Longform
20/03/2023 21:09
Longform | Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP Thái Nguyên

20/03/2023 21:09

Bằng việc nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP, đến nay, giá trị kinh tế của các sản phẩm OCOP Thái Nguyên được nâng lên từ 20% trở lên.
Longform | Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP Thái Nguyên

Bằng việc nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP, đến nay, giá trị kinh tế của các sản phẩm OCOP Thái Nguyên được nâng lên từ 20% trở lên.

-----

Phát huy sức mạnh

từ lợi thế

Thái Nguyên là địa phương có nhiều lợi thế cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản như: Đất đai, khí hậu, thời tiết thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt là tiềm năng, lợi thế đối với phát triển cây chè và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, tỉnh còn có Đại học Nông lâm và nhiều trường Đại học, cơ sở đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, phát triển sản xuất nông nghiệp (nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) và tổ chức liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Với đặc điểm đó, trong những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Trong đó, một số cây trồng, vật nuôi thế mạnh chủ lực của địa phương như: chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm và các cây trồng, vật nuôi đặc sản của một số địa phương trong tỉnh… đã được tập trung phát triển để hình thành các vùng sản xuất tập tập trung theo hướng an toàn, hữu cơ, chăn nuôi trang trại, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến gắn với xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm chủ lực, các sản phẩm OCOP của tỉnh.

Longform | Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP Thái Nguyên

Ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh, tỉnh định hướng phải phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm.

Nhờ đó đã từng bước phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp: Thái Nguyên đã vươn lên trở thành địa phương dẫn đầu cả nước đối với sản xuất chè cả về diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập trên 01 ha chè; Trà Thái Nguyên tiếp tục được khẳng định vị thế là “Đệ nhất danh trà” với các sản phẩm chế biến tinh, sâu, chất lượng cao, mẫu mã đẹp khẳng định được thương hiệu với thị trường trong nước và quốc tế, nhiều sản phẩm đã đạt giải cao tại các cuộc thi quốc tế, được chọn làm quà tặng cho hội nghị APEC năm 2017, góp phần thúc đẩy sản xuất chè của tỉnh cũng như đối với ngành chè cả nước.

Longform | Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP Thái Nguyên

Để đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ mới đang đặt ra đối với nông nghiệp, nông thôn, nhất là trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp hiện nay (chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp) và thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thái Nguyên đã bổ sung nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP cho Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia các cấp. Đồng thời, bổ sung nhiệm vụ tham mưu, giúp việc chuyên trách Chương trình OCOP cho Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, huyện.

Đồng thời ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ và phát triển nông nghiệp nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng, như: Nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025. Trong đó, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP đạt 3 sao: 20 triệu đồng/sản phẩm, đạt 4 sao: 30 triệu đồng/sản phẩm, đạt 5 sao: 40 triệu đồng/sản phẩm; hỗ trợ thiết kế bao bì mẫu mã, nhãn hiệu: 30 triệu đồng/sản phẩm; hỗ trợ điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP: 15 triệu đồng/điểm cấp huyện, 05 triệu đồng/điểm cấp xã; hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử;…

Longform | Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP Thái Nguyên

Việc phát triển các sản phẩm OCOP được xem là giải pháp quan trọng để các sản phẩm nông sản, sản phẩm lợi thế của tỉnh nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị liên kết phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, một số chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thông thường bị đứt gãy. Tỉnh Thái Nguyên đã tập trung thực hiện một số giải pháp như xây dựng Website OCOP Thái Nguyên nhằm số hoá việc quản lý, đánh giá, xếp hạng và quảng bá các sản phẩm. Đây là kênh để các cá nhân, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đăng ký, nộp hồ sơ đánh giá, chấm điểm, nhận kết quả đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP, với mục tiêu: Số hóa toàn bộ hồ sơ đánh giá, cập nhật, lưu dữ liệu phục vụ cho truy xuất sản phẩm nhằm công khai, minh bạch thông tin, kết nối với thị trường.

Bên cạnh đó, hỗ trợ, khuyến khích các chủ thể OCOP đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các trang mạng xã hội (Facebook, fanpage, Zalo, các trang thương mại điện tử), Website nông thôn mới, OCOP Thái Nguyên (đến nay, 100% doanh nghiệp, hợp tác xã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên đã quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm trên nền tảng số và các trang mạng xã hội).

Longform | Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP Thái Nguyên

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội chợ “Mỗi xã, phường một sản phẩm”; tổ chức trưng bày sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu; tổ chức Ngày hội Livestream sản phẩm OCOP tỉnh Thái Nguyên với 28 gian hàng cho 129 sản phẩm OCOP, kết nối giao thương trên fanpage của Đài Truyền hình Thái Nguyên và mạng xã hội... Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đã được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, 5 sao trên hệ thống truyền thông đa phương tiện. Lắp đặt 100 biển hiệu giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các đơn vị cấp huyện, cấp xã; thiết kế và chế tác 1.500 huy hiệu OCOP Thái Nguyên nhằm quảng bá, tôn vinh các chủ thể có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Giới thiệu 129 sản phẩm OCOP trên các sàn giao dịch điện tử (C- Thái Nguyên, Postmart.vn, Voso.vn, Sendo.vn, Lazada.vn, Shopee.vn,Tiki.vn, Amazon...). Chủ trì 05 hội nghị (trực tuyến) kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã với các đối tác đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu trong và ngoài nước.

Đặc biệt, tỉnh còn ứng dụng khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm OCOP. Hỗ trợ gần 50 đơn vị phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm OCOP; hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã và các chủ thể OCOP triển khai thực hiện quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP Việt Nam theo quy định của Trung ương. Tư vấn, hỗ trợ cho 21 đơn vị trong việc thực hiện các ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng nông nghiệp (4.0), “Nông nghiệp bền vững, công nghệ cao”, “Nông nghiệp hữu cơ” “Nông nghiệp thông minh” vào tổ chức sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong Chương trình OCOP. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm; thiết kế bao bì, nhãn mác, catalogue sản phẩm; hỗ trợ đăng ký mã số, mã vạch và Website quảng bá sản phẩm cho 132 doanh nghiệp, hợp tác xã; xây dựng dữ liệu, ứng dụng phục vụ truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm và cấp 500.000 tem truy xuất nguồn gốc cho 50 sản phẩm tham gia chu trình OCOP.

Longform | Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP Thái Nguyên

Với những nỗ lực và cách làm sáng tạo, cùng với quyết tâm cao của các địa phương, đơn vị. Đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã có 129 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP (đạt 198% KH thực hiện Đề án Mỗi xã một sản phẩm - OCOP), trong đó: 54 sản phẩm 3 sao; 73 sản phẩm 4 sao; 02 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia. Với việc có 02 sản phẩm được công nhận “Sản phẩm OCOP cấp quốc gia”, Thái Nguyên trở thành một trong 11 tỉnh, thành phố đầu tiên trên cả nước có sản phẩm OCOP 5 sao; cùng với sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành, địa phương, kết quả trên cho thấy Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã tạo nên những tín hiệu tích cực, trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn: phát huy sức mạnh và vai trò của các chủ thể, hợp tác xã nông nghiệp trong trong bảo tồn và phát triển sản phẩm nông sản đặc trưng, chủ lực của tỉnh; tạo phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các chuỗi giá trị sản phẩm.

Giá trị kinh tế của các sản phẩm được nâng lên từ 20% trở lên nhờ đạt chứng nhận OCOP, công nghệ số đã đưa các sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách nhanh hơn nên doanh số bán hàng của các đơn vị tăng từ 20% - 50%, trong đó doanh thu bán hàng qua mạng và sàn giao dịch điện tử chiếm 30%. Sản phẩm được thị trường đón nhận và tin tưởng, nhiều sản phẩm đã được bày bán tại các chuỗi cửa hàng, siêu thị trong cả nước, tiêu biểu như: HTX chè Hảo Đạt, HTX trà Sơn Dung, HTX Tâm trà Thái, HTX Thái Minh, HTX chè Thịnh An, HTX Tuyết Hương, HTX chè La Bằng, HTX chè an toàn Khe Cốc, HTX miến Việt Cường...

Số lượng Chủ thể là Hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP rất lớn, chiếm trên 75% đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, gia tăng sức mạnh cộng đồng và là giải pháp quan trọng để thực hiện nhóm tiêu chí về tổ chức sản xuất, thu nhập, hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Thông qua phát triển các sản phẩm OCOP đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục đẩy mạnh

phát triển sản phẩm OCOP

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, phát huy lợi thế của các địa phương, hình thành và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP theo các quy trình, tiêu chuẩn sản xuất: VietGAP, GlobalGAP, Organic,… hỗ trợ áp dụng kỹ thuật và thực hiện chuyển đổi số trong quản lý chất lượng đồng bộ, tăng cường năng lực chế biến và phát triển thị trường gắn với Chương trình OCOP.

Longform | Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP Thái Nguyên

Hai là, huy động, lồng ghép các nguồn lực để tập trung cho phát triển sản phẩm OCOP và xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, hỗ trợ chủ thể tham gia chu trình OCOP thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong quản lý, điều hành, ứng dụng công nghệ cao để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Ba là, chú trọng việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm gắn với cấp mã số vùng trồng, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng để xuất khẩu sản phẩm. Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP tham gia vào các sàn thương mại điện tử quy mô lớn, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream). Xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản, kết nối với Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia và góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Việt.

Longform | Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP Thái Nguyên

Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị OCOP, gắn với giám sát - chứng thực của công tác quản lý Nhà nước; hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu kết nối với chương trình OCOP cấp độ quốc gia.

Năm là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; tích cực tuyên truyền để nâng cao nhận thức về phát triển các sản phẩm OCOP gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và chất lượng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh./.

Longform | Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP Thái Nguyên

Thực hiện: Phương Lan - Trang Anh

Đà Nẵng có chuyến hàng xuất khẩu sản phẩm OCOP theo chính ngạch đầu tiên đi Trung Quốc Đưa sản phẩm OCOP Sơn La đến với người tiêu dùng

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Anh Nguyễn Mạnh Đoàn (xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) được biết đến là tấm gương thành công trong mô hình trồng nho Hạ Đen thu về hàng tỷ đồng.
Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP Thái Nguyên

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP Thái Nguyên

Sản phẩm OCOP Thái Nguyên đã được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn nhờ hiện diện trên các sàn thương mại điện tử.
Đưa sản phẩm thêu tay Quất Động vươn ra thị trường quốc tế

Đưa sản phẩm thêu tay Quất Động vươn ra thị trường quốc tế

Những người thợ Quất Động (Thường Tín, Hà Nội) luôn gìn giữ, phát triển sản phẩm thêu tay phong phú, tinh xảo có giá từ vài trăm nghìn đến cả chục triệu đồng.