Longform
13/09/2023 18:43
Longform | Bài 2: Hiệu quả từ những tòa nhà Xanh ở Hà Nội

13/09/2023 18:43

Xu hướng giảm thiểu carbon thông qua xây dựng các tòa nhà Xanh ngày càng phổ biến, nhất là đối với TP.Hà Nội trong lộ trình xây dựng đô thị xanh, sạch.
Longform | Bài 2: Hiệu quả từ những tòa nhà Xanh ở Hà Nội

Xu hướng giảm thiểu carbon thông qua xây dựng các tòa nhà xanh ngày càng phổ biến, nhất là đối với TP.Hà Nội trong lộ trình xây dựng đô thị xanh, sạch.

---------

Longform | Bài 2: Hiệu quả từ những tòa nhà Xanh ở Hà Nội

Năm 2023 là năm thứ 7 Hà Nội triển khai chương trình Năng lượng xanh, thông qua chương trình không chỉ thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp tham gia mà nhiều công trình xây dựng cũng đã tham gia với nhiều giải pháp về công nghệ, quản lý, thiết kế qua đó góp phần vào xây dựng một thủ đô Xanh, sạch và hiện đại.

Để duy trì thành công chương trình, Hà Nội đã thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành phố Hà Nội, qua đó nhằm nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo và triển khai các chương trình tiết kiệm năng lượng của thủ đô. Đặc biệt Hà Nội đã kịp thời ban hành Bộ Tiêu chí sử dụng Năng lượng xanh, qua đó để các tổ chức, doanh nghiệp, chủ đầu tư soi chiếu vào trong quá trình thực hiện đầu tư, cải tạo công trình.

Bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, Hà Nội đã xây dựng Bộ Tiêu chí sử dụng Năng lượng Xanh và đăng tải thông tin về Bộ tiêu chí cũng như các chương trình đánh giá, công nhận danh hiệu trên Website của Sở Công Thương. Cùng với đó, Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội là đơn vị trực tiếp triển khai các nhiệm vụ phổ biến, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật… đến các đơn vị, doanh nghiêp trên địa bàn thành phố.

Longform | Bài 2: Hiệu quả từ những tòa nhà Xanh ở Hà Nội

Nhờ đó, trong những năm qua Hà Nội được biết đến là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước có mức tiết kiệm năng lượng cao nhất. Nhiều tòa nhà, khách sạn, công trình xây dựng đã đạt danh hiệu Năng lượng Xanh, Tòa nhà Xanh

Đặc biệt, Chương trình vinh danh cơ sở, công trình Năng lượng xanh được UBND thành phố Hà Nội tổ chức hàng năm và trở thành hoạt động thường niên. Chỉ tính riêng năm 2021 Hà Nội đã vinh danh 16 công trình đạt chứng nhận Năng lượng Xanh, năm 2022 là 13 cơ sở, công trình xây dựng đạt Năng lượng xanh…

Thông qua chương trình, nhiều tòa nhà, công trình xanh đã được vinh danh và được biết đến là những đơn vị tiên phong trong tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính như: Tòa nhà Xanh của Liên hợp quốc tại Hà Nội, Novotel Thái Hà, khách sạn JW Marriott Hà Nội, Toà nhà Corner Stone Building,

Longform | Bài 2: Hiệu quả từ những tòa nhà Xanh ở Hà Nội

Longform | Bài 2: Hiệu quả từ những tòa nhà Xanh ở Hà Nội

Tại khách sạn Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake (khách sạn Dolce Hanoi Golden Lake) tọa lạc tại Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội là một trong những tòa nhà đang áp dụng nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Phạm Đăng Dung - Kỹ sư trưởng khách sạn Dolce Hanoi Golden Lake cho biết: Khách sạn được thiết kế với 100% các phòng đều hướng ra cảnh quan bên ngoài, đảm bảo tỷ lệ tiếp cận với ánh sáng và thông gió tự nhiên. Để giảm hấp thụ nhiệt hiệu quả nhất, tường bao quanh được xây sử dụng gạch rỗng không nung với hệ số truyền nhiệt thấp, giúp khách sạn hạn chế được năng lượng thất thoát khi vận hành hệ thống điều hòa không khí để bù lại tải nhiệt của bức xạ mặt trời tác động vào tường bao quanh.

Bên cạnh khâu thiết kế thì việc đầu tư trang thiết bị tiết kiệm năng lượng cũng được chủ đầu tư chú trọng. Cụ thể, các thiết bị được sử dụng trong tòa nhà như: điều hòa cục bộ, màn hình LCD hoặc laptop, máy in, đèn LED… đều là thiết bị được dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương.

Longform | Bài 2: Hiệu quả từ những tòa nhà Xanh ở Hà Nội

Bằng những nỗ lực trong công tác tiết kiệm năng lượng, khách sạn Dolce Hanoi Golden Lake đã đạt giải Ba hạng mục công trình xây mới thuộc Giải thưởng "Hiệu quả năng lượng trong các công trình xây dựng năm 2022" do Bộ Công Thương và Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức. Đồng thời, khách sạn cũng đạt danh hiệu công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh TP. Hà Nội năm 2022.

Còn tại khách sạn JW Marriott Hà Nội, doanh nghiệp này đã tiết kiệm năng lượng đạt tỷ lệ 7,8%/ năm. Để có được kết quả này, doanh nghiệp đã đẩy mạnh triển khai các biện pháp như: Cải tạo hệ thống giáp thải nhiệt từ hệ kín sang hệ hở giúp tiết kiệm 1.440.000 kWh/năm, tương đương 3 tỷ đồng/ năm; Lắp bơm nhiệt, thay thế một phần lò đun nước nóng giúp tiết kiệm 150.000 lít dầu/năm, tương đương 2 tỷ đồng/năm; Giải pháp tái sử dụng nước thải sau xử lý cho tháp nhiệt và một phần hệ thống tưới, tiết kiệm 34.000 m3 nước/năm, tương đương 750 triệu đồng/năm; Thay thế đèn led chiếu sáng giúp tiết kiệm 194.00 kWh/năm, tương đương 400 triệu đồng.

Longform | Bài 2: Hiệu quả từ những tòa nhà Xanh ở Hà Nội

Trong khi đó, toà nhà Corner Stone Building (Phan Chu Trinh – Hà Nội), không chỉ là một biểu tượng của thiết kế hiện đại và đẹp mắt, mà còn là một mô hình cho sự phát triển bền vững. Tòa nhà được thiết kế với mục đích tiết kiệm năng lượng, với hệ thống điều hòa khí thải thấp, hệ thống chiếu sáng hiệu quả và hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà để tiết kiệm chi phí điện.

Ông Lê Sơn Tùng – Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH VIBank – NGT (đơn vị quản lý Toà nhà Corner Stone Building), cho biết: Toà nhà Corner Stone Building là cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, do vậy ngoài việc thực thi kiểm toán năng lượng 3 năm/lần theo quy định của Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tòa nhà cũng đã đầu tư trang bị hệ thống BMS quản lý các hệ thống cơ bản của tòa nhà. Tòa nhà xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001, qua đó giúp Tòa nhà tiết kiệm được 42.433 kWh tương đương với số tiền tiết kiệm được 133.733.000 đồng, chi phí đầu tư 150 triệu đồng.

Ông Lê Sơn Tùng chia sẻ: Nhận thấy việc sử dụng đèn compact và đèn huỳnh quang là loại chưa tiết kiệm điện, Ban Quản lý năng lượng và các cán bộ kỹ thuật đã đề xuất và thay thế các loại đèn trên sang sử dụng bóng đèn LED tiết kiệm điện. Đồng thời để tối ưu hóa việc thông gió tại các tầng hầm, tòa nhà đã lắp cảm biến CO để điều khiển quạt hút gió tầng hầm. Các PAU điều khiển bằng biến tần thông qua tín hiệu CO2 để điều chỉnh không khí tươi cấp vào trong phòng. Đồng thời, các bơm nước lạnh có lắp biến tần để điều khiển lưu lượng nước theo nhu cầu phụ.

Longform | Bài 2: Hiệu quả từ những tòa nhà Xanh ở Hà Nội

Hệ thống chiếu sáng tại tòa nhà được bật tắt bằng công tắc bố trí trên tường tại từng khu vực chiếu sáng, ngoài ra hệ thống BMS của tòa nhà cũng có thể điều khiển bật tắt các thiết bị chiếu sáng một cách tự động từ xa linh hoạt.

Kết quả kiểm toán năng lượng năm 2022 của tòa nhà được Sở Công Thương Hà Nội thực hiện cho thấy, thông qua các giải pháp, tòa nhà đã tiết kiệm được 309.203 kWh/năm tương đương với số tiền tiết kiệm được gần 815 triệu đồng.

Đặc biệt tại Tòa nhà Xanh của Liên Hợp quốc tại Hà Nội, tòa nhà được thiết kế với mục tiêu ứng phó với những thách thức môi trường mà Việt Nam đang phải đối mặt và giảm lượng khí thải các-bon và là biểu tượng của việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Ngoài ra, nhân viên Liên Hợp quốc làm việc ở đây cũng thực hiện các hành vi Xanh bằng cách giảm in ấn, thay thế các sản phẩm nhựa và sử dụng giao thông công cộng.

Tính năng bền vững của tòa nhà gồm có mái xanh, cảnh quan sân vườn ít yêu cầu tưới tiêu, sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước, các thiết bị chiếu sáng và điều hòa không khí có hiệu năng cao, sử dụng vật liệu có nồng độ VOC thấp, tận dụng và tái sử dụng các vật liệu tái chế và 400 tấm quang điện cung cấp khoảng 10% tổng nhu cầu năng lượng.

Ông Lưu Minh Đức - Cán bộ Quản lý cơ sở hạ tầng- Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết: “Trong mục tiêu phát triển bền vững, Liên Hợp Quốc đã không ngừng cải tiến tòa nhà của mình đảm bảo các yếu tố xanh được thể hiện nhiều nhất, giải pháp xanh của Liên Hợp Quốc có 2 yếu tố gồm yếu tố về kỹ thuật hạ tầng và yếu tố con người”.

Longform | Bài 2: Hiệu quả từ những tòa nhà Xanh ở Hà Nội

Theo đó, yếu tố kỹ thuật là các giải pháp, công nghệ tiên tiến nhất để làm giảm tiêu thụ năng lượng xuống với các công nghệ phổ biến hiện nay như invester, lắp các tấm pin năng lượng mặt trời, hệ thống quản lý năng lượng thông minh BMS được kết nối với toàn bộ hệ thống năng lượng trong tòa nhà.

Chúng tôi thiết kế tòa nhà đảm bảo tất cả các khu vực làm việc đều được thông gió và có ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, vào các ngày cuối tuần, ngày lễ, ngày nghỉ thì phần năng lượng mặt trời tạo ra sẽ đưa lên đưa lên điện lưới của thành phố Hà Nội góp phần giảm tải về nguồn cung điện cho Hà Nội”, ông Lưu Minh Đức chia sẻ.

Bên cạnh năng lượng thì Liên Hợp Quốc còn quan tâm đến cả vấn đề sử dụng nước, thu nước mưa và xử lý tái sử dụng nước. Đặc biệt toàn bộ nước thải được tái chế, tái sử dụng cho khu vực vườn của tòa nhà, nhờ đó đã giảm sử dụng nước và không phải sử dụng năng lượng để phục vụ máy bơm. Rác thải được tái chế trên 50% tránh đưa rác ra môi trường, rác hữu cơ được tái chế làm phân hữu cơ sử dụng cho vườn của tòa nhà.

Theo đánh giá của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam với các giải pháp kỹ thuật và quản lý nội vi cho thấy, tiết kiệm năng lượng được 28,8%; Mức sử dụng nước giảm 44%; Tái sử dụng kết cấu có sẵn lên đến 94%; Tỷ lệ diện tích mái xanh đạt 35%; Diện tích cảnh quan hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt lên đến 77%; Pin quang điện sản xuất được 110.000kwh/năm.

Tháng 5/2017, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam đã chính thức trao Chứng nhận công trình xanh LOTUS Bạch kim (hạng cao nhất) cho Tòa nhà của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Tiếp đó, tháng 9/2018, tại Giải thưởng Công trình Xanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương do Hội đồng Công trình xanh Thế giới tổ chức, tòa nhà đã được tặng Giải thưởng Lãnh đạo trong Thiết kế và vận hành bền vững, hạng mục trụ sở của tổ chức.

Tháng 12/2021, tòa nhà đã tiếp tục được trao Giải nhì Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong các công trình xây dựng năm 2021 (thuộc hệ thống Giải thưởng Hiệu quả năng lượng) do Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam tổ chức.

--------

*Theo dõi tiếp bài Giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng: Hiệu quả từ những Tòa nhà Xanh - Bài 1: Tòa nhà xanh: Yếu tố cần thiết cho tăng trưởng xanh

*Theo dõi tiếp bài Giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng: Hiệu quả từ những Tòa nhà Xanh - Bài cuối: Đồng bộ giải pháp để phát triển thị trường công trình xanh

Longform | Bài 2: Hiệu quả từ những tòa nhà Xanh ở Hà Nội

Thực hiện: Nhóm Phóng viên

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Sôi động thị trường thiết bị làm mát đầu hè tại Hà Nội

Sôi động thị trường thiết bị làm mát đầu hè tại Hà Nội

Thời tiết chuyển mùa, nắng nóng đã xuất hiện. Người tiêu dùng Hà Nội bắt đầu tìm đến cửa hàng điện máy khiến thị trường mặt hàng này dần sôi động.
Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập

Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập

Không chỉ nổi tiếng với nghề làm hương hơn 1 thế kỷ, làng hương Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa, Hà Nội) nay đã có chỗ đứng trong bản đồ du lịch.