực tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống bị kìm hãm và mai một.

Nói tóm lại, sản xuất công nghiệp hầu như không có gì, chủ yếu là công nghiệp khai thác mỏ và một số cơ sở công nghiệp nhẹ mà thực dân Pháp triển khai nhằm bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt và vơ vét tài nguyên khoáng sản của Việt Nam.

Thế rồi, cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, ngay sau đó nhân dân Việt Nam đã trải qua 2 cuộc chiến tranh xâm lược với 2 cường quốc mạnh nhất thế giới là Pháp và Mỹ.

Longform | Tự hào kỳ tích công nghiệp Việt Nam: Từ 0 đến có!

Trong cả thời kỳ này, công nghiệp và thủ công nghiệp kháng chiến được xây dựng, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng đã góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu chiến đấu và tiêu dùng. Ngoài số lượng lớn về vũ khí đạn dược, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu được sản xuất ngày càng nhiều.

Các ngành công nghiệp chủ yếu như điện, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng… đã hình thành và phát triển nhanh, nhất là ngành điện và ngành cơ khí. Đến năm 1965 đã xây dựng được 1.132 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Nhiều khu công nghiệp phát triển và hình thành ở Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định, Vinh, Hồng Quảng.

Và dù phải vừa chiến đấu, chống lại chiến tranh phá hoại của Mỹ, vừa sản xuất cung cấp chi viện cho chiến trường miền Nam nhưng ngành Công nghiệp vẫn duy trì đà phát triển. Tính đến năm 1975 miền Bắc đã có 1.335 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Vị trí của công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội tăng từ 32,7% năm 1960 lên 42,6% năm 1975; thu nhập quốc dân từ 18,2% lên 28,7% trong 15 năm tương ứng.

Longform | Tự hào kỳ tích công nghiệp Việt Nam: Từ 0 đến có!

Sau năm 1975, Đảng và Nhà nước đã quyết liệt chỉ đạo phát triển kinh tế toàn diện, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân. Đặc biệt tại Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã quyết định thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, nhất là đổi mới về tư duy kinh tế.

Trong công nghiệp, Quyết định 217 HĐBT tháng 11/1987 trao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tế, lấy thu bù chi, xóa dần bao cấp, giảm bớt các chỉ tiêu pháp lệnh, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mở rộng sản xuất để thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp.

Tháng 12/1987, Luật Đầu tư nước ngoài với nhiều khoản ưu đãi được công bố; đồng thời khuyến khích xuất khẩu đã làm cho môi trường đầu tư thông thoáng hơn, góp phần tăng năng lực sản xuất ngành công nghiệp. Hạ tầng công nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Sản xuất của các ngành công nghiệp then chốt đã phục hồi và tăng trưởng khá ổn định, hơn hẳn các thời kỳ trước đó.

Bình quân mỗi năm của kế hoạch 5 năm 1986-1990, sản lượng điện, xi măng, thép cán, thiếc…tăng trên 10%. Đáng chú ý là xuất hiện ngành sản xuất mới là khai thác dầu thô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Longform | Tự hào kỳ tích công nghiệp Việt Nam: Từ 0 đến có!

Tuy nhiên, những thành tựu và khởi sắc của công nghiệp thực sự bắt đầu trong những năm 90 (thế kỷ XX). Bình quân 5 năm 1991-1995 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 13,7%, vượt xa kế hoạch đề ra (7,5%-8,5%).

Trong giai đoạn 2011-2020, công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% vào GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam từ vị trí thứ 50 (năm 2010) lên vị trí thứ 22 (năm 2019) trong các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Việt Nam đã tăng 16 bậc trong vòng 10 năm, (từ vị trí thứ 58 vào năm 2009 lên vị trí thứ 42 vào năm 2019, trở thành quốc gia có mức tăng hạng nhanh nhất và tiến dần tới Top 4 các nước thuộc khu vực ASEAN.

Longform | Tự hào kỳ tích công nghiệp Việt Nam: Từ 0 đến có!

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, năm 2021 và năm 2022, dù bị tác động nặng nề của đại dịch Covid nhưng ngành công nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng và trở thành động lực dẫn dắt nền kinh tế. Theo đó, tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%, đóng góp 62,4% tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Bên cạnh đó, công nghiệp cũng là ngành có sức hấp dẫn lớn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới vào Việt Nam đến ngày 20/12/2021 đạt 15,25 tỷ USD, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng số vốn đầu tư đạt 7,25 tỷ USD, chiếm 47,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69%. Công nghiệp đã góp phần quan trọng trong cơ cấu tăng trưởng GDP Quý 3 của Việt Nam đạt khoảng 13,67% so với cùng kỳ năm trước.

Longform | Tự hào kỳ tích công nghiệp Việt Nam: Từ 0 đến có!

Việt Nam cũng đã hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như: Khai thác, chế biến dầu khí; điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; luyện kim, sắt thép; xi măng và vật liệu xây dựng; dệt may, da giày; cơ khí chế biến chế tạo, ô tô, xe máy… tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.

Ngoài giá trị về kinh tế, công nghiệp còn tạo thêm hàng triệu việc làm, góp phần bổ sung và hoàn thiện các mô hình quản lý và tổ chức sản xuất mới phù hợp với cơ chế thị trường ở Việt Nam.

Longform | Tự hào kỳ tích công nghiệp Việt Nam: Từ 0 đến có!
Longform | Tự hào kỳ tích công nghiệp Việt Nam: Từ 0 đến có!

Có thể nói, những con số trên là một minh chính xác thực nhất cho thấy, ngành công nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển thần kỳ, từ 0 đến có. Và đã tạo ra rất nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội, là động lực nền tảng để chúng ta tiếp tục đi lên, hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vào năm 2030; thuộc nhóm 03 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại như Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đề ra.

Longform | Tự hào kỳ tích công nghiệp Việt Nam: Từ 0 đến có!

Thực hiện: Đình Dũng - Thu Hường - Thanh Vân

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh tiên phong cụ thể hóa chính sách, đạt nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội

Phát biểu tại Quốc hội chiều 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu, trong tháng 10, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội hơn tháng 9.
Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Trong thu hút vốn FDI của Việt Nam, dẫn đầu là các ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô, chất bán dẫn và công nghệ xanh.