Longform
17/04/2024 20:50
Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng

17/04/2024 20:50

Nhờ tận dụng bán hàng đa nền tảng, có doanh nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã thu về hơn 500 triệu chỉ trong 30 phút livestream.
Tiếp sức cho doanh nghiệp miền núi Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt 2.400 đơn, thu về 500 triệu đồng
Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng

Ông Nguyễn Khánh Toàn, Phụ trách quan hệ Chính phủ Công ty Tiktok Việt Nam, cho biết hai tuần trước tại Lào Cai, Tiktok phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đào tạo bán hàng trực tuyến cho 150 doanh nghiệp của 14 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng

Ngoài ra, tại một số buổi đào tạo ở các tỉnh, ban tổ chức có mời những người nổi tiếng tham gia livestream và đem về hiệu ứng tích cực. Chẳng hạn, bạn Hồi ức 1997 ở Bắc Giang bán mỳ chũ và chè lam có những phiên thu được 500 triệu hay Thảo Mola bán hàng nông sản (rau củ quả tươi ở Lâm Đồng) thu về 4-5 tỷ/năm.

Ông Toàn cho biết thêm, từ năm 2019, TikTok mở văn phòng đại diện và công ty tại Việt Nam, thể hiện cam kết tuân thủ luật pháp Việt Nam, định hướng phát triển bền vững với nền kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, một ngày TikTok có khoảng 60 triệu người dùng nên việc bán hàng trên nền tảng TikTok sẽ mang lại doanh thu và tăng độ phủ thương hiệu, nhiều người biết đến các sản phẩm của vùng.

Không chỉ được bán trên TikTok, các sản phẩm trung du và miền núi phía Bắc cũng được bán trên sản thương mại điện tử Alibaba tại Việt Nam và gặt hái được những thành công nhất định. Theo bà Nguyễn Thị Phương Uyên, Giám đốc Marketing sàn thương mại điện tử Alibaba tại Việt Nam, thương mại nội địa được bảo đảm đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Trong giai đoạn 2021 - 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng đạt mức tăng bình quân 15,6%/năm, đứng thứ 4 cả nước).

Trong khi đó, hệ thống chợ truyền thống giảm dần 0,2%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020, đến năm 2022 tỷ lệ này giảm là 1,8%. Các hình thức phân phối hàng hóa hiện đại bắt đầu phát triển. Hệ thống siêu thị tăng bình quân 6,6%/năm giai đoạn 2011 - 2020, đến năm 2022 có 85 siêu thị trong vùng; hệ thống trung tâm thương mại tăng bình quân 12,4%/năm giai đoạn 2011 - 2020, đến năm 2022 có 29 trung tâm thương mại trong vùng; hệ thống thương mại điện tử tăng bình quân 22,4%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020, đến năm 2021 có 11.050 thương nhân có giao dịch thương mại điện tử trong vùng.

Từ khi Alibaba vào Việt Nam, tập đoàn hỗ trợ khoảng 2000 doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với các sản phẩm ở hơn 40 ngành hàng lớn, có cơ hội kinh doanh tốt trên các sàn, có sự tăng trưởng cao năm 2024. Trong đó, 6 nhóm hàng được ưu tiên là nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống, nội thất, quà tặng và hàng thủ công, quần áo và phụ kiện, thiết bị và vật tư y tế.

Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng
Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng
Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng

Có thể thấy, sự bùng nổ trong việc bán hàng trên các nền tảng xã hội, sàn thương mại điện tử, hình thức mua sắm trực tuyến phần nào thay thế hình thức mua sắm trực tiếp và đem lại nguồn doanh thu "khủng" trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để đẩy mạnh hoạt động này không thể thiếu các kế hoạch cùng những đề xuất cụ thể. Đại diện các nền tảng TikTok và Alibaba cho biết sẽ tiếp tục đề các kế hoạch và hy vọng hợp tác cùng Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên nền tảng số.

Ông Toàn cho biết, trong năm nay, TikTok triển khai 6 chương trình tập huấn tại các vùng bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Bên cạnh đó, có các chuyên gia chuyên gia TikTok, nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng chia sẻ về cách làm nội dung, cách quay video, học livestream bán hàng, học về vận hành...

Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng

Đồng thời, Tiktok muốn xây dựng mô hình xúc tiến thương mại trên nền tảng số, hỗ trợ các địa phương bằng cam kết về nguồn lực, traffic (lượng truy cập), voucher (trợ giá mua hàng), mời miễn phí những người nổi tiếng giúp truyền cảm hứng... và hứa hẹn mỗi tỉnh thành sẽ hình thành 1 doanh nghiệp, kiếm về 1 tỷ/tháng.

Về phía Alibaba, đơn vị này cho hay sẽ đồng hành cùng Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức chương trình tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số. Từ 2021, đồng hành trên hơn 40 các khóa đào tạo về chuyển đổi số, ghi nhận hơn 2000 học viên mỗi năm, thành công nâng cao kỹ năng, hỗ trợ các hợp tác xã, kinh tế tập thể tại các địa phương.

Ngoài ra, Alibaba cũng cập nhật các khuynh hướng, xu hướng thương mại điện tử quan trọng cũng như chia sẻ các cơ hội phát triển kinh doanh thông qua nền tảng thương mại điện tử dành riêng cho doanh nghiệp B2B.

Không những vậy, Alibaba xây dựng chương trình Gian hàng quốc gia Việt Nam. Là không gian hàng hóa Made-in-VietNam trên Albaba.com, tập hợp sản phẩm và doanh nghiệp tiêu biểu tham gia thương mại điện tử B2B toàn cầu, có vai trò then chốt giúp thúc đẩy sản phẩm, thương hiệu Việt Nam ra thị trường thế giới và đẩy mạnh giao thương giữa nhà mua hàng quốc tế và nhà bán hàng Việt Nam.

Sự phát triển của đa dạng các nền tảng thương mại điện tử trong nước và quốc tế cũng đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc vốn eo hẹp về kinh phí xúc tiến thương mại trực tiếp tại nước ngoài, nay có thể tận dụng được các nền tảng này để quảng bá hàng hoá đi tới nhiều thị trường xa hơn.

Trong khuôn khổ Hội nghị, bàn luận về giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh việc bán các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc trên các nền tảng số, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, tiếp tục tăng cường nghiên cứu, triển khai các phương thức xúc tiến thương mại trên môi trường số mới; chia sẻ kinh nghiệm tổ chức các hoạt động chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại và đưa các mô hình này lan tỏa tới nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trên cả nước nhằm giúp doanh nghiệp thuộc Vùng Trung du và miền núi phía Bắc thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên môi trường số, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp địa phương đã được tham gia vào các khóa đào tạo, tập huấn hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu, hướng dẫn cách thức tiếp cận và ứng dụng thương mại điện tử trong xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp, triển khai trực tiếp trên địa bàn vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng hướng tới hỗ trợ đào tạo, tập huấn các doanh nghiệp, hợp tác xã còn nhiều khó khăn tiếp cận với bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử, hình thức bán hàng trực tuyến livestream, giúp doanh nghiệp ứng dụng công nghệ công tin, tăng năng lực cạnh tranh của mình.

Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng

Thực hiện: Thanh Thúy - JK

Thanh Thúy - JK

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm

Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm ''cầu nối'' thu hút đầu tư

Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, nhiều địa phương hướng đến xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại và đầy đủ chức năng.
Livestream đưa hàng Việt đến tận tay người lao động tại khu công nghiệp

Livestream đưa hàng Việt đến tận tay người lao động tại khu công nghiệp

Hoạt động bán hàng livestream khu công nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội sẽ góp phần giúp người lao động tiếp cận hàng Việt và hàng xuất khẩu chất lượng.