17/01/2025 17:23
Longform: Thương nhớ 'Quà chiều Hà Nội'

17/01/2025 17:23

“Quà chiều Hà Nội” được nhắc tới như một nỗi nhớ thương vừa mỏng manh, vừa tròn vẹn, ăm ắp những hoài niệm.
@font-face {font-family: 'NotoSerif-Regular';font-weight: 400;src: url('https://congthuong.vn/modules/frontend/themes/baocongthuong/tpl_article_template/tpl_emagazine/E-Mag-Template-03/fonts/NotoSerif-Regular.ttf');} @font-face {font-family: 'NotoSerif-Bold';font-weight: 700;src: url('https://congthuong.vn/modules/frontend/themes/baocongthuong/tpl_article_template/tpl_emagazine/E-Mag-Template-03/fonts/NotoSerif-Bold.ttf');} @font-face {font-family: 'Roboto-Bold';font-weight: 400;src: url('https://congthuong.vn/modules/frontend/themes/baocongthuong/tpl_article_template/tpl_emagazine/E-Mag-Template-03/fonts/Roboto-Bold.ttf');} #mastercms-emag{margin: 0;padding: 0;} .mastercms-emag-article * {margin: 0;padding: 0;max-width: 100%;} .mastercms-emag-article *, .mastercms-emag-article *:after, .mastercms-emag-article *:before{box-sizing: border-box;-moz-box-sizing: border-box;-webkit-box-sizing: border-box;} .mastercms-emag-article {font: 400 18px/1.5 'NotoSerif-Regular', Arial, Helvetica, sans-serif;color: #333;text-rendering: geometricPrecision;} .mastercms-emag-article img {width: 100%;height: auto;display: block;} .mastercms-emag-article table[align="center"] {width: 100%;margin: 20px auto;} .mastercms-emag-article table[align="right"]{width: 480px;margin: 8px 0 20px 30px;margin-right: -25%;} .mastercms-emag-article table[align="left"]{width: 480px;margin: 8px 30px 20px 0;margin-left: -25%;} .mastercms-emag-article table tr:nth-child(even) td {font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;font-size: 0.75rem !important;background: #f1f1f1 !important;padding: 10px !important;color: #666 !important;} .mastercms-emag-article table:first-child{margin-top: 0 !important;} .mastercms-emag-article table img{display: block;} .mastercms-emag-article p {font-size: 1.125rem;line-height: 1.5;margin-bottom: 20px;text-align: justify;} .mastercms-emag-article table p:last-child{margin-bottom: 0;} .mastercms-emag-article table h2,.mastercms-emag-article-desc {font-family: 'NotoSerif-Bold', Arial, Helvetica, sans-serif;font-size: 1.125rem;line-height: 1.5;text-align: center;} .mastercms-emag-article table h2::after,.mastercms-emag-article-desc::after {content: '';width: 200px;height: 1px;display: block;background-color: #000;margin: 50px auto;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3 {font-family: 'Roboto-Bold', Arial, Helvetica, sans-serif;font-size: 2.25rem;color: #000;margin: 0;line-height: 1.2;text-transform: uppercase;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3:first-child{margin-top: 30px;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3:last-child{margin-bottom: 30px;} .mastercms-emag-article table.cap-letter p:first-child::first-letter {font-family: 'NotoSerif-Bold', Arial, Helvetica, sans-serif;font-size: 3rem;font-weight: bold;line-height: 1;display: block;float: left;margin-top: 1px!important;margin-right: 10px;padding: 0 0 5px 0;} /* mastercms-emag-article-box */ .mastercms-emag-article-box {background-color: #e9fffd;border-radius: 30px;position: relative;} .mastercms-emag-article-box td{padding: 40px;} .mastercms-emag-article-author{width: 200px !important;position: absolute;top: 0;left: -240px;margin: 0 !important;} .mastercms-emag-article-box::before {content: '';display: block;position: absolute;top: 80px;left: -20px;width: 0px;height: 0px;border-top: 20px solid transparent;border-bottom: 20px solid transparent;border-right: 20px solid #e9fffd;} .mastercms-emag-article-author td{padding: 0 !important;} .mastercms-emag-article-author tbody > tr > td > img{width: 100%;border-radius: 100%;} .mastercms-emag-article .mastercms-emag-article-author tr:nth-child(even) td{background: none !important;font-size: 0.75rem!important;color: #666 !important;} .mastercms-emag-article .author-post {margin-top: 20px;position: relative;} .mastercms-emag-article .author-post td{padding-top: 30px;} .mastercms-emag-article .author-post:before {position: absolute;content: '';top: 0;left: 50%;transform: translateX(-50%);width: 200px;height: 1px;background-color: #000;} .mastercms-emag-article-author h4 {display: block;font-family: 'Roboto-Bold', Arial, Helvetica, sans-serif;font-size: 1.125rem;color: #000;margin: 0 0 10px 0;} .mastercms-emag-article .mastercms-emag-article-author tr:nth-child(even) td p{font-size: inherit;color:inherit;margin: 0;} @media screen and (max-width: 1024px) { .mastercms-emag-article table[align="center"]{width: 660px!important;} .mastercms-emag-article table[style="width: 100%;"]{width: 100%!important;} .mastercms-emag-article table[align="right"]{width: 50%!important;margin-right: calc(-50vw + 360px);} .mastercms-emag-article table[align="left"]{width: 50%!important;margin-left: calc(-50vw + 360px);} .mastercms-emag-article-author{position: unset;margin: 0 auto !important;} .mastercms-emag-article-box::before{display: none;} } @media screen and (max-width: 800px) { .mastercms-emag-article table[align="center"]{width: 80%!important;} .mastercms-emag-article table[style="width: 100%;"]{width: 100%!important;} .mastercms-emag-article table[align="right"]{width: 50%!important;margin-right: -10%;} .mastercms-emag-article table[align="left"]{width: 50%!important;margin-left: -10%;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3 {font-size: 1.75rem;} } @media screen and (max-width: 600px){ .mastercms-emag-article table[align="center"]{width: 90%!important;} .mastercms-emag-article table[style="width: 100%;"]{width: 100%!important;} .mastercms-emag-article table[align="right"]{width: 50%!important;margin-right: 0;} .mastercms-emag-article table[align="left"]{width: 50%!important;margin-left: 0;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3 {font-size: 1.75rem;} } @media screen and (max-width: 480px) { .mastercms-emag-article table[align="center"]{width: 90%!important;} .mastercms-emag-article table[style="width: 100%;"]{width: 100%!important;} .mastercms-emag-article table[align="right"],.mastercms-emag-article table[align="left"]{width: 70%!important;margin-right: 15%!important;margin-left: 15%!important;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3 {font-size: 1.5rem;} }

Buổi chiều Hà Nội se lạnh trong những ngày cuối năm giống như một tấm lụa mềm vắt ngang thành phố, chút cái tê tái của mùa đông nhẹ nhàng ôm lấy những gương mặt người bộn bề, hối hả. Giữa guồng quay quen thuộc ấy, tại một ngôi nhà nhỏ nằm yên bình trong ngôi làng cổ Giáp Nhất, nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung - người phụ nữ Hà thành tài hoa đã dành tâm huyết và niềm yêu thương của mình để khởi xướng một chương trình văn hóa ẩm thực đầy ý nghĩa - “Quà chiều Hà Nội”. Cái tên ấy được nhắc tới như một nỗi nhớ thương vừa mỏng manh, vừa tròn vẹn, ăm ắp những hoài niệm. Như một cánh cửa vô hình nối liền quá khứ với hiện tại.

Trong căn nhà nhỏ, mỗi chiều Chủ Nhật, “Quà chiều Hà Nội” dịu dàng mở ra như một bức tranh sống động về ẩm thực Hà Thành. Những món ăn như bún ốc nguội, bát bún thang, hay chả rươi, món cuốn ngày Tết, cháo cá ám, bánh trứng ngỗng… đều được phục dựng với tất cả sự tinh tế và yêu thương. Nhà báo Tuyết Nhung, với đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn yêu ẩm thực sâu sắc, đã cẩn thận ghi chép lại công thức của những món ăn cổ truyền, nhiều món tưởng chừng đã bị thời gian làm mai một.

Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung bộc bạch: “Ẩm thực Hà Nội không chỉ là thứ để ăn, mà còn là linh hồn, là câu chuyện của những con người đã sống và yêu mảnh đất này.” Từng món ăn, qua sự trân quý của bà, không chỉ gợi nhớ những hương vị ẩm thực của bà của mẹ của một thời quá vãng, mà còn mang trong mình những câu chuyện thi vị, đẹp đẽ. Nhà văn Băng Sơn, trong những trang viết về Hà Nội, từng nói: “Hương vị của món ăn Hà Thành không chỉ nằm ở gia vị mà còn là cái tình, cái thanh tao, cái lắng đọng của cả một nền văn hóa.” Và ở “Quà chiều Hà Nội,” hương vị ấy không chỉ được duy trì, tồn tại, mà còn được thăng hoa, lưu giữ qua bàn tay và tâm hồn của nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung.

Nhưng “Quà chiều Hà Nội” không chỉ dừng lại ở ẩm thực. Đây còn là một không gian văn hóa đặc biệt, nơi thực khách được đắm mình trong âm nhạc và ký ức của Hà Nội. Tiếng chầu văn ngân lên sâu lắng, tiếng hát xẩm như dòng suối chảy qua lòng người, lời hát chèo đưa ta về một miền xưa cũ, hay những bài ca về tình yêu Hà Nội làm không gian càng thêm phần đầy cảm xúc, đậm đà. Đặc biệt, những bài tản văn về Hà Nội do chính nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung viết được thể hiện qua giọng đọc truyền cảm của các biên tập viên mà cô đã từng dìu dắt của những tháng năm làm nghề báo, gắn bó với cương vị trưởng ban Văn hóa Xã hội, Đài PT-TH Hà Nội. Trong từng câu từng chữ, một Hà Nội hiện lên sống động. Đó là những gánh hàng rong, những chiều đông ấm áp bên nồi bánh chưng, hay những buổi sáng mùa thu thơm mùi cốm non, những câu chuyện về cha mẹ dấu yêu đã khuất núi trong bữa cơm ngày Tết… Biết bao nhiêu là những kỉ niệm vẫn mãi luôn được lưu giữ…

Mỗi thực khách khi được biết và đến với “Quà chiều Hà Nội” không chỉ để có cơ hội thưởng thức những hương vị ẩm thực; để lắng nghe những lời hát về Hà Nội nồng nàn, khắc khoải; hay những bài hát Xẩm tưởng như thật khó kiếm tìm; cùng chia sẻ những công thức nấu ăn trong những gian bếp nhỏ của mỗi bà nội trợ đảm đang, tài khéo, mỗi người một bí quyết riêng; mà còn để cảm nhận một Hà Nội rất đỗi đong đầy, dịu dàng, sâu lắng tại nơi đây. Họ như tìm được một chốn dừng chân để sống chậm lại, để thả lòng thư thái đôi chút, lắng nghe thật rõ nhịp đập trái tim mình khi cùng hàn huyên nhắc nhớ về những giá trị xưa cũ, xa xôi. Về những năm tháng thời gian dẫu đã trôi qua của những tháng ngày còn biết bao khó khăn của thế kỷ trước, nay lại được tái hiện thật rõ nét qua những hương vị văn hóa ẩm thực của “Quà chiều Hà Nội.

Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung, với gần 40 năm gắn bó trong nghề báo, không chỉ là người kể chuyện về văn hóa Hà Nội qua từng trang viết, hàng ngàn phóng sự truyền hình, mà còn qua từng món ăn, từng khoảnh khắc được tái hiện lại tại “Quà chiều Hà Nội.” Những công thức bà dày công gìn giữ không chỉ là ký ức của riêng ai, mà còn là di sản mà bà muốn chia sẻ với tất cả những ai yêu ẩm thực Hà Nội.

Nhà báo, nhà ẩm thực Hà Nội - Vũ Thị Tuyết Nhung từng chia sẻ: “Tôi muốn giữ lại những gì đẹp nhất của Hà Nội, không chỉ cho bản thân mình mà còn cho thế hệ sau, và đặc biệt cho những người luôn yêu ẩm thực mảnh đất này. Bởi những gì thuộc về Hà Nội xưa, dù giản dị, thanh đạm, hay cầu kì, “khắt khe” một chút, nhưng dù cho thế nào đi nữa thì ẩm thực vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong trái tim những ai từng sống, từng yêu mảnh đất này”.

Những món ăn tại “Quà chiều Hà Nội” không chỉ là hương vị mà còn là sự kết tinh của văn hóa và tình yêu. Nhiều thực khách từng chia sẻ rằng, họ không chỉ yêu thích các món ăn cổ truyền Hà Thành mà còn đặc biệt mê đắm hương vị của những món ăn do chính tay nhà báo Tuyết Nhung nấu. Từng bát bún thang với nước dùng trong veo, ngọt lành, từng miếng bánh cuốn Thanh Trì mỏng mịn, từng viên chè kho thơm lừng đều khiến họ như được chạm vào tâm hồn ẩm thực Hà Nội.

Đối với nhiều người, mỗi lần đến đây là một hành trình tìm về với ký ức xa xưa. Họ không chỉ được thưởng thức món ngon mà còn cảm nhận sự tinh tế, tình yêu và tâm huyết mà nhà báo Tuyết Nhung đặt vào từng món ăn. “Ẩm thực Hà Nội, qua đôi bàn tay của bà, trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Đó không chỉ là bữa ăn, mà là một trải nghiệm về tình yêu Hà Nội” một thực khách đã tâm sự như thế.

Như một lời thì thầm dịu dàng của thời gian, “Quà chiều Hà Nội” không chỉ là chương trình ẩm thực, mà còn là nhịp cầu kết nối những giá trị xưa cũ với hiện tại. Giữa cuộc sống hiện đại đầy xô bồ, bon chen, hối hả, nơi đây như một khoảng lặng êm ái, một nơi chữa lành, để mỗi người khi rời đi đều mang theo một chút thương nhớ Hà Nội, và mong có ngày trở lại. Nhớ lắm chứ, chẳng đùa!

Với mỗi buổi chiều Chủ Nhật tại “Quà chiều Hà Nội,” thực khách không chỉ đến để thưởng thức ẩm thực hay tìm kiếm văn hóa, mà họ đến để cảm nhận, để cùng gặp gỡ, chia vui với những người bạn cũ - mới, được chia sẻ những câu chuyện đáng yêu trên Facebook cá nhân bằng niềm vui và hạnh phúc riêng có. Và như thế, “Quà chiều Hà Nội” đã trở thành một nơi “chữa lành” dịu dàng, say đắm không thể quên trong lòng những ai đã từng ghé thăm.

“Có ai đó đã từng nói rằng, ẩm thực là chiếc cầu của những gia vị và niềm yêu thích, giữa những ký ức xưa cũ và những bước chân hiện đại.” Và Hà Nội, với bề dày lịch sử văn hóa, cũng chính là một mảnh đất có thể kể những câu chuyện không lời qua từng món ăn. Và biết bao nhiêu những món ẩm thực cổ truyền người Hà Nội tưởng chừng như đã bị thời gian quên lãng, nhưng lại được khôi phục, gìn giữ và tái sinh ở “Quà chiều Hà Nội”. Ai đã đến đây một lần, sẽ mãi chẳng thể quên, để rồi không ngừng mong mỏi thêm một chiều Chủ Nhật lại trở lại ghé thăm tư gia của nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung, để được đắm chìm trong tình yêu và hương vị Hà Nội thêm lần nữa.

Và thật lạ lùng, khi viết xong những lời “tự tình” này, tôi bất chợt thấy nhớ thương “Quà chiều Hà Nội” biết bao ./.

Thanh Thảo

Đồ họa: Ngọc Lan

Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội giao mùa: Những món ngon 'níu chân' thực khách

Giữa tiết trời giao mùa, Hà Nội không chỉ níu chân du khách bằng vẻ đẹp cổ kính mà còn chinh phục họ bằng những món ăn tinh tế, phản ánh trọn vẹn hồn phố thị.

Du khách sắp được thưởng thức “phở số” tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội

Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Hà Nội kết nối năm châu” sẽ diễn ra từ 29/11 đến hết ngày 1/12/2024 tại Công viên Thống Nhất.

Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung: Làm thiện nguyện là hạnh phúc và cơ duyên trong cuộc đời của tôi

Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung đã dành cả cuộc đời cho hoạt động thiện nguyện, mang lại niềm vui, sự sẻ chia cho những hoàn cảnh khó khăn khắp mọi miền Tổ quốc.