Longform
29/08/2023 13:03
Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

29/08/2023 13:03

Sản phẩm quế của Lào Cai ngày càng nâng cao chất lượng và được thị trường ưa chuộng. Lào Cai đang nỗ lực tăng giá trị cho sản phẩm này.
Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

Sản phẩm quế của Lào Cai ngày càng nâng cao chất lượng và được thị trường ưa chuộng. Tỉnh Lào Cai đang nỗ lực tăng giá trị cho sản phẩm này.

Cây trồng mang lại giá trị cao

Những năm gần đây, vùng nguyên liệu quế của Lào Cai phát triển nhanh, hiện đang đứng thứ hai cả nước (sau Yên Bái). Việc phát triển cây quế đã mang lại cho ngành lâm nghiệp tỉnh một diện mạo mới.

Diện tích đất trồng sắn, ngô, rừng tạp… đang dần được thay thế bằng cây quế. 2 năm đầu, khi quế còn nhỏ, vẫn có thể trồng xen bằng các loại cây trồng ngắn ngày như lạc, đậu tương... giúp các hộ đảm bảo nguồn thu. Khi quế khép tán, từ năm thứ 3 trở đi, không trồng cây xen canh được, thì nông dân đã có thu từ tỉa thưa cành lá. Cách làm này giúp khoảng 42.000 hộ dân trồng quế liên tục có thu nhập. Hiện nay, như tất cả các hộ gia đình trên địa bàn huyện Bảo Yên đều trồng cây quế. Lợi ích mà cây quế mang lại, đến tuổi khai thác có thể tận dụng từ lá, thân và vỏ. Hàng năm cũng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, người dân lại mua cây giống tái đầu tư.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, tính đến hết tháng 5/2023, tỉnh Lào Cai có 57.758,8 ha quế, đạt 111% mục tiêu của Nghị quyết 10 - NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra. Vùng trọng điểm quế được xác định tại 4 huyện: Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Bắc Hà với diện tích 51.279,0 ha (chiếm 88,78% diện tích quế toàn tỉnh).

Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

Hằng năm, Lào Cai sản xuất khoảng 8.100 tấn vỏ, 74.000 tấn cành lá để chế biến tinh dầu quế, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, châu Âu và Mỹ, ngoài ra còn thu 45.000m3 gỗ tròn và 480 tấn tinh dầu; tổng giá trị đạt khoảng gần 800 tỷ đồng.

Riêng huyện Bảo Yên, được xác định là vùng trọng điểm quế của tỉnh Lào Cai, với hơn 25.000ha, tạo việc làm và thu nhập cho hàng chục nghìn lao động, với tổng thu hàng trăm tỷ đồng.

Khu xưởng chế biến quế của hợp tác xã Quế Tâm Hợi có diện tích hơn 2,3 ha tại xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng. Vài năm nay, hợp tác xã (HTX) là đầu mối thu mua sản phẩm vỏ quế trong vùng và chế biến, đưa sản phẩm quế Lào Cai xuất sang thị trường Ấn Độ, Singapore, Australia, Mỹ…. Với sản lượng tiêu thụ từ 80 đến 120 tấn thành phẩm/tháng, HTX tạo việc làm thường xuyên cho 40 đến 80 lao động.

Theo đánh giá, chất lượng sản phẩm quế Lào Cai đứng thứ 3 cả nước. Giá trị sản xuất đạt trên 40 triệu đồng/ha/năm, cao hơn nhiều so với các loại cây lâm nghiệp khác. Đây là điều kiện để nâng cao chất lượng ngành hàng chủ lực của tỉnh.

Hiện nay, tiềm năng tiêu thụ sản phẩm quế là rất lớn. Ở thị trường trong nước, sản phẩm quế được sử dụng làm dược liệu và sử dụng trong ngành công nghiệp làm đẹp.

Với nhiều cơ chế trong thu hút doanh nghiệp, Lào Cai đang có 16 cơ sở sản xuất chế biến tinh dầu và các sản phẩm từ quế. Diện tích quế đạt chứng nhận hữu cơ tăng, doanh nghiệp chế biến hoạt động ổn định sẽ góp phần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất loại cây trồng chủ lực một cách bền vững trong giai đoạn tới.

Về xuất khẩu, sản phẩm quế Việt Nam được tiêu thụ ở rộng khắc các thị trường như: Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ… Đặc biệt trong năm 2022, mặt hàng quế đã có mức tăng đột biến tại thị trường Canada, khi tăng hơn 43% so với năm trước đó.

Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

Với những ưu đãi Hiệp định CPTPP mang lại, các doanh nghiệp Canada đang ngày càng quan tâm và nhận biết tốt hơn về sản phẩm và năng lực sản xuất của Việt Nam. Với đà tăng trưởng mạnh như trên, quế Việt Nam tự tin có thể chiếm 50% thị phần quế tại Canada trong những năm tới. Đây là tiềm năng để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm quế Lào Cai.

Theo các chuyên gia, quế, hồi không chỉ là gia vị, mà còn được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, được bổ sung vào cà phê, matcha và các đồ uống. Đặc biệt, nhu cầu sử dụng tinh dầu quế trên thế giới luôn ở mức cung không đủ cầu.

Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

Hoặc Pakistan cũng là quốc gia sử dụng rất nhiều sản phẩm quế. Bà Samina Mehtab - Đại sứ Pakistan tại Việt Nam cho biết: Pakistan có ngành công nghiệp chế biến gia vị rất phát triển, trong đó nhu cầu tiêu thụ sản phẩm quế khá lớn. Đại sứ quán Pakistan tại Việt Nam sẵn sàng là cầu nối cho các sản phẩm quế của Lào Cai sang thị trường này.

Phát triển ngành hàng quế bền vững

Tuy nhiên, do mới phát triển nhanh chóng từ năm 2012 đến nay, nên diện tích quế đến thời kỳ thu hoạch không nhiều và tiềm ẩn một số rủi ro như: phát triển thiếu bền vững; việc trồng thuần loài trên diện tích lớn gây nguy cơ bùng phát sâu bệnh hại diện rộng; diện tích được cấp chứng nhận hữu cơ còn thấp.

Bên cạnh đó, kỹ thuật khai thác còn thô sơ, chưa áp dụng cơ giới hóa, dẫn tới năng suất lao động không cao, lãng phí sản phẩm. Các doanh nghiệp đầu tư chế biến sản phẩm quế hiện nay chủ yếu là chiết xuất tinh dầu quế từ cành lá. Trong khi đó, giá trị lớn nhất của sản phẩm quế là từ vỏ (chiếm 70%) chưa được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư.

Chất lượng, giá trị sản phẩm quế không cao do công nghệ chế biến chưa hiện đại. Mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài; chưa có doanh nghiệp đầu tàu trong chế biến sản phấm quế có quy mô lớn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm quế còn hạn hẹp, chưa tiếp cận được thị trường tiêu thụ lớn như các nước Bắc Âu, Mỹ, Nhật Bản...

Theo thống kê của Chi cục kiểm lâm tỉnh Lào Cai, hiện toàn tỉnh có 11 nhà máy chưng cất tinh dầu quế; 3 hợp tác xã và 7 cơ sở thu mua vỏ quế tại các huyện trọng điểm quế. Ngoài ra còn các điểm thu mua, đại lý tại địa phương. Với số cơ sở chế biến, thu mua này, cơ bản tiêu thụ sản phẩm quế của địa phương, tuy nhiên, chưa có cơ sở chế biến sâu. Do vậy, tỉnh Lào Cai vẫn đang kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế biến sâu sản phẩm quế vào địa phương, để nâng tầm giá trị ngành hàng quế.

nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào ngành quế tỉnh Lào Cai

Các phân tích mới nhất cho thấy, trong vòng 10 năm tới, thị trường gia vị organic thế giới sẽ tăng trưởng ít nhất 4,6% mỗi năm và đạt tổng giá trị 15 tỷ USD. Riêng thị trường quế, từ nay tới 2025, trung bình tăng trưởng mỗi năm sẽ là 14%. Đây rõ ràng là cơ hội rất lớn cho Việt Nam khi quế là loại gia vị rất được yêu thích tại các nước.

Nắm bắt cơ hội này, Lào Cai phấn đấu ổn định khoảng 65.000 ha quế vào năm 2030, trong đó 1/3 diện tích được canh tác theo hướng hữu cơ. Đây là điều kiện để địa phương có thể phát triển bền vững loài cây dược liệu này.

Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

Tại Hội thảo xúc tiến đầu tư thương mại ngành hàng quế ở Lào Cai diễn ra mới đây, ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cho biết: Nhằm thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu quế, nâng cao giá trị các sản phẩm sau chế biến, UBND tỉnh đã thực hiện các chính sách của trung ương về đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản.

Đồng thời, tỉnh Lào Cai cũng đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến quế.

Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

Ông Hoàng Quốc Khánh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai chia sẻ thêm: Mục tiêu của tỉnh Lào Cai là phát triển ngành hàng quế một cách bền vững, giá trị cao; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thành chuỗi khép kín, đồng bộ; đưa sản phẩm Quế của Lào Cai trở thành hàng hóa có chất lượng đạt chuẩn đến tay người tiêu dùng; biến tiềm năng, thế mạnh về vùng nguyên liệu quế rộng lớn thành giá trị thiết thực; phát triển quế trở thành một ngành hàng mang lại kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Tỉnh Lào Cai cam kết sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trồng, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ quế theo hướng hiệu quả, bền vững.

Về phía các tổ chức nước ngoài, bà Majdie Horden - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Australia cho biết: Dự án GREAT do Australia tài trợ đã góp phần phát triển nhiều diện tích trồng quế hữu cơ trên địa bàn tỉnh Lào Cai với giá bán cao hơn 15% - 20%. Giai đoạn tới, Dự án GREAT sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao năng lực cho Hiệp hội quế, hỗ trợ quá trình sản xuất bền vững, tập trung vào các doanh nghiệp đầu chuỗi sản xuất quế; tăng cường hỗ trợ xây dựng liên kết giữa người dân và doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng tiếp cận thị trường.

Theo các chuyên gia, để ngành hàng quế phát triển bền vững, cần xác định thị trường sản phẩm, sản xuất ra các sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Có cơ chế chính sách phù hợp và làm tốt công tác truyền thông để thay đổi nhận thức của người dân.

Đồng thời cần có sự tham gia của doanh nghiệp, đây sẽ là cầu nối giữa Hợp tác xã và thị trường xuất khẩu. Đẩy mạnh hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để thúc đẩy liên kết giữa các hộ nông dân tạo vùng nguyên liệu và tạo sự liên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ. Có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích doanh nghiệp vào đầu tư.

Đặc biệt, tỉnh Lào Cai cần xây dựng chỉ dẫn địa lý cho vùng quế hữu cơ của các địa phương; đồng thời nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với các cơ sở chế biến tinh dầu, tránh sự phát triển ồ ạt dẫn đến việc cạnh tranh thu mua sản phẩm không lành mạnh.

Phương Lan - Linh Chi

Năm 2022: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thu 304 tỷ đồng từ sản phẩm quế Xã của những ngôi biệt thự nhờ phát triển cây quế hữu cơ

Phương Lan - Linh Chi

Có thể bạn quan tâm

VEAM trao tặng 25 máy cày cho hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai ở Bát Xát (Lào Cai)

VEAM trao tặng 25 máy cày cho hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai ở Bát Xát (Lào Cai)

Ngày 19/11 tại tỉnh Lào Cai, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đã trao tặng 25 máy cày đến các hộ dân ở huyện Bát Xát.
Lào Cai: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tặng bình lọc nước cho người dân huyện Bắc Hà và Bảo Yên

Lào Cai: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tặng bình lọc nước cho người dân huyện Bắc Hà và Bảo Yên

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex trao tặng 1.000 bình lọc nước tới các hộ dân trên địa bàn 2 huyện Bắc Hà, Bảo Yên thuộc tỉnh Lào Cai.
Hội chợ kinh tế, thương mại và du lịch biên giới Trung - Việt diễn ra từ ngày 26/11 đến 1/12

Hội chợ kinh tế, thương mại và du lịch biên giới Trung - Việt diễn ra từ ngày 26/11 đến 1/12

Hội chợ có chủ đề “Phát triển cùng chia sẻ - Hợp tác cùng hưởng lợi” là cơ hội để các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường.