Longform
13/02/2023 11:56
Longform | Nông sản Sơn La chinh phục thế giới

13/02/2023 11:56

Xuất khẩu nông sản Sơn La được đánh giá là một trong những điểm sáng. Đây là “quả ngọt” từ chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Longform | Nông sản Sơn La chinh phục thế giới

Những năm gần đây, Sơn La được đánh giá là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế nông nghiệp. Đây là “quả ngọt” từ chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

-----

Đẩy mạnh tái cơ cấu

ngành nông nghiệp

Ông Nguyễn Thành Công – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững. Để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành 16 đề án, Nghị quyết, Kết luận để cụ thể hóa các Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Trên cơ sở đó, lãnh đạo UBND tỉnh xây dựng, ban hành các kế hoạch, chương trình hành động tổ chức thực hiện, tập trung vào thực hiện.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp bền vững là hướng đi Sơn La hướng tới. Giai đoạn 2008 – 2021, hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện bước đầu có hiệu quả.

Nhận thức của các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức, cá nhân về nông nghiệp hiệu quả, bền vững được nâng lên, tạo ra mối quan hệ tác động giữa phát triển lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, trong đó coi trọng việc tiếp tục ứng dụng mạnh hơn khoa học, công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến; gắn với việc hoàn thiện mối quan hệ phân phối lợi ích để phát triển sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản ứng dụng công nghệ cao theo hướng nâng cao chuỗi giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Longform | Nông sản Sơn La chinh phục thế giới

Bên cạnh đó, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều cơ chế chính sách mới, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, ứng dụng công nghệ cao vào một số khâu của sản xuất như ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, nhà lưới, nhà kính, sử dụng một số giống cây trồng nuôi cấy mô, ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi…

Nhờ đó, kinh tế nông nghiệp phát triển theo quan điểm sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến, khai thác tốt tiềm năng lợi thế của tỉnh; tăng cường thâm canh, tăng vụ, ứng dụng các giống mới và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Longform | Nông sản Sơn La chinh phục thế giới

Phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu, tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung theo hướng đầu tư chiều sâu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển quy mô diện tích theo quy hoạch gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Tỉnh đã đưa vào khảo nghiệm và mở rộng một số giống cây ăn quả có giá trị kinh tế thích nghi với điều kiện tự nhiên của tỉnh; chú trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất, phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung như cà phê, chè, cây ăn quả, dược liệu… ngày càng mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất.

Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đã làm tăng giá trị của 1 ha đất như giá trị sản xuất quả trung bình: Bơ: 218,9 triệu đồng/ha; Thanh long: 225,5 triệu đồng/ha; Nhãn ghép: 226,5 triệu đồng/ha; Mận hậu: 228,2 triệu đồng/ha; Xoài ghép: 262,4 triệu đồng/ha; Hồng giòn: 293,6 triệu đồng/ha; Na: 356,7 triệu đồng/ha; Dâu tây: 414,5 triệu đồng/ha; Bắp cải, cải thảo: 200 triệu đồng/năm; Cà chua: 400 triệu đồng/năm; Xà lách: 500 triệu đồng/ha; Cà rốt, củ cải: 200 triệu đồng/ha…

Longform | Nông sản Sơn La chinh phục thế giới

Song song với đó, toàn tỉnh đã được cấp 181 mã số vùng trồng với diện tích 4.701,84 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu. Đồng thời bước đầu thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc đưa máy móc vào sản xuất, thu hoạch sản phẩm như sử dụng máy cày, máy gặt, phương tiện ô tô vào việc chở các nông sản đến nơi tiêu thụ. Thực hiện cơ giới khâu làm đất cơ bản đã đạt được 100% đối với một số cây trồng như mía, cao su, chè; trên 50% đối với một số cây trồng như: Lúa, sắn, ngô, cà phê.

Đồng thời, tỉnh còn hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ các cơ sở, nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh như: Vùng nguyên liệu ngô phục vụ khoảng 700 cơ sở tách hạt, sấy ngô, nghiền ngô và 01 nhà máy chế biến thức ăn gia súc; vùng nguyên liệu mía phục vụ Nhà máy Mía đường Sơn La; vùng nguyên liệu sắn phục vụ 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn, khoảng 1.000 cơ sở sơ chế sắn; vùng nguyên liệu chè phục vụ 27 cơ sở, nhà máy chè trên địa bàn tỉnh; vùng nguyên liệu cà phê phục vụ 2 cơ sở chế biến sâu cà phê, 5 cơ sở sơ chế cà phê nhân theo quy mô công nghiệp và các cơ sở sơ chế, chế biến cà phê thóc nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình; vùng nguyên liệu cao su phục vụ Nhà máy chế biến cao su 28/10; vùng nguyên liêu rau, quả phục vụ 04 cơ sở, nhà máy chế biến rau, quả trên địa bàn tỉnh. Diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, an toàn, hữu cơ…) đạt 17.538 ha.

Longform | Nông sản Sơn La chinh phục thế giới

Chinh phục

người tiêu dùng

Bên cạnh việc xây dựng được một vùng trồng nông sản chất lượng, tỉnh Sơn La còn xây dựng quy hoạch phát triển thương mại và hạ tầng thương mại nông thôn nhằm phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hóa, mua sắm, tiêu dùng của nhân dân. Trong giai đoạn 2008-2021, tỉnh đã đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp được 54 chợ nông thôn. Bên cạnh đó, hỗ trợ người dân tham gia các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa nông sản của Sơn La tại các hội chợ triển lãm thương mại lớn trong cả nước; tổ chức tuần hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An…

Để nông sản Sơn La vào được các chuỗi siêu thị lớn, tỉnh đã tổ chức hội nghị kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã của Sơn La với các doanh nghiệp của các tỉnh khác, kết nối đưa nông sản Sơn La vào các chuỗi siêu thị của Tập đoàn VinGroup, Tập đoàn Mường Thanh, các chuỗi siêu thị Big C… nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư và kết nối tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa nông sản của Sơn La tại thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu.

Với tất cả các giải pháp kể trên, xuất khẩu nông sản Sơn La ngày càng nâng cao giá trị. Năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu nông sản toàn tỉnh đạt 150 triệu USD.

Longform | Nông sản Sơn La chinh phục thế giới

Trong năm 2022, tỉnh Sơn La đã phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương tổ chức xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu xoài và nông sản tỉnh Sơn La, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu trong nước và 17 điểm cầu nước ngoài như Trung Quốc, Australia, Singapore, UAE, Nhật Bản…; xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng; kết nối 20.000 hộ nông dân tham gia sàn thương mại điện tử...

Bên cạnh thị trường xuất khẩu truyền thống là Trung Quốc, nông sản của tỉnh đã xuất khẩu vào các thị trường mới, có tiềm năng như mận hậu xuất sang thị trường Singapore, Malaysia; xoài xuất sang thị trường Nga, Úc, Mông Cổ…; nhãn xuất sang thị trường Anh, Ba Lan, Hàn Quốc…; chanh leo xuất khẩu sang thị trường Pháp, Thụy Điển; thanh long sang thị trường Nga. Các đối tác nhập khẩu trái cây nước ngoài đều đánh giá cao chất lượng nông sản của tỉnh. Việc xuất khẩu đã giúp, sản lượng nông sản các năm cơ bản đều được tiêu thụ hết với giá cả hợp lý, tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống của người dân, góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La.

Ông Nguyễn Thành Công khẳng định: Trong thời gian tới, tỉnh chú trọng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, xanh, sạch; phát triển công nghiệp hiện đại hóa, thân thiện với môi trường, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, hàm lượng sáng tạo, tham gia sâu vào chuỗi giá trị trong nước và từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Longform | Nông sản Sơn La chinh phục thế giới

Phát huy hiệu quả

vựa trái cây miền Bắc

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp của tỉnh đang phát triển nhanh, sản lượng nông sản tăng đều qua các năm, chất lượng nông sản ngày càng được nâng lên. Đến nay, Sơn La có diện tích cây ăn quả lớn nhất miền Bắc, đứng thứ hai cả nước. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm nông sản còn phụ thuộc vào một số thị trường, còn chưa thực sự bền vững.

Để tiêu thụ hết sản phẩm nông sản cho người nông dân được mùa, được giá và bền vững tỉnh đã, đang và sẽ triển khai những giải pháp cơ bản như sau:

Tăng cường phát triển chuỗi liên kết “5 nhà”: Nhà nước - nhà nông - nhà băng - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò dẫn đầu cơ chế liên kết để bảo đảm đời sống ổn định của người sản xuất bằng ưu thế xây dựng vùng nguyên liệu, cung cấp kỹ thuật, hướng dẫn quy trình canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến và đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng trong chuỗi giá trị.

Longform | Nông sản Sơn La chinh phục thế giới

Xây dựng các vùng chuyên canh với diện tích lớn, quy trình sản xuất đạt chuẩn. Tăng cường hoạt động giám sát đối với diện tích đã cấp VietGAP, GlobalGAP, mã số vùng trồng của các doanh nghiệp, hợp tác xã; tiếp tục xây dựng, cấp các mã vùng trồng mới; tập trung tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực, kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản cho lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La tới người tiêu dùng. Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử nhằm tiếp cận, kết nối với nhiều đối tác tiềm năng.

Đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh; tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến, bảo quản để kéo dài thời gian bảo quản, kéo dài thời gian tham gia xuất khẩu, giảm áp lực về tiêu thụ quả tươi, nâng cao giá trị của sản phẩm tham gia xuất khẩu.

Tăng cường công tác thông tin thị trường về tình hình tiêu thụ, giá các mặt hàng nông sản tại các tỉnh, thành phố trong nước và các thị trường xuất khẩu tiềm năng; đồng thời, cung cấp thông tin về các quy định, tiêu chuẩn xuất khẩu và tình hình thông quan của các cửa khẩu để các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Longform | Nông sản Sơn La chinh phục thế giới

Thực hiện: Phương Lan - Trang Anh - Phạm Tiệp

Tăng năng lực chế biến, nâng giá trị nông sản Sơn La Xúc tiến thương mại: “Chắp cánh” cho xuất khẩu nông sản Sơn La

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Hiện toàn tỉnh Sơn La có 39 chuỗi rau, 178 chuỗi quả, 15 chuỗi chè, cà phê; trên 100 cơ sở áp dụng VietGAP, GlobalGAP... giúp tiêu thụ nông sản bền vững.
Nỗi niềm trăn trở của

Nỗi niềm trăn trở của 'tư lệnh' ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: Chúng ta có niềm tin rằng, thế giới sẽ biết thêm về Việt Nam nhờ OCOP không?
Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đạt các tiêu chuẩn trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống vào năm 2050.

Xem thêm

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

Theo PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, việc đào tạo có rất nhiều tiến bộ, có rất nhiều thay đổi và các trường đại học, các cơ sở đào tạo cần phải cập nhật để triển khai.
Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Để hình thành văn hóa sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, hiện Hà Nội đang đẩy mạnh kết nối giao thương, phát triển các mô hình điểm về an toàn thực phẩm.
Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Nguyễn Thị Thanh Tâm (25 tuổi, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) - quyết định chọn con đường lập nghiệp chông gai vừa để khẳng định mình, vừa để lan toả văn hoá cà phê.
Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Từ nay đến cuối năm, ngành Công Thương Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm nhằm kịp thời ngăn chặn các vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm.
Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Mô hình Điểm bán hàng Việt Nam đã trở thành một trong những kênh phân phối, đưa hàng hoá Việt bảo đảm chất lượng đến với người tiêu dùng.
Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Chị Trần Thị Kim Phùng Thủy luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường đồng hành cùng người nông dân nâng tầm chất lượng sản phẩm cà phê Gia Lai.
Gia Lai:

Gia Lai: 'Cất' bằng thạc sĩ, cô gái trẻ về quê khởi nghiệp với cà phê

Mai Thị Thanh Nga, cô gái 29 tuổi ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), đã đánh cược những năm trên giảng đường của mình để được sống với đam mê khởi nghiệp với cà phê.
Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Với định hướng phát triển kinh tế tri thức, hiện Hòa Bình đang nỗ lực vươn lên với khát vọng trở thành tỉnh khá vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Tạo sức bật cho

Tạo sức bật cho 'dòng chảy' thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa

Là “mạch máu” của nền kinh tế, phát triển ngành dịch vụ logistics đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra hiện nay.
Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu xây dựng 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tiếp tục phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin đã giúp chính quyền tỉnh Hòa Bình nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Sự chung tay vào cuộc của các địa phương trong triển khai Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã giúp lan tỏa tình yêu hàng Việt.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 99,12 tỷ USD. Có thể khẳng định năm 2024, thương mại giữa 2 nước sẽ vượt mốc 100 tỷ USD.
Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hiện, công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVIII đã và đang được Tỉnh ủy triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là công tác nhân sự.
Infographic | Hoạt động thương mại  Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Infographic | Hoạt động thương mại Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Thương mại hai chiều Việt Nam-Campuchia trong những năm qua đã có bước tiến lớn, tăng trưởng hơn 20% trong giai đoạn 2015-2022 và vượt 10 tỷ USD năm 2022.
Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Trăn trở cá thát lát là đặc sản nổi tiếng tỉnh Hậu Giang nhưng chỉ quanh quẩn 'trong nhà,ngoài chợ', chị Kim Thuỳ đã tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Tạo

Tạo 'cú huých' cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình

Để đạt các tiêu chí trở thành Khu du lịch Quốc gia, tỉnh Hòa Bình đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình thành điểm đến lý tưởng cho du khách.
Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng ngày càng được nâng lên, hàng Việt đang ngày càng có thế mạnh, chiếm được niềm tin của đông đảo người tiêu dùng.
Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Theo Phó Chủ tịch VCCI, ông Hoàng Quang Phòng, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việc đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam không chỉ giúp Secoin khẳng định được giá trị thương hiệu, mà từng bước đưa Secoin vươn xa toàn cầu.
Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Văn hóa doanh nhân không chỉ là phong cách lãnh đạo, mà còn là những giá trị cốt lõi được nuôi dưỡng qua thời gian, thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, dũng cảm.
Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Công viên trong nhà máy, sử dụng nhiên liệu sinh khối, tuần hoàn, tái sử dụng 100% nước thải sau xử lý...là cách mà Supe Lâm Thao thực hiện sản xuất xanh.
Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên liên tiếp có những cuộc trao đổi, hội đàm làm việc với người đồng cấp - Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc.
Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/1/1950.
Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, ngay từ khi đi vào hoạt động, Công ty CP DAP 2-Vinachem đã đẩy mạnh đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Ghi dấu ấn đậm nét và là điểm sáng tích cực trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu, song vùng Đông Nam Bộ vẫn còn đối diện nhiều thách thức.
Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Bên cạnh những khó khăn thách thức từ yêu cầu sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần coi đây là cơ hội để thay đổi và bứt phá.
Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão đã được các doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thực hiện nghiêm túc.
Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa “trên bờ và trên biển” đã mang lại cho Quảng Ninh một diện mạo mới: Xanh, sạch, đẹp.
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
|< < 1 2 3 4 > >|