Longform
07/09/2024 17:09
Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

07/09/2024 17:09

Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Kạn đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế nông thôn khi các sản phẩm thế mạnh được tiêu thụ tốt.
Bắc Kạn: Rộng cửa chào đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước Bắc Kạn: Đa dạng kênh xúc tiến thương mại cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi
Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Kạn đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế nông thôn khi hàng loạt các sản phẩm thế mạnh được tiêu thụ hiệu quả cả trong và ngoài nước.

Xúc tiến thương mại là giải pháp quan trọng

Ông Đinh Lâm Sáng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn - cho biết, thời gian qua, trên cơ sở những chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh, Sở Công Thương Bắc Kạn đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến vấn đề xúc tiến thương mại theo chuỗi những mặt hàng đã đạt chứng nhận là sản phẩm OCOP và các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh.

Đơn cử, mới đây, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hoá ẩm thực 6 tỉnh phía Bắc năm 2024. Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc năm 2024 là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV - Bắc Kạn năm 2024, gắn với một số hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày giải phóng tỉnh Bắc Kạn (24/9/1949 - 24/9/2024).

Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc năm 2024 tại thành phố Bắc Kạn là nơi nhân dân và du khách có thể trải nghiệm, tận hưởng các phong vị ẩm thực mang đậm bản sắc vùng miền nổi tiếng, lựa chọn những sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng, có thể mạnh của các tỉnh đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở công nghiệp nông thôn, cơ sở sản xuất, kinh doanh 6 tỉnh Việt Bắc gặp gỡ, trao đổi, giao lưu, học học, chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin thị trường. Qua sự kiện này, đã có nhiều sản phẩm tiêu biểu của Bắc Kạn được quảng bá đến người tiêu dùng, tìm được đầu ra ổn định.

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Đây là một trong những sự kiện được tỉnh Bắc Kạn triển khai hiệu quả và mang lại thành công trong thời gian qua. Ông Đinh Lâm Sáng cho biết, trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, việc xúc tiến thương mại của Sở Công Thương Bắc Kạn đã làm khá tốt. Qua đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hợp tác xã, các chủ thể đã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, các sản phẩm tiêu biểu địa phương... được tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp thông qua kết nối của ngành Công Thương giữa tỉnh này với tỉnh kia để họ tìm hiểu và trao đổi những sản phẩm hàng hóa. Từ đó, kết nối với nhau trong việc tiêu thụ các mặt hàng.

Là một trong những HTX tiêu biểu của huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn, HTX Yến Dương (xã Yến Dương, huyện Ba Bể) đã cùng bà con nông dân nâng tầm quả bí xanh của địa phương trở thành sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh. Bà Ma Thị Ninh - Giám đốc HTX Yến Dương cho biết: “Niềm vui càng nhân lên khi sản phẩm bí xanh thơm của HTX đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực hồi tháng 5/2023, trùng với thời điểm vào vụ thu hoạch bí xanh thơm năm nay, nhờ đó đơn vị đã ký kết được nhiều đơn hàng, trong đó có những đơn hàng đối tác đến từ Thành phố Hồ Chí Minh…”.

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Từ bước đệm đầu tiên đó, đến nay, sản phẩm bí xanh thơm Ba Bể của tỉnh có mặt tại hầu hết các hệ thống phân phối như Co.opmart, Winmart, Lotte mart… và nhận được sự đón nhận tích cực của người tiêu dùng.

Bên cạnh tiêu thụ trong nước, hiện sản phảm miến dong của HTX Tài Hoan (huyện Na Rì) đã được xuất khẩu sang Cộng hòa Séc, rượu me lá Thanh Tâm (huyện Chợ Đồn) xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, Bắc Kạn đã tích cực thúc đẩy thương mại điện tử. Toàn bộ các sản phẩm nông sản thế mạnh, sản phẩm OCOP đều được đưa lên các sàn thương mại điện tử, mang lại hiệu quả cao. Từ đó, nhiều người dân vùng cao có cơ hội được tiếp xúc với chuyển đổi số và marketing. Ban đầu họ còn bỡ ngỡ, nhưng nhờ sự chịu khó học hỏi, các sản phẩm của các HTX này đều đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử lớn. Nhờ đó, mỗi lao động có thu nhập ổn định từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Chị Lý Thị Quyên, một thành viên hợp tác xã tại xã Vi Hương, huyện Bạch Thông cho biết: "Trước khi ứng dụng công nghệ số, các sản phẩm của chúng tôi chỉ được tiêu thụ trong tỉnh hoặc một vài tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Hà Nội. Sau khi ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, các sản phẩm đã được lan tỏa trên cả nước và thậm chí xuất khẩu".

hiệu quả từ các Điểm bán hàng OCOP

Song song với hoạt động xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Bắc Kạn còn chú trọng xây dựng các Điểm bán hàng OCOP. Ông Đinh Lâm Sáng nói, việc xây dựng những điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP không chỉ mang lại lợi ích cho một địa phương mà mang lại lợi ích đa tỉnh. Nguyên nhân là bởi Điểm bán sản phẩm OCOP ở một địa phương không chỉ giúp tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn đó mà còn hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh bạn. Điều này cũng giúp người tiêu dùng có được nguồn sản phẩm mình có nhu cầu.

“Ví dụ như miền núi thì cần hàng của miền xuôi, miền nông thôn thì cần hàng hóa ngoài đô thị… Đặc biệt ở địa phương miền núi như chúng tôi rất cần những món hàng là sản phẩm OCOP của miền biển như Hải Phòng, Quảng Ninh… Điểm bán hàng OCOP có thể giải quyết được các nhu cầu này” – ông Đinh Lâm Sáng chia sẻ.

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Thực tế cho thấy, các điểm bán hàng OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã và đang mang lại hiệu quả tích cực. Đơn cử, nhằm hỗ trợ đồng bào tiêu thụ nông sản, vừa qua, Sở Công thương Bắc Kạn đã hỗ trợ huyện Pác Nặm xây dựng 01 điểm mua bán hàng hóa, sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùng của miền núi, vùng sâu, vùng xa năm 2023 (Mô hình thương mại hai chiều).

Với điều kiện đáp ứng gần khu vực đông dân cư, các cơ quan, trường học, chợ xã nên vị trí giao thông thuận lợi, diện tích mặt bằng khoảng 80m2, mô hình đang mở cửa bán hàng tạp hóa và khoảng 10 sản phẩm OCOP… Hộ kinh doanh Nguyễn Đình Cường, địa chỉ tại thôn Nà Lẹng, xã Bộc Bố được lựa chọn làm điểm thực hiện mô hình.

Sau thời gian vận hành, ông Nguyễn Đình Cường, chủ hộ kinh doanh cho biết: “Hiện, cửa hàng đang giới thiệu và bày bán các mặt hàng là sản phẩm OCOP của tỉnh và huyện như: Trà hoa vàng, trà bí đao, bún, miến, rượu men lá... Đồng thời bày bán sản phẩm của một số địa phương. Cửa hàng cam kết sẽ đem đến cho bà con các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác nên thu hút rất đông người tiêu dùng trong tỉnh và khách du lịch”.

Đến nay, Sở Công Thương Bắc Kạn đã hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã hình thành 18 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Các mô hình điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP hoạt động rất hiệu quả.

Các sản phẩm trưng bày tại điểm bán đều có bao bì, nhãn mác, chứng nhận đầy đủ. Việc trưng bày sản phẩm tại các điểm khá đều, đẹp mắt, không chỉ thích hợp để mua sử dụng hằng ngày mà còn có thể mua làm quà. Từ đó, người tiêu dùng có niềm tin với sản phẩm và lựa chọn các Điểm bán hàng OCOP là nơi dừng chân thường xuyên để mua sắm.

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Nâng cao năng lực tiêu thụ nông sản địa phương

Bên cạnh những hiệu quả đã đạt được, ông Đinh Lâm Sáng cũng bày tỏ, hiện nay, dịch vụ logistics là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phục vụ cho việc giao thương, giới thiệu hàng hóa và xúc tiến thương mại.

Song hàng hóa của Việt Nam trong thời điểm hiện nay, đặc biệt là hàng hoá của các địa phương miền núi như Bắc Kạn thường là hàng hóa chế biến thô hoặc nông sản yêu cầu phải có sự bảo quản cũng như vận chuyển rất khắt khe. Dịch vụ logistics hiện là điểm yếu và các địa phương chưa thể đáp ứng được. Do đó, mấu chốt trong tiêu thụ hàng hoá, đặc biệt là hàng nông sản của các địa phương miền núi, trong đó có Bắc Kạn chính là giải “bài toán” logistics.

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Bên cạnh đó, cần đầu tư một số thiết bị máy móc để bảo quản hàng hóa được lâu dài hơn.

Thêm nữa là nguồn lực. Nguồn lực ở các địa phương miền xuôi hay những thành phố lớn đã khó, khu vực miền núi còn khó hơn. Chính vì vậy, lãnh đạo UBND tỉnh cũng chỉ đạo cho các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành Công Thương làm thế nào liên hệ với Bộ để tổ chức tập huấn, trang bị những kiến thức căn bản nhất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã để họ thay đổi về suy nghĩ, thay đổi về tổ chức thực hiện và quan trọng là áp dụng những bài học thành công của nhau để cùng thực hiện.

Ngoài ra, đối với các địa phương miền núi, hiện điểm yếu nằm ở chỗ năng lực tài chính của các chủ thể, doanh nghiệp địa phương. Do đó, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã rất cần các cơ chế tài chính, cụ thể là vay vốn lãi suất ưu đãi để phục vụ sản xuất, kinh doanh và thương mại hoá sản phẩm. Tại Bắc Kạn, lãnh đạo UBND, Sở Công Thương thường mời các chủ thể, doanh nghiệp cùng đến tham dự các buổi làm việc và tiếp xúc trực tiếp, từ đó lắng nghe trực tiếp doanh nghiệp cần những gì, cần vốn như thế nào, từ đó thì ngân hàng sẽ có động thái gì để cho giúp cho doanh nghiệp. Đặc biệt là khi đến mùa vụ thu hoạch nông sản cần phải sử dụng thêm nhiều nguồn vốn.

Đối với kiến thức sản xuất, xúc tiến thương mại, bán hàng, thông qua các cuộc tập huấn, Sở Công Thương cũng mời các chuyên gia ở Bộ Công Thương đến truyền đạt kinh nghiệm, trên cơ sở vừa là hướng dẫn các giải pháp xúc tiến thương mại truyền thống, vừa “cầm tay, chỉ việc” trong sử dụng những thiết bị hiện đại như máy vi tính, điện thoại để xúc tiến thương mại trên môi trường online.

Đây là một trong những điều không thể không làm bởi vì đây là xu thế chung, “cuộc chơi” chung của thị trường, là kinh doanh thương mại ở cả phương thức truyền thống và thương mại điện tử.

Phương Lan

Đồ họa: Ngọc Lan

Bảo Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Xuất cấp hơn 619 tấn gạo hỗ trợ 3 địa phương bị ảnh hưởng bão số 3

Xuất cấp hơn 619 tấn gạo hỗ trợ 3 địa phương bị ảnh hưởng bão số 3

Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 619,86 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để cứu đói cho người dân 3 địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 năm 2024.
Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm tại Lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (huyện Mộc Châu).