Longform
21/09/2020 17:35
[Longform] Hoàn thiện “lỗ hổng” pháp lý, tạo thế vững chắc cho doanh nghiệp

21/09/2020 17:35

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được đánh giá là một hiệp định thương mại toàn diện, chất lượng cao, tạo sự cân bằng về lợi ích cho doanh nghiệp cả hai phía. Tuy nhiên, để đảm bảo sự minh bạch và an toàn trong quá trình ký kết hợp tác, việc tuân thủ các quy định pháp lý là điều hết sức quan trọng. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Xuân Tiền – Trưởng văn phòng Luật sư Đồng Đội.
[Longform] Hội nhập EVFTA: Hoàn thiện “lỗ hổng” pháp lý, tạo thế vững chắc cho doanh nghiệp

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được đánh giá là một hiệp định thương mại toàn diện, chất lượng cao, tạo sự cân bằng về lợi ích cho doanh nghiệp cả hai phía. Tuy nhiên, để đảm bảo sự minh bạch và an toàn trong quá trình ký kết hợp tác, việc tuân thủ các quy định pháp lý là điều hết sức quan trọng. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Xuân Tiền – Trưởng văn phòng Luật sư Đồng Đội.

-------------

[Longform] Hội nhập EVFTA: Hoàn thiện “lỗ hổng” pháp lý, tạo thế vững chắc cho doanh nghiệp

Ông đánh giá như thế nào về vai trò của khung khổ pháp lý trong quá trình các doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác song phương thông qua EVFTA?

Hiệp định EVFTA được Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nước EU đặt rất nhiều kỳ vọng vào sự tăng trưởng thương mại song phương. Với những cam kết mạnh mẽ trong lĩnh vực mở cửa thị trường hàng hóa, EVFTA được kỳ vọng sẽ là cú huých đối với tăng trưởng kinh tế nước ta. Hiệp định EVFTA giúp kết nối Việt Nam với một không gian thị trường rộng lớn và có tiềm năng hàng đầu thế giới. Nhưng để doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng tốc trên con đường này thì hệ thống pháp luật, thể chế trong nước là điều kiện hết sức quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước.

[Longform] Hội nhập EVFTA: Hoàn thiện “lỗ hổng” pháp lý, tạo thế vững chắc cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đã hoàn tất quá trình phê chuẩn và đã chính thức có hiệu lực tại Việt Nam và Liên minh châu Âu, Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành đã gấp rút thực hiện quá trình rà soát hệ thống pháp luật trong nước hiện hành và tiến hành xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan để tạo điều kiện thực thi đầy đủ, hiệu quả các cam kết đã có trong Hiệp định EVFTA và hiện thực hóa các lợi ích được kỳ vọng từ hiệp định.

Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước hiện nay là, lộ trình triển khai và thực hiện của EVFTA được ghi nhận là ngắn hơn so với các với tổng thời gian thực thi. Trung bình sẽ được kéo dài khoảng 10 năm, trong khi thời gian mà Việt Nam thực hiện cam kết ngắn hơn chỉ trong 7 năm, trong đó, nhiều điều khoản và thỏa thuận sẽ thực hiện trong vòng 2 đến 3 năm kể từ ngày ký hiệp định. Đây là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu và đảm bảo thực hiện đúng các cam kết về chất lượng hàng hóa xuất khẩu sang EU.

Vậy ngoài việc thúc đẩy cơ hội tăng trưởng thương mại song phương giữa các nước, các doanh nghiệp Việt cần lưu ý những gì về mặt pháp lý để tránh những rủi ro trong quá trình tham gia hợp tác, thưa ông?

Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng tối đa cơ hội từ giảm thuế mang lại, song muốn vào được thị trường EU, ngoài việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng chuẩn EU, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và cập nhật chính sách mặt hàng, tìm hiểu về rào cản về kỹ thuật, xuất xứ hàng hóa, thủ tục hải quan cho đến chỉ dẫn địa lý, pháp luật thương mại, kinh tế của từng thành việc EU… nhằm tránh những rủi ro trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa…

Bên cạnh đó, “lỗ hổng” khiến các doanh nghiệp trong nước hiện vẫn loay hoay là hành lang pháp lý và hàng rào kỹ thuật còn khá mơ hồ. Nhiều doanh nghiệp mới chỉ tập trung vào sản xuất. Vấn đề đặt ra ở đây là, việc sản xuất phải gắn với quy cách, điều khoản, tiêu chí khắt khe, ràng buộc khác nhau. Do đó, Bộ Công Thương cần tăng cường những hội thảo, hội đưa ra các quy trình, quy chuẩn để các doanh nghiệp làm theo.

[Longform] Hội nhập EVFTA: Hoàn thiện “lỗ hổng” pháp lý, tạo thế vững chắc cho doanh nghiệp

Tôi lấy ví dụ, rất nhiều doanh nghiệp đã tìm đến văn phòng để nhờ tư vấn pháp luật đến các vấn đề liên quan như sau khi hàng hóa được xuất sang nước bạn, do không đúng quy trình quy chuẩn nên hàng bị trả về, hoặc lưu kho mất rất nhiều tiền bạc... Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý, cảnh tỉnh trước những vấn đề như vậy, đặc biệt cần hết sức lưu ý, chuẩn bị đầy đủ về mặt hồ sơ pháp lý, những cái gì của quốc tế đưa ra cần tuân thủ đúng.

Để giải quyết tranh chấp trong các vấn đề tương tự, đòi hỏi Việt Nam cần có những công ty pháp lý bài bản, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp cần có một bộ phận pháp chế nắm vững những vấn đề pháp lý liên quan, không được sai số, đáp ứng đúng các tiêu chí của đối tác và phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Bên cạnh nỗ lực tự vươn lên để xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam, sự hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể từ Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng biện pháp bảo vệ doanh nghiệp nội địa theo hướng lập các hàng rào kỹ thuật và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền về các quy định theo cam kết của EVFTA, xây dựng hành lang pháp lý vững vàng nhằm hạn chế những tranh chấp không đáng có, đảm bảo cán cân thương mại hài hòa, và thúc đẩy tiềm lực sản xuất của doanh nghiệp trong nước xứng đáng với hội nhập quốc tế.

[Longform] Hội nhập EVFTA: Hoàn thiện “lỗ hổng” pháp lý, tạo thế vững chắc cho doanh nghiệp

Hiện nay, số lượng các công ty luật trong nước có thể tham gia giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế với quốc tế còn rất hạn chế, ông có đánh giá như thế nào về vấn đề này? Ông có định hướng đây sẽ là lĩnh vực trở thành thế mạnh của Văn phòng luật sư Đồng Đội?

Phải nhìn nhận thực tế rằng, hiện các công ty luật trong nước còn rất thiếu và yếu trong việc tham gia tranh tụng về các vấn đề kinh tế liên quan tới hợp tác quốc tế. Do đó, khi xảy ra tranh chấp đa phần các doanh nghiệp trong nước phải thuê luật sư nước ngoài. Bên cạnh đó, một phần do năng lực, trình độ ngoại ngữ đội ngũ luật sư trong nước còn hạn chế, phần nữa do Nhà nước cũng chưa có cơ chế dài hơi để khuyến khích đội ngũ luật sư trong nước hành nghề.

Về định hướng phát triển trong tương lai, ngoài việc duy trì các thế mạnh của văn phòng như về hình sự, dân sự, thu hồi nợ, với bề dày kinh nghiệm hoạt động pháp luật hơn 10 năm qua cùng đội ngũ cộng sự năng động, giàu năng lực sáng tạo, trong thời gian sắp tới, Văn phòng luật sư Đồng Đội sẽ tổ chức và thực hiện nhiều hoạt động đổi mới nhằm duy trì, phát triển và luôn mang tới khách hàng các dịch vụ pháp lý chất lượng.

[Longform] Hội nhập EVFTA: Hoàn thiện “lỗ hổng” pháp lý, tạo thế vững chắc cho doanh nghiệp

Định hướng của Văn phòng Đồng đội là tập trung vào đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ, không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có trình độ ngoại ngữ, có sự năng động, tích cực, chủ động và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, văn phòng sẽ tiếp tục mở rộng lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ pháp luật sáng nhiều lĩnh vực mới như đầu tư, kinh doanh nước ngoài; tham gia ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với các tập đoàn, các công ty nước ngoài.

[Longform] Hội nhập EVFTA: Hoàn thiện “lỗ hổng” pháp lý, tạo thế vững chắc cho doanh nghiệp

Từ những kinh nghiệm có sẵn trong quá trình tham gia giải quyết nhiều vụ án, vụ việc phức tạp cho nhiều tổ chức và Tập đoàn lớn như tư vấn pháp lý, tham gia tranh tụng tại các cấp tòa án cho Ngân hàng Agribank; Ngân Hàng Seabank; tham gia đàm phán với các Tập đoàn, Công ty lớn như Tập đoàn Tuần Châu, Tập đoàn than khoáng sản, Tập đoàn Vingroup… Thời gian tới, chúng tôi sẽ mở thêm các chi nhánh văn phòng tại nhiều địa phương, nhằm hỗ trợ thêm cho những địa phương còn nhiều khó khăn, và tương lai, chúng tôi dự định sẽ xây dựng văn phòng luật tại nước ngoài nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực thi các cam kết song phương với đa quốc gia.

Xin cảm ơn ông!

---------

Bài: Đỗ Nga
Đồ họa: Trang Anh

Trang Thu - Nga Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Hiện có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU. Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU.
Hiệp định EVFTA giúp nâng tầm quan hệ thương mại Việt Nam - Latvia

Hiệp định EVFTA giúp nâng tầm quan hệ thương mại Việt Nam - Latvia

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Latvia đã tăng khoảng 33% vào năm 2023, nếu so sánh với năm 2020 là năm bắt đầu thực thi Hiệp định EVFTA.
Dự báo 3 cú sốc ảnh hưởng nền kinh tế châu Âu trong tương lai

Dự báo 3 cú sốc ảnh hưởng nền kinh tế châu Âu trong tương lai

Các chuyên gia cho rằng, chỉ có mở rộng thị trường và tăng cường hợp tác, mới có thể giúp nền kinh tế châu Âu tránh biến động trong tương lai.