Longform
18/11/2020 12:25
[Longform] Nhiều quốc gia lạc quan về tình hình kinh tế sau đại dịch nhờ RCEP

18/11/2020 12:25

Hiệp định thương mại tự do RCEP được ký kết vào ngày 15/11 vừa qua đã nhận được sự đánh giá cao của các nhà lãnh đạo của 15 nước thành viên cũng như các tổ chức quốc tế.
[Longform] Nhiều quốc gia lạc quan về tình hình kinh tế sau đại dịch nhờ RCEP

Hiệp định thương mại tự do RCEP được ký kết vào ngày 15/11 vừa qua đã nhận được sự đánh giá cao của các nhà lãnh đạo của 15 nước thành viên cũng như các tổ chức quốc tế.

Trong lễ ký kết trực tuyến, các nhà lãnh đạo của các quốc gia tham gia hiệp định RCEP đều đứng cùng các Bộ trưởng phụ trách thương mại của nước mình, thể hiện rõ sự coi trọng của các quốc gia đối với hiệp định này.

[Longform] Nhiều quốc gia lạc quan về tình hình kinh tế sau đại dịch nhờ RCEP

Khẳng định vai trò của ASEAN đối với hiệp định, Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi bày tỏ ngày ký kết hiệp định RCEP là “một ngày trọng đại”. Đối với ông Lim Jock Hoi, đây là sự kiện lịch sử “vì nó củng vố vai trò của ASEAN trong việc dẫn dắt một hiệp định thương mại đa phương tầm cỡ như hiệp định này, bất chấp những thách thức toàn cầu và khu vực cũng như thời gian đàm phán lên tới 8 năm”.

[Longform] Nhiều quốc gia lạc quan về tình hình kinh tế sau đại dịch nhờ RCEP

Ông cũng nhấn mạnh: “RCEP sẽ tạo động lực cần thiết để các doanh nghiệp và người dân trong khu vực ASEAN hồi phục nhanh chóng sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19”.

Nhà lãnh đạo của Malaysia, thủ tướng Muhyiddin Yassin sau đó đã bày tỏ hy vọng RCEP sẽ là công cụ quan trọng để phục hồi kinh tế, đồng thời khuyến khích tái mở cửa thị trường và đảm bảo chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. Thủ tướng cũng khẳng định hiệp định này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả.

[Longform] Nhiều quốc gia lạc quan về tình hình kinh tế sau đại dịch nhờ RCEP

Thủ tướng Muhyiddin nêu rõ Malaysia cùng các nước đối tác trong RCEP muốn chứng tỏ với thế giới rằng, dù trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên khác nhau, song 15 nước vẫn có thể làm việc cùng nhau để tạo ra một hiệp định thương mại mang lại lợi ích cho tất cả các bên, không chỉ cho cộng đồng doanh nghiệp mà còn cho cả sinh kế của người dân.

Trong khi đó, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng việc ký kết hiệp định báo hiệu cam kết tập thể của các nước trong việc duy trì các chuỗi cung ứng mở và liên kết, đồng thời thúc đẩy thương mại tự do và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ.

[Longform] Nhiều quốc gia lạc quan về tình hình kinh tế sau đại dịch nhờ RCEP

Thủ tướng Lý Hiển Long cũng cho rằng, sự đa dạng giữa 15 nước thành viên và những mối liên kết mạnh mẽ giữa các nước tham gia với Mỹ, châu Âu và các nước còn lại trên thế giới cũng phản ánh tính bao trùm và rộng mở của hiệp định.

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp của Singapore bày tỏ sự lạc quan: RCEP sẽ là “một điểm sáng và là kim chỉ nam” trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Người tiêu dùng có thể trông chờ các sản phẩm có tính cạnh tranh. Trong khi đó, các doanh nghiệp sẽ được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn cũng như tiết kiệm được thời gian và chi phí.

[Longform] Nhiều quốc gia lạc quan về tình hình kinh tế sau đại dịch nhờ RCEP

Theo Thủ tướng Thái Lan Payut Chan-o-cha, RCEP không chỉ là hiệp định thương mại tự do lớn nhất trên thế giới mà còn là một hiệp định chất lượng và mang tính tiêu chuẩn, cũng như RCEP tác động tích cực đến việc nâng cao tính cạnh tranh và làm gia tăng những lợi ích kinh tế cho tất cả các thành viên.

Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố việc 15 quốc gia khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Australia, ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) thể hiện cam kết chung về mở cửa thương mại và đầu tư, bất chấp những thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra.

[Longform] Nhiều quốc gia lạc quan về tình hình kinh tế sau đại dịch nhờ RCEP

Tại Jakarta, Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Agus Suparmanto đánh giá hiệp định RCEP sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn đối với nước này. Theo đó, xuất khẩu của nước này sang các nước thành viên của hiệp định RCEP có thể tăng từ 8-11% trong 5 năm sau khi hiệp định này được phê chuẩn. “Thông qua RCEP, Indonesia có thể hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do giữa các nước thuộc RCEP và các nước không thuộc RCEP”. Ông khẳng định – “Việc mở rộng vai trò của Indonesia trong chuỗi cung ứng toàn cầu có thể khiến xuất khẩu của Indonesia tăng 7,2%”.

[Longform] Nhiều quốc gia lạc quan về tình hình kinh tế sau đại dịch nhờ RCEP

Tổng thống Indonesia Joko Widodo phát biểu sau khi ký kết hiệp định cho biết: “Lễ ký kết cho thấy cam kết của chúng ta đối với chủ nghĩa đa phương vẫn còn rất mạnh mẽ. Thật vinh dự cho Indonesia khi là quốc gia điều phối trong tiến trình dài hơi này”. Ông gọi RCEP là biểu tượng của cam kết vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Theo ông Widodo, thỏa thuận này một lần nữa khẳng định sự cam kết của các nước đối với các nguyên tắc thương mại đa phương “cởi mở, công bằng và mang lại lợi ích cho tất cả các bên”.

Tuy nhiên, ký kết hiệp định chỉ là bước khởi đầu. Các quốc gia thành viên của hiệp định này cần phải luôn theo sát, ông Widodo nói với hãng thông tấn quốc gia Antara. “Vì vậy, ý chí chính trị của chúng ta cần phải ở mức cao nhất”.

[Longform] Nhiều quốc gia lạc quan về tình hình kinh tế sau đại dịch nhờ RCEP

Về phía Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường gọi RCEP là chiến thắng của thương mại tự do. “Sau 8 năm đàm phán, việc hiệp định RCEP được ký kết đã mang lại ánh sáng và hy vọng trong bối cảnh ảm đạm của thế giới, cho thấy chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do vẫn là con đường đúng đắn để thúc đẩy kinh tế thế giới cũng như tiến bộ của nhân loại”.

“Sau 8 năm đàm phán bằng máu, mồ hôi và nước mắt, cuối cùng chúng ta cũng đã có thể ký kết hiệp định RCEP” – Bộ trưởng Thương mại Malaysia Mohamed Azmin Ali cho biết.

[Longform] Nhiều quốc gia lạc quan về tình hình kinh tế sau đại dịch nhờ RCEP

---------------------------

Bài: Thu Thuỷ
Đồ họa: Trang Anh

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Tăng tốc xuất khẩu: Đừng bỏ lỡ cơ hội từ các FTA

Tăng tốc xuất khẩu: Đừng bỏ lỡ cơ hội từ các FTA

Giá cả nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, chi phí vận chuyển “leo thang” tiếp tục ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Do đó, việc tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu được coi là giải pháp tối ưu đối với DN Việt.
Hiệp định RCEP: Thêm cơ hội ưu tiên xuất, nhập khẩu với các đối tác

Hiệp định RCEP: Thêm cơ hội ưu tiên xuất, nhập khẩu với các đối tác

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực mang lại cơ hội mới cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam khi có thêm một con đường xuất khẩu và nhập khẩu ưu tiên với các đối tác thành viên. DN có thêm lựa chọn hưởng ưu đãi thuế quan và điều kiện phi thuế quan được chuẩn hóa trong khuôn khổ RCEP và các môi trường có liên quan giữa Việt Nam với các nước RCEP.
RCEP thực thi từ 1/1/2022: Nhân tố góp phần phục hồi kinh tế

RCEP thực thi từ 1/1/2022: Nhân tố góp phần phục hồi kinh tế

Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) thực thi từ ngày 1/1/2022 được hy vọng sẽ là một trong những nhân tố góp phần phục hồi kinh tế trong bối cảnh hậu Covid-19.