Longform
12/06/2023 12:24
Longform | Khoa học công nghệ là nền tảng tạo đột phá cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

12/06/2023 12:24

Việc đẩy mạnh khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo theo hướng tích cực góp phần tạo thành công cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh.
Khoa học công nghệ là nền tảng tạo đột phá cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Khoa học công nghệ là nền tảng tạo đột phá cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Nhờ đẩy mạnh việc "gắn" khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo theo hướng đảm bảo đầu ra các sản phẩm, nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị đã góp phần làm nên thành công cho sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh.

Khoa công công nghệ là chìa khóa

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá về công nghệ, tích hợp và kết nối internet đang diễn ra mạnh mẽ. Đây vừa là thách thức và cũng là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung. Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững thì cần ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.

Hiện đã có rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã tại Quảng Ninh đã và đang áp dụng khoa học công nghệ trong các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, đóng gói và tiêu thụ. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, giúp nâng tầm giá trị trên thị trường và quan trọng nhất là chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Khoa học công nghệ là nền tảng tạo đột phá cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Chương trình xây dựng thương hiệu nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh được thực hiện, đến nay đã có 5 nhãn hiệu tập thể, 13 nhãn hiệu chứng nhận, 3 chỉ dẫn địa lý. Ban hành 63 quy chế quản lý cho 21/21 dự án xây dựng thương hiệu và 50 quy trình kỹ thuật, 21 bộ tiêu chuẩn chất lượng đặc thù cho 21 sản phẩm đặc sản được bảo hộ. Xây dựng và quy hoạch 17 vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa tập trung để tập hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi. Kết quả phát triển sản xuất nông nghiệp, chương trình OCOP góp phần cho ngành nông nghiệp phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng ước trên 4,5%, đạt mục tiêu đề ra.

Nền tảng để nâng cao giá trị sản phẩm

Theo lãnh đạo Sở Khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ninh: Trên cơ sở các nội dung nhiệm vụ đã được xác định, Sở đã tập trung chỉ đạo đối với các phòng, đơn vị trực thuộc tăng cường các nhiệm vụ ứng dụng khoa học công nghệ đối với các sản phẩm OCOP mà một trong các nội dung quan trọng là: Tập trung hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân về ghi nhãn hàng hóa, đăng ký mã số mã vạch, thực hiện các quy định để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hướng dẫn xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Đồng thời phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh rà soát, đánh giá các sản phẩm được cấp sao. Tổ chức chương trình cà phê công nghệ với chủ đề "Ứng dụng công nghệ nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP Quảng Ninh", trong đó có các nội dung liên quan đến công nghệ chế biến, đóng gói, bảo quản các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản; vai trò của thương mại điện tử đối với sự phát triển sản phẩm OCOP…

Khoa học công nghệ là nền tảng tạo đột phá cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Sở còn tổ chức hướng dẫn đăng ký và sử dụng mã số, mã vạch cho các cơ sở tổ chức, cá nhân có sản phẩm tham gia chương trình OCOP… Đến nay 100% sản phẩm tham gia chương trình OCOP của tỉnh được triển khai dán tem điện tử thông minh nhằm quản lý, truy xuất nguồn gốc, góp phần giúp giám sát chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn trong việc tra cứu, nhận biết thông tin, chất lượng hàng hóa.

Bên cạnh đó, giúp cơ quan quản lý Nhà nước phát hiện, kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm cảnh báo người tiêu dùng đối với sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường.

Điển hình trong thành công nhờ ứng dụng khoa học công nghệ có thể kể đến như sản phẩm Miến dong Bình Liêu - sản phẩm OCOP đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin dùng.

Vùng nguyên liệu miến dong đã được huyện Bình Liêu quy hoạch phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung với diện tích lên tới trên 200ha. Bên cạnh việc nghiên cứu, ứng dụng các giống dong riềng cho năng suất cao vào sản xuất, đồng thời quy hoạch vùng sản xuất tập trung, việc áp dụng khoa học công nghệ vào phòng chống bệnh hại cây cũng được Sở Khoa học công nghệ và địa phương hết sức chú trọng. Từ năm 2018, việc nghiên cứu giải pháp phòng, chống tổng hợp bệnh hại cây dong riềng đã được Sở Khoa học công nghệ đưa vào nhiệm vụ khoa học công nghệ của đơn vị.

Theo đó, Sở đã thực hiện nhiệm vụ đánh giá hiện trạng, xác định chính xác nguyên nhân một số bệnh hại phổ biến trên cây dong riềng hiện nay tại huyện Bình Liêu (bệnh thối thân và cháy lá); nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ phòng, chống các loại bệnh phổ biến trên cây dong riềng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và trình độ tiếp nhận của người dân tại huyện Bình Liêu; xây dựng hai mô hình áp dụng quy trình phòng, chống bệnh thối thân và bệnh cháy lá cây dong riềng tại huyện Bình Liêu; tập huấn kỹ thuật phòng, chống bệnh hại trên cây dong riềng cho cán bộ và các hộ nông dân sản xuất dong riềng trên địa bàn…

Thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ

Khoa học công nghệ là nền tảng tạo đột phá cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Được biết, Sở Công Thương, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Quảng Ninh và các địa phương triển khai nhiều chương trình kết nối tiêu thụ, tuần xúc tiến, hội chợ, triển lãm… Qua đó, giúp các chủ thể OCOP không chỉ quảng bá sản phẩm hiệu quả, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến, mà còn giúp tiêu thụ, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm,

Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, trong 6 tháng đầu năm 2023 Sở đã luôn chú trọng, quan tâm hỗ trợ các sản phẩm OCOP đạt từ 3-5 sao tham gia các hoạt động thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện tổng số sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh là 565 sản phẩm. Trong đó nhiều sản phẩm OCOP đạt chuẩn (từ 3-5 sao) được đưa lên các sàn thương mại điện tử.

Trong đó, sàn thương mại điện tử Voso có 160/334 sản phẩm đạt 60%; Sàn thương mại điện tử Postmart 108/334 sản phẩm đạt 40,4%. Riêng Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh đang giới thiệu 424/560 sản phẩm OCOP, trong đó có 190/334 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên.

Khoa học công nghệ là nền tảng tạo đột phá cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2023, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã xác nhận 7 hội chợ OCOP kết hợp thương mại, Hội chợ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại các địa phương trên địa bàn tỉnh; cung cấp thông tin 23 chương trình xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước đến Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các doanh nghiệp trong tỉnh có nhu cầu đăng ký tham gia.

Thông qua các Hội chợ, triển lãm các sản phẩm OCOP Quảng Ninh luôn nhận được sự ưu tiên tiêu dùng của khách hàng khi đến với hội chợ, đặc biệt là sản phẩm Thịt lợn Móng Cái và các sản phẩm sau chế biến từ thịt lợn Móng Cái; Hải sản các loại (Mực khô, Mực một nắng, Tôm bóc nõn, Cá chỉ vàng...); Sản phẩm chế biến từ thủy, hải sản (Ruốc cá, ruốc hàu, ruốc tôm..., nước mắm sá sùng...); Các sản phẩm từ trà hoa vàng (cây, lá, trà)… Các doanh nghiệp OCOP trong tỉnh kết nối giao thương với các đơn vị phân phối sản phẩm OCOP tại các tỉnh, thành phố trong nước để tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh.

Khoa học công nghệ là nền tảng tạo đột phá cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Từ nay đến năm 2025, cùng với tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm và ổn định về sản lượng, Quảng Ninh sẽ tiếp tục phát triển 12 sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh, 6 sản phẩm OCOP định hướng cấp quốc gia, gắn với triển khai Quyết định số 4078/QĐ-BNN-VPĐP ngày 28/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "Phê duyệt kế hoạch khung chỉ đạo điểm triển khai Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm".

Tiến Dũng - Linh Chi

Tiến Dũng - Linh Chi

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ có những chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nhằm kích thích hoạt động tiêu dùng trong nước phát triển.
Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Ngày16/12, tại Hà Nội, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh đã tổ chức Lễ xuất xưởng và gắn biển công trình 'Thiết kế, chế tạo máy biến áp 500kV - 3x300MVA'.
Hà Nội sẽ trở thành đô thị hiện đại hàng đầu châu Á vào năm 2050

Hà Nội sẽ trở thành đô thị hiện đại hàng đầu châu Á vào năm 2050

Ngày 12/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.